Tin sáng 1/4: Vì sao Hà Nội vẫn "kiên quyết" chưa mở lại karaoke, massage…?; các triệu chứng COVID-19 đáng báo động nhưng ít được quan tâm
GiadinhNet - Dù không công bố cấp độ dịch đối với 579 xã, phường; "mở toang" các hoạt động, dịch vụ và khẳng định "đã kiểm soát được dịch" nhưng Hà Nội vẫn chưa cho karaoke, spa, massage… hoạt động trở lại; Hiện tại, các triệu chứng phổ biến của COVID-19 đã trở nên quen thuộc - nhưng có một số dấu hiệu đáng báo động không được chú ý đúng mức.

Hà Nội: Xem xét tổ chức bán trú cho học sinh từ lớp 7-12

Ảnh minh họa (Nguồn: TTXVN)
Sở GD-ĐT Hà Nội đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ tình hình dịch COVID-19 tại địa phương, trên cơ sở kế hoạch tổ chức và nhu cầu hoạt động bán trú của các trường, các cơ sở giáo dục, xem xét và quyết định cho phép các trường, các cơ sở giáo dục trên địa bàn được tổ chức hoạt động bán trú khi học sinh các khối lớp 7, 8, 9, 10, 11 và 12 khi học trực tiếp.
Các trường, các cơ sở giáo dục căn cứ vào tình hình và điều kiện của từng đơn vị xây dựng phương án tổ chức hoạt động bán trú khi học sinh đi học trực tiếp để đáp ứng nhu cầu tổ chức các hoạt động giáo dục của đơn vị và nguyện vọng của phụ huynh học sinh, chủ động báo cáo và xin ý kiến phê duyệt của UBND các quận, huyện, thị xã.
Sở lưu ý việc tổ chức hoạt động bán trú phải thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, đồng thuận của cha mẹ học sinh. Các trường, cơ sở giáo dục phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của ngành Y tế và ngành Giáo dục; trong đó bảo đảm theo nguyên tắc hạn chế giao lưu, tiếp xúc giữa các học sinh trong cùng lớp và giữa các lớp.
Các trường ưu tiên tổ chức ăn, ngủ, nghỉ tại ngay tại lớp học; giãn cách tối đa theo điều kiện của từng lớp. Học sinh ăn theo suất ăn riêng, không dùng chung các đồ dùng cá nhân, rửa tay với nước sạch, xà phòng trước và sau khi ăn. Nhà trường phải vệ sinh, khử khuẩn nhà ăn sau mỗi lượt tổ chức cho học sinh ăn (nếu tổ chức ăn ở nhà ăn chung của trường), đồng thời bảo đảm an toàn thực phẩm theo đúng quy định.
Vì sao Hà Nội vẫn "kiên quyết" chưa mở lại karaoke, massage…?

