Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tin sáng 31/3: Hà Nội qua đỉnh dịch nhưng ngày đến trường của học sinh vẫn là 'ẩn số'; viêm da, mẩn ngứa do kiêng tắm gội khi mắc COVID-19

Thứ năm, 07:00 31/03/2022 | Thời sự

GiadinhNet - Hàng quán được mở sau 21h, phố đi bộ mở lại với hàng nghìn người chen chân, lễ hội khinh khí cầu cũng đông nghẹt người, song Hà Nội chưa đưa ra mốc thời gian cho trẻ đến trường.

Tin sáng 30/3: Xem xét nghiên cứu ứng dụng thuốc nam cho bệnh nhân COVID-19 ở Hà Nội; trẻ sơ sinh không nhất thiết xét nghiