Tin sáng 2/4: Trẻ 5-11 tuổi khỏi COVID-19 sau bao lâu thì được tiêm vaccine?; F0 không khai báo y tế vẫn 'ép' bác sĩ cấp giấy xác nhận
GiadinhNet - Trẻ em 5- 11 tuổi cần tiêm ở thời điểm 3 tháng sau khi mắc COVID-19, đồng thời đảm bảo an toàn là trên hết tại chiến dịch tiêm chủng. Nhiều trường hợp khi nhiễm COVID-19 không chủ động khai báo đến khi khỏi bệnh cần xác nhận đã đến trạm y tế 'đòi' bác sĩ phải cấp giấy xác nhận F0.
Trẻ 5-11 tuổi khỏi COVID-19 sau bao lâu thì được tiêm vaccine?
Theo GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), trẻ em trong lứa tuổi 5-11 mắc COVID-19 thường bị nhẹ nên miễn dịch chưa đầy đủ. Kể cả ở người lớn, miễn dịch tự nhiên của COVID-19 không chuẩn hóa bằng miễn dịch của vaccine.
"Vì vậy, tiêm vaccine cho người từng mắc COVID-19 là cần thiết. Trẻ em 5-11 tuổi cần tiêm ở thời điểm 3 tháng sau khi mắc COVID-19, đồng thời đảm bảo an toàn là trên hết tại chiến dịch tiêm chủng", GS Lân nói.
Về vấn đề tiêm trộn các loại vaccine với nhau khi tiêm cho trẻ 5-11 tuổi, tại Hội thảo tập huấn tiêm chủng vaccine COVID-19 cho trẻ chiều 31/3, PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương khẳng định: "Chỉ tiêm một loại vaccine duy nhất cho 2 mũi tiêm chứ không tiêm trộn".
Bà Hồng cũng chia sẻ, theo kinh nghiệm từ quốc tế và các đồng nghiệp thì những phản ứng bất thường, trầm trọng sau tiêm ở lứa tuổi 5-11 sẽ ít gặp hơn so với trẻ từ 12 tuổi trở lên. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai tiêm chủng, các địa phương không vì thế mà chủ quan, cần đặc biệt theo dõi sức khỏe của trẻ 3 ngày đầu sau tiêm. Thời gian này, trẻ phải luôn có người bên cạnh theo dõi, hỗ trợ 24/24 để đảm bảo sức khỏe.
F0 không khai báo y tế vẫn 'ép' bác sĩ cấp giấy xác nhận
Việc khai báo F0 được thực hiện trực tuyến đã mang lại tiện ích, giảm phiền phức cho cả người bệnh và nhân viên y tế. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều trường hợp khi nhiễm COVID-19 không chủ động khai báo đến khi khỏi bệnh cần xác nhận đã đến trạm y tế 'đòi' bác sĩ phải cấp giấy xác nhận F0.
Thực tế trên đang xảy ra trên địa bàn TPHCM, y bác sĩ tại các trạm y tế khi làm nhiệm vụ xác nhận F0 và cấp giấy hoàn thành thời gian cách ly đã bị nhiều người dân chưa khai báo F0 khi nhiễm bệnh đến gây áp lực yêu cầu cung cấp giấy xác nhận F0.
Cụ thể, tại Trạm Y tế phường 5, Quận 8, BS Lê Thanh Tuấn – Trưởng trạm cho biết: "Nhiều người dân đã đến ép chúng tôi phải cấp giấy xác nhận hoàn thành thời gian cách ly y tế sau khi mắc COVID-19. Tuy nhiên, khi kiểm tra trên hệ thống thì họ không có tên trong danh sách khai báo F0 nên chúng tôi không có cơ sở để cấp giấy xác nhận đã hoàn thành thời gian cách ly y tế".
Theo phân tích của BS Thanh Tuấn, việc khai báo F0 khi nhiễm bệnh và tiếp nhận giấy xác nhận F0 đã hoàn thành thời gian cách ly y tế có liên quan trực tiếp đến quyền lợi được hưởng bảo hiểm xã hội của người lao động và là cơ sở để người lao động, học sinh, sinh viên trở lại với công việc và học tập. Tất cả thủ tục khai báo và xác nhận đều có phần mềm quản lý chặt chẽ từ Sở Y tế. Nếu cung cấp giấy xác nhận hoàn thành thời gian cách ly cho người chưa khai báo F0 thì chính nhân viên y tế sẽ vi phạm quy định.
Hiện nay, Sở Y tế TPHCM đang triển khai thí điểm chuyển đổi số trong quản lý F0 tại nhà trên địa bàn (tại địa chỉ https://khaibaof0.tphcm.gov.vn). BS Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế cho biết, sau 20 ngày triển khai, đến ngày 31/3 đã có 84.799 lượt F0 khai báo. Từ thông tin khai báo, trực tuyến của F0 các trạm y tế đã tiếp nhận thông tin khai báo, đánh giá, sàng lọc và đã xác nhận 61.406 trường hợp là F0 có đầy đủ thông tin được khai báo theo yêu cầu.
Phân tích thời gian khai báo của F0 cho thấy hầu hết đã khai báo trong 48 giờ đầu, tuy nhiên còn khoảng 15% F0 khai báo ở ngày thứ tư hoặc ngày thứ năm. Để phát hiện sớm và kịp thời hỗ trợ cho nhóm F0 có nguy cơ đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các trạm y tế trong giải quyết hồ sơ trực tuyến, sắp tới Sở Y tế sẽ tham mưu Ban Chỉ đạo Thành phố rút ngắn thời gian khai báo F0 xuống còn 48 giờ đầu.
Ngành y tế TPHCM đang đẩy nhanh tiến độ đăng ký chữ ký số cho các trạm y tế, UBND phường, xã để thuận lợi hơn trong cấp chứng nhận trực tuyến cho người F0 đã hoàn thành thời gian cách ly tại nhà.
Hà Nội: Dịch COVID-19 đã hạ nhiệt, dịch vụ karaoke, massage… vẫn im lìm
Đến nay, số ca mắc tại Hà Nội đang có dấu hiệu giảm dần theo từng ngày thì các dịch vụ này vẫn chưa được mở lại. "Án binh bất động" gần 1 năm, nhiều quán karaoke đang đứng trước nguy cơ phá sản.
Lau chùi, quét dọn thường xuyên nhưng quán vẫn đầy bụi. Dù đóng cửa nghỉ dịch nhưng vẫn phải duy trì nhân viên trông coi, tu sửa, bởi trước đó chủ cơ sở đã chi hàng tỷ đồng đầu tư. Thay vì tạm dừng hoạt động, có cơ sở đành phải chuyển đổi sang hình thức kinh doanh kết hợp, tận dụng tầng 1 để bán café, vừa làm vừa nghe ngóng tình hình.
Dọc các tuyến đường Nguyễn Khang, Chùa Láng, nhiều cơ sở kinh doanh karaoke, masage đã phải đóng cửa, giải thể. Gần 1 năm đóng cửa để phòng chống dịch COVID-19, hơn 1.000 cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke ở Hà Nội lâm vào cảnh "chết lâm sàng". Trong khi đó, các dịch vụ như cắt tóc, gội đầu, ăn uống… đã được mở lại khiến các chủ cơ sở kinh doanh karaoke thêm sốt ruột.
Hà Nội: Dịch COVID-19 đã hạ nhiệt, dịch vụ karaoke, massage… vẫn im lìm - Ảnh 2.
Lý giải về việc chưa thể mở cửa tất cả các hoạt động trở lại, đại diện Trung tâm kiểm soát bệnh tật cho rằng cần thận trọng trong kiểm soát dịch.
Được đánh giá là đã qua đỉnh dịch và tiêm phủ vaccine mũi 2, các chuyên gia cho rằng đã đến lúc xem xét để nới lỏng một số hoạt động dịch vụ để thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
Mẹ mắc COVID-19 khi cho con bú nên lưu ý điều này
Nhóm trẻ từ 5-11 tuổi nào cần trì hoãn tiêm vaccine COVID-19?
Tại Hội nghị tập huấn tiêm chủng vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi do Bộ Y tế tổ chức chiều 31/3, TS.BS Lê Kiến Ngãi, Bệnh Viện Nhi Trung ương đã đưa ra hướng dẫn cụ thể cho các địa phương về trường hợp trẻ chống chỉ định tiêm chủng, cần trì hoãn, thận trọng khi tiêm.
Theo đó, nhóm trẻ từ 5-11 tuổi chống chỉ định tiêm chủng là nhóm có tiền sử phản vệ với vắc xin COVID-19 lần trước hoặc các thành phần của vắc xin. Hiện có 2 loại vaccine COVID-19 đã được Bộ Y tế đồng ý đưa vào tiêm là vaccine Pfizer (cho trẻ từ 5-11 tuổi) và vaccine Moderna (cho nhóm từ 6-11 tuổi).