Dù không công bố cấp độ dịch và "mở toang" các hoạt động, dịch vụ nhưng Hà Nội vẫn chưa cho karaoke, spa, massage… hoạt động trở lại (Ảnh: Nguyễn Trường).
Ba tuần vừa qua, Hà Nội không thông báo cấp độ dịch đối với 579 xã, phường, thị trấn. Trước đó, cấp độ dịch bệnh là "kim chỉ nam" để chính quyền sở tại căn cứ điều chỉnh các biện pháp hành chính; mở lại hoặc hạn chế các hoạt động, dịch vụ.
Khi thành phố không còn "tô màu" xanh-vàng-cam-đỏ, một lãnh đạo UBND quận Tây Hồ (Hà Nội) cho biết, quận đã căn cứ vào số lượng ca F0 mới ghi nhận trong ngày; không đánh giá các tiêu chí khác nữa.
"Bây giờ, việc thực hiện điều chỉnh các biện pháp hành chính đơn giản hơn. Các hoạt động, dịch vụ hầu hết đã mở lại, hoạt động bình thường đi kèm các biện pháp phòng, chống dịch" - vị lãnh đạo này cho hay.
Một cán bộ quận nội thành cho biết, khi thành phố không công bố cấp độ dịch thì địa phương cũng không ban hành văn bản điều chỉnh các biện pháp hành chính. "Cách làm mới này thuận lợi, linh hoạt hơn và dù mở hết các hoạt động, dịch vụ (trừ dịch vụ karaoke, massage, spa…) thì số ca mắc mới vẫn có chiều hướng giảm sâu trong thời gian vừa qua" - vị cán bộ này nói.
Trong bối cảnh thành phố không công bố cấp độ dịch đối với đơn vị hành chính cấp xã phường, một vị cán bộ ở địa phương khác thổ lộ, quận này đã phải "nói khéo" khi nhận được ý kiến từ người dân về việc sẽ mở lại quán karaoke, spa… trên địa bàn. Bởi lẽ, Phòng Tư pháp quận sẽ gặp lúng túng nếu chủ cơ sở tự ý mở cửa khi thành phố chưa cho phép vì không có căn cứ để xử phạt.
"Vì vậy, cơ quan chức năng chỉ biết "khuyên", thành phố chưa có chỉ đạo cụ thể về lĩnh vực này nên mong nhân dân bình tĩnh, tiếp tục chờ thêm một thời gian nữa. Khi có chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể thì người dân sẽ yên tâm kinh doanh hơn" - vị cán bộ này thông tin thêm.
Trước tâm tư của cán bộ địa phương về việc khó xử phạt chủ cơ sở các ngành dịch vụ tự ý mở cửa khi thành phố chưa cho phép, PV Dân trí đã liên hệ qua điện thoại với ông Ngô Anh Tuấn - Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội.
Nhận được câu hỏi, ông Tuấn hướng dẫn PV hãy liên hệ bà Trần Thị Nhị Hà - Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, để có câu trả lời.
Trở lại vấn đề Hà Nội dừng công bố cấp độ dịch bệnh và mọi hoạt động, dịch vụ vẫn có thể hoạt động bình thường, bác sĩ Trần Văn Phúc (công tác tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội) nhìn nhận đối với mỗi biến chủng, mỗi bối cảnh sẽ cần biện pháp phòng, chống dịch tương xứng.
Trước đó, khi chủng Delta xuất hiện trên địa bàn thành phố, việc "dán nhãn" xanh-vàng-cam-đỏ đã giúp Hà Nội "an toàn" với số ca mắc thấp, số lượng bệnh nhân nặng và bệnh nhân tử vong "chấp nhận được".
Tuy nhiên, khi Hà Nội bị tấn công bởi biến thể Omicron và biến thể Omicron "tàng hình" (có sức lây nhiễm gấp nhiều lần so với biến thể Delta) thì việc phân vùng cấp độ dịch đã không còn phù hợp.
"Do vậy, thành phố đã chuyển trạng thái chống dịch từ việc theo yếu tố nguy cơ sang hình thức đề cao biện pháp phòng vệ cá nhân. Ở quy mô toàn thành phố thì khống chế số ca nặng, số ca tử vong. Do không phải phân vùng theo màu nữa nên các hoạt động trở lại gần như bình thường" - bác sĩ Phúc lý giải.
Mới đây, khi được PV liên hệ hỏi về việc thành phố có ý định khi nào sẽ cho mở lại các dịch vụ karaoke, spa, massage… một cán bộ có trách nhiệm đang công tác tại UBND TP Hà Nội cho hay, vấn đề này "đang được họp bàn"; khi nào có kết luận cụ thể sẽ thông tin lại với PV.
Nhìn nhận về vấn đề này, bác sĩ Trần Văn Phúc cho rằng, nếu thành phố mở cửa các ngành dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao trong bối cảnh vẫn ghi nhận gần 10.000 F0 mỗi ngày thì số ca mắc sẽ lập tức tăng lên.
"Chúng ta hãy hình dung, khi quá đông người bị nhiễm thì cả một xã hội sẽ "ốm yếu", trở thành một "xã hội mắc bệnh". Về lâu về dài, điều này không tốt cho cộng đồng. Thành phố đang lo lắng về mặt sức khỏe của người dân còn trong điều kiện hiện tại, Hà Nội hoàn toàn không gặp áp lực về mặt y tế" - ông Phúc nhận định.
Tiếp tục phân tích, bác sĩ Phúc cho hay, biến thể Omicron "tàng hình" có khả năng lẩn tránh các miễn dịch của các biến thể về trước đó (biến thể Alpha, Delta, Omicron BA.1). Một người đã tiêm chủng mũi 3, mũi 4 vẫn có thể nhiễm biến thể "tàng hình". Nếu tái nhiễm nhiều lần trong thời gian ngắn thì sức khỏe của mọi người sẽ ảnh hưởng.
Vì vậy, muốn thoát ra khỏi dịch bệnh thì phải giảm hệ số lây nhiễm thật thấp. Để làm được điều này, chúng ta phải chấp nhận đánh đổi một vài loại hình dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao để khi đảm bảo được "an toàn về hệ số lây nhiễm" thì mới mở cửa trở lại.
Tuy nhiên, nếu thành phố cứ cấm mãi cũng ảnh hưởng đến kinh tế, đến hoạt động kinh doanh của nhiều người dân. Đồng thời, giới trẻ, người có nhu cầu không có chỗ vui chơi, giải trí. Hậu quả là chúng ta bị căng thẳng về mặt xã hội và tâm lý, từ đó sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống.
"Chính vì thế, tôi cũng có kiến nghị khi số F0 giảm còn vài nghìn ca/ngày thì lãnh đạo thành phố, lãnh đạo ngành y tế sớm xem xét mở lại các dịch vụ karaoke, spa, massage… Không nên dừng quá dài. Hãy nhìn TPHCM, địa phương này đã mở lâu rồi và đang rất an toàn. Lần lượt, các tỉnh khác cũng mở rồi thì Hà Nội cũng không nên quá rụt rè. Chúng ta phải mạnh dạn và có các quyết định mang tính đột phá hơn nữa thì mới không ảnh hưởng đến dòng chảy của xã hội" - bác sĩ Phúc nêu quan điểm.
Các triệu chứng COVID-19 đáng báo động nhưng ít được quan tâm

Covid-19 có tác động lâu dài tới bệnh nhân thừa cân
Hiện tại, các triệu chứng phổ biến của COVID-19 đã trở nên quen thuộc - nhưng có một số dấu hiệu đáng báo động không được chú ý đúng mức.
Rối loạn cương dương
Ngày càng có nhiều nghiên cứu về mối liên hệ giữa COVID-19 với chứng rối loạn cương dương. Một phân tích cho thấy những người đàn ông nhiễm virus SARS-CoV-2 có nguy cơ bị tình trạng trên cao gấp 3 lần so với những người không mắc bệnh.
Bác sĩ Joseph Katz cho biết: "Virus SARS-CoV-2 liên kết với nhiều thụ thể có trên dương vật. Có bằng chứng cho thấy virus có thể làm giảm lượng testosterone - hormone sinh dục nam. Điều đó có nguy cơ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng hơn".
Vấn đề kéo dài ở hệ tiêu hóa
Các bác sĩ cho biết, một số người phải đối mặt với các vấn đề về đường tiêu hóa trong vài tháng, thậm chí dù chỉ là các ca Covid-19 biểu hiện nhẹ. "Bạn có thể chán ăn do bất ổn ở đường tiêu hóa và các vấn đề về ruột như tiêu chảy", bác sĩ Devang Sanghavi giải thích.
Tính cách thay đổi, dễ nóng giận
Các chuyên gia đang cảnh báo về những thay đổi tính cách nghiêm trọng của những người nhiễm COVID-19. Tiến sĩ Adam Kaplin chia sẻ: "Khi về nhà, họ cáu kỉnh, không giống như bình thường. Họ không hiểu tại sao không quay trở lại như trước đây".
"Đó không phải là vấn đề của virus SARS-CoV-2. Đó là rắc rối do phản ứng miễn dịch đối với virus gây ra. Nhưng tôi muốn nói, đó không phải là điểm yếu của cá nhân, có lý do sinh học giải thích cho điều này".
Béo phì
COVID-19 tác động trực tiếp đến các tế bào mỡ, nên có những tác động lâu dài đối với những người thừa cân, béo phì. Nghiên cứu ghi nhận béo phì có liên quan trực tiếp đến các biến chứng COVID-19. Bác sĩ Ali Aminian, Trung tâm Y tế Cleveland (Mỹ) cho biết: "Theo hiểu biết của chúng tôi, những bệnh nhân béo phì trung bình đến nặng có nguy cơ phát triển các biến chứng lâu dài của Covid-19 sau giai đoạn cấp tính".
IQ thấp hơn đáng kể
Ngày càng có nhiều bằng chứng xác nhận COVID-19 có khả năng khiến chỉ số thông minh IQ giảm xuống đáng kể. Phó giáo sư Adam Hampshire, Đại học Hoàng gia London (Anh) đánh giá: "Chúng ta cần phải cẩn thận vì có vẻ như virus có thể ảnh hưởng đến nhận thức. Chúng ta không hiểu đầy đủ về cách thức, lý do, thời gian tác động kéo dài bao lâu, nhưng chúng ta cần khẩn trương tìm hiểu. Trong thời gian chờ đợi, hãy tiêm phòng, đừng chấp nhận rủi ro không cần thiết".
Gần 85.000 F0 TP HCM khai báo online
Tỷ lệ khai báo F0 trực tuyến thành công tại TP HCM tính đến ngày 31/3 đạt 72%, cao gấp 3,5 đến 7 lần so với lúc mới triển khai, theo Sở Y tế.
Sở Y tế TP HCM cho biết sau 20 ngày triển khai thí điểm chuyển đổi số trong quản lý F0 tại nhà trên địa bàn, đã có 84.799 lượt F0 khai báo trực tuyến. Qua sàng lọc, các trạm y tế xác nhận 61.406 F0 khi họ khai đầy đủ thông tin theo yêu cầu, tỷ lệ 72%. Trong đó, hơn 1.200 người thuộc nhóm nguy cơ cao (trên 65 tuổi và có bệnh nền), hơn 12.700 người có triệu chứng nghi nặng (cảm giác mệt, khó thở, đau tức ngực) đã được trạm y tế tiếp cận, điều trị kịp thời sau khi được hệ thống cảnh báo nhắc qua tin nhắn.
TP HCM thử nghiệm ứng dụng khai báo trực tuyến từ ngày 11/3. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho F0 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ nhưng chưa có thói quen khai báo trực tuyến, thành phố cho phép họ khai báo trong vòng 5 ngày (kể từ ngày có kết quả xét nghiệm dương tính). Tuy nhiên thống kê cho thấy 75% khai báo trong 48 giờ đầu, còn lại khai báo vào ngày thứ 3, 4, 5. Do đó, Sở Y tế dự kiến rút ngắn thời gian khai báo xuống còn 48 giờ để người thuộc nhóm nguy cơ được tiếp cận y tế kịp thời, trạm y tế cũng thuận lợi hơn khi giải quyết hồ sơ trực tuyến.
Trường học ở TP.HCM chuẩn bị tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi

Sau nhóm 12-17 tuổi, trẻ 5-11 tuổi sẽ được tiêm vaccine COVID-19 từ tuần thứ 2 của tháng 4.
Ởtrường Tiểu học Bàu Sen (quận 5, TP.HCM), tỷ lệ phụ huynh đồng ý cho con tiêm vaccine COVID-19 được ghi nhận là dưới 60%. Ông Nguyễn Trung Hải - Hiệu trưởng nhà trường, thông tin những phụ huynh còn lại không đồng ý do trẻ mắc bệnh nền hoặc là F0 đã điều trị khỏi bệnh.
"Nhà trường thực hiện tiêm vaccine COVID-19 theo nguyên tắc tự nguyện. Tuy nhiên, các giáo viên vẫn đang thuyết phục những phụ huynh chưa đồng ý tiêm chủng cho con. Chúng tôi hy vọng phụ huynh sẽ đồng ý hết. Đối với những trẻ không tiêm vaccine, trường vẫn cho phép đi học bình thường", ông Hải nói.
Trong công tác lấy ý kiến phụ huynh, trường Tiểu học Tuệ Đức thu được kết quả trên 50% không đồng ý cho trẻ tiêm vaccine COVID-19. Nguyên nhân chủ yếu là lo sợ tác dụng phụ của vaccine đối với trẻ em.
"Trường học là nơi trung gian thực hiện việc đăng ký tiêm chủng COVID-19 của trẻ 5-11 tuổi. Vì vậy, với những thắc mắc về tác dụng phụ khi trẻ tiêm vaccine, nhà trường không có thẩm quyền và năng lực chuyên môn y tế để trả lời", bà Anh Thư - Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Tuệ Đức nói.
Bên cạnh đó, bà Thư cũng cho biết trường cập nhật thông tin học sinh tiêm vaccine chậm trễ hơn dự kiến vì nhiều phụ huynh không có thời gian đi nhận mã định danh cho con.
Dịch "hạ nhiệt", Hà Nội còn bao nhiêu F0 nặng, nguy kịch?