"Cần nghiên cứu kỹ các thành phần của vắc xin để nếu phát hiện trẻ có tiền sử phản vệ với bất cứ thành phần nào thì phải xếp vào nhóm chống chỉ định tiêm", TS Ngãi thông tin.
Đối tượng cần trì hoãn tiêm chủng là nhóm trẻ đang có bệnh cấp tính, mạn tính tiển triển hoặc các vấn đề khác phải trì hoãn.
"Cụ thể, trẻ có bệnh mạn tính hoặc các bệnh cấp tính tiến triển như đang có sốt, đang có tình trạng nhiễm trùng; trong đợt điều trị của bệnh mạn tính như đang hóa trị ung thư,… thì cần trì hoãn cho đến khi kết thúc tình trạng bệnh cấp tính, mạn tính, hoặc kết thúc đợt điều trị của bệnh mạn tính" TS Ngãi cho hay.
Chăm trẻ F0, bố mẹ cần đặc biệt chú ý chỉ số này
Sau khi mắc COVID-19, bé N.T.A., 54 tháng tuổi, xuất hiện các triệu chứng như ho, thở khò khè nên được đưa vào Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội) để điều trị. Qua thăm khám, các bác sĩ Khoa Nhi, Bệnh viện Thanh Nhàn xác định bệnh nhi bị viêm phổi và được chỉ định điều trị theo phác đồ chữa viêm phổi do COVID-19 của Bộ Y tế. Qua 10 ngày điều trị, sức khỏe của A. đã dần ổn định trở lại.
Một trường hợp khác là bé gái 5 tháng tuổi P.N.A.N. nhập viện do sốt cao liên tục, kèm theo tiêu chảy cấp gây mất nước sau khi mắc Covid-19. Sau một tuần điều trị, bệnh nhi này đã qua giai đoạn nguy hiểm và ổn định sức khỏe.
Đây là 2 trường hợp trẻ F0 điển hình đang điều trị tại Khoa Nhi, Bệnh viện Thanh Nhàn. Theo BS Vũ Thị Mai - Khoa Nhi, thời gian vừa qua, trung bình mỗi ngày khoa tiếp nhận 2 - 3 bệnh nhi F0 mức độ từ trung bình trở lên. Lứa tuổi nhập viện nhiều nhất là từ sơ sinh đến 5 tuổi, trong đó chiếm phần lớn là bệnh nhân sơ sinh.
"Các bé sơ sinh F0 thường được bố mẹ đưa vào viện sau khi phát hiện SpO2 dưới 95% và có hiện tượng khò khè nhiều", BS Mai cho hay.
Vì trẻ em chưa thể mô tả các triệu chứng bệnh như người lớn, do đó, BS Mai khuyến cáo các gia đình khi điều trị trẻ em F0 cần đặc biệt chú ý đến việc theo dõi chỉ số SpO2.
BS Mai chia sẻ: "Quan trọng hàng đầu là theo dõi chỉ số SpO2 mỗi ngày 2 lần. Khi trẻ có SpO2 cần phải đưa đi khám ngay".
Bên cạnh chỉ số SpO2, theo BS Mai, khi trẻ F0 xuất hiện những triệu chứng như li bì, bỏ bú, sốt cao liên tục, mệt mỏi các vị phụ huynh tuyệt đối không được chủ quan mà cần đưa trẻ đến cơ sở y tế. Tại đây, các bác sĩ sẽ khám để phân tầng cho các bé. Tùy theo tình trạng bệnh mà bệnh nhi có thể tiếp tục về điều trị tại nhà hoặc cho nhập viện.
Co giật do sốt cao là tình trạng mà các bậc phụ huynh rất lo ngại khi chăm trẻ F0. Chị V.T.D.T., 30 tuổi (Hà Nội) có con 2 tuổi mắc COVID-19. Liên tục 2 ngày đầu sau khi phát hiện dương tính SARS-CoV-2, con chị T. có triệu chứng sốt. Tuy nhiên, thân nhiệt của bé chỉ duy trì ở mức 38 độ C nên chị T. không cho con sử dụng thuốc hạ sốt. Buổi sáng ngày thứ 3 mắc bệnh, con chị T. bất ngờ sốt cao dẫn đến co giật phải nhập viện.