Cụ thể, theo số liệu từ Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, cập nhật đến 30/3, Hà Nội có 200.830 bệnh nhân điều trị tại nhà, 156 bệnh nhân đang điều trị tại khu cách ly, 1.285 bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện.
Trong số các bệnh nhân đang điều trị có 904 F0 ở mức độ trung bình, 222 ca nặng, nguy kịch. Trong số các ca nặng nguy kịch có 194 ca phải thở oxy mask, gọng kính; 3 ca phải thở oxy dòng cao HFNC; 8 ca thở máy không xâm lấn; 17 ca phải thở máy xâm lấn.
Số bệnh nhân COVID-19 tử vong ghi nhận tại Hà Nội từ khi dịch bùng phát đến nay là 1.378 ca.
Số F0 phải nhập viện và F0 nặng, nguy kịch tại Hà Nội đang giảm dần trong thời gian gần đây. Hiện tỷ lệ bệnh nhân COVID-19 diễn biến nặng, nguy kịch tại Hà Nội chỉ khoảng 0,1%.
Do số ca mắc F0 trên thực tế vẫn cao, Sở Y tế đề nghị các địa phương tập trung vào các mục tiêu cốt lõi của hoạt động phòng, chống dịch như kiểm soát chuyển tầng, tỷ lệ tử vong, chuyển nặng; đảm bảo số mắc không vượt quá năng lực tiếp nhận của hệ thống; đồng thời, chủ động thích ứng linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
Tiêm vaccine cho trẻ 5-11 tuổi có ảnh hưởng đến sức khỏe không

Hàng chục triệu người dân miền Bắc hứng chịu kiểu thời tiết khó chịu kéo dài hết tuần
Thời sự - 2 giờ trướcGĐXH - Theo dự báo thời tiết, do ảnh hưởng của hiệu ứng phơn khô nóng Bắc Bộ và Trung Bộ nắng nóng kéo dài đết hết tuần. Mức nhiệt cao nhất từ 35-37 độ.

Bí thư Thành ủy Hà Nội: Sẽ giảm 60-70% số xã/phường, có thể 3-4 xã/phường nhập thành một
Thời sự - 11 giờ trướcTrao đổi với cử tri, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài cho biết, Hà Nội có 526 xã, phường, thị trấn, tới đây sẽ giảm từ 60-70%, có thể 3-4 xã/ phường/ thị trấn nhập thành một…

Danh sách 21 loại thuốc giả, có loại gắn mác nước ngoài vừa bị công an triệt phá
Thời sự - 12 giờ trướcCông an tỉnh Thanh Hóa vừa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc, bắt giữ 14 đối tượng về tội "Sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh".

Sập nhà xưởng khiến 3 người tử vong ở Bình Dương: Thi công không phép
Thời sự - 18 giờ trướcThông tin ban đầu, khu vực nhà xưởng các công nhân thi công cải tạo và xảy ra sự cố khiến 3 người tử vong chưa được cơ quan chức năng cấp phép.

Vừa sập sàn công trình đang thi công ở Bình Dương, ít nhất 3 người tử vong
Thời sự - 21 giờ trướcHiện trường vụ tai nạn lao động ở Bình Dương đang được cơ quan chức năng phong tỏa để tiến hành công tác tìm kiếm cứu nạn và xác định số lượng nạn nhân

Khối không khí lạnh tăng cường sắp tràn về, Hà Nội và miền Bắc có rét?
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - Theo dự báo thời tiết, đến cuối tháng 4, khả năng miền Bắc còn đón 1-2 đợt không khí lạnh. Tuy nhiên, các đợt không khí lạnh này thường có cường độ yếu, chỉ gây lạnh về đêm và sáng.

Tin sáng 17/4: Dự báo về đợt nắng nóng diện rộng 10 ngày tới; tài khoản ngân hàng 3 năm không sử dụng bỗng dưng nhận hơn 400 triệu đồng
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - Dự báo trong đợt nắng nóng diện rộng, ở Bắc Bộ (trong đó có Thủ đô Hà Nội), nhiệt độ cao nhất trong ngày từ 35-37 độ, có nơi trên 38 độ; 3 nặm không sử dụng tài khoản ngân hàng nên anh Hòa không biết đã nhận được số tiền do người khác chuyển đến...

Phát hiện 2 hài cốt liệt sĩ cùng kẹp tóc, ví nữ trong hốc đá
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - Tại hiện trường tìm thấy 2 hài cốt liệt sĩ, lực lượng chức năng còn phát hiện di vật như kẹp tóc, ví nữ, dây lưng…

Gió mùa Đông Bắc lại sắp đổ bộ miền Bắc sau đợt nắng nóng như ‘đổ lửa’?
Thời sự - 2 ngày trướcGĐXH - Theo dự báo thời tiết, miền Bắc chuẩn bị bước vào đợt nắng nóng diện rộng đầu tiên trong năm 2025, mức nhiệt tăng cao có nơi trên 37 độ. Dự báo khả năng miền Bắc còn đón 1-2 đợt không khí lạnh từ nay đến cuối tháng 4.

Hà Nội công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ sông Đuống khiến lán tạm, xe cải tiến của nhà dân sạt xuống sông
Thời sự - 2 ngày trướcGĐXH - UBND Thành phố Hà Nội vừa có Quyết định về việc công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ sông Đuống, đoạn K0+000 đê hữu Đuống, thuộc địa bàn tổ 38, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên.

Khối không khí lạnh tăng cường sắp tràn về, Hà Nội và miền Bắc có rét?
Thời sựGĐXH - Theo dự báo thời tiết, đến cuối tháng 4, khả năng miền Bắc còn đón 1-2 đợt không khí lạnh. Tuy nhiên, các đợt không khí lạnh này thường có cường độ yếu, chỉ gây lạnh về đêm và sáng.