"Sau khi kiểm tra thân nhiệt cho cháu vào buổi sáng vẫn 38 độ C, tôi đi làm việc nhà thì chỉ 30 phút sau con bắt đầu co giật, lúc này sờ trán cháu thấy rất nóng", chị T. chia sẻ.
Với trường hợp trẻ sốt cao bị co giật tại nhà, BS Mai khuyến cáo, bố mẹ cần bình tĩnh và xử trí bằng cách cởi bớt quần áo để trẻ thông thoáng, cho trẻ nằm nghiêng và dùng thuốc hạ sốt đặt hậu môn. Liều lượng của thuốc dựa theo cân nặng của trẻ. Sau đó, bố mẹ cần kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện để các bác sĩ xử trí.
"Với trẻ F0 điều trị tại nhà khi sốt trên 38,5 độ C, các vị phụ huynh nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, với trường hợp trẻ có tiền sử co giật, nên cho uống thuốc hạ sốt khi thân nhiệt trên 38 độ C", BS Mai phân tích.
Hải Phòng dừng hoạt động trạm y tế lưu động
Sáng 1/4, UBND TP Hải Phòng cho biết, dịch COVID-19 tại thành phố đã đạt đỉnh điểm vào cuối tháng 2/2022, số ca mắc mới đang có xu hướng đi ngang và giảm dần.
Để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, không lãng phí nguồn lực, tài chính nhưng vẫn đảm bảo công tác thu dung, điều trị người bệnh, UBND TP Hải Phòng chỉ đạo dừng hoạt động các trạm y tế lưu động trong trường hợp có dưới 50 F0 đang điều trị tại nhà trên địa bàn xã/phường/thị trấn.
UBND TP Hải Phòng giao UBND các quận, huyện rà soát lại hồ sơ, số lượng F0 đang điều trị. Các đơn vị bàn giao hồ sơ, bệnh án, thuốc và trang thiết bị... của trạm y tế lưu động cho các trạm y tế và trung tâm y tế trên địa bàn để đảm bảo tiếp tục phục vụ cho công tác quản lý, theo dõi F0 tại nhà, công tác thanh tra, kiểm tra và quyết toán khi cần thiết.
Tiêm vaccine cho trẻ 5-11 tuổi có ảnh hưởng đến sức khỏe không
Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: UBND tỉnh gửi 'tối hậu thư' đến nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1
Thời sự - 2 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn đã ra văn bản chỉ đạo nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 trong sự việc, xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
Hai phi công vụ rơi máy bay ở Bình Định được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc
Thời sự - 6 giờ trướcGĐXH - Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Thượng tá Nguyễn Hồng Quân (2 phi công trong vụ rơi máy bay ở Bình Định) được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì có thành tính xuất sắc trong nhiệm vụ huấn luyện bay.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 10 giờ trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường
Thời sự - 14 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.
Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương
Thời sự - 15 giờ trướcHàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.
Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - Sau phản ánh của chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức Khỏe và Đời sống), UBND quận Nam Từ Liêm cho biết sẽ chỉ đạo Công an Quận, Đội thanh tra GTVT thường xuyên kiểm tra, xử lý nếu phát sinh việc dừng đỗ, thu tiền trông giữ phương tiện trái phép tại ngõ 8 đường Tôn Thất Thuyết, thuộc phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm.
Xác định danh tính hai nạn nhân mất tích vụ xe chở rác rơi xuống sông
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - Lực lượng chức năng đã xác định được danh tính 2 nạn nhân mất tích trong vụ xe chở rác húc văng thành rơi xuống sông Hữu Trạch (Thừa Thiên Huế) vào sáng 21/11.
Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nhiệt độ Thủ đô hạ thấp nhất bao nhiêu độ khi đón không khí lạnh?
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết Hà Nội 3 ngày tới, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường lệch Đông nên thời tiết Thủ đô duy trì đêm và sáng trời lạnh, ngày nắng hanh. Mức nhiệt thấp nhất từ 21-23 độ.
Hiện trường lặn tìm 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - Lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai tìm kiếm 2 người mất tích do xe rác rơi xuống sông.
Gió mùa Đông Bắc liên tiếp dồn xuống, miền Bắc sắp rét đậm, rét hại?
Thời sựGĐXH – Theo dự báo thời tiết, vào ngày 25 và 27/11, bộ phận không khí lạnh được tăng cường trở lại ảnh hưởng đến nhiều nơi ở miền Bắc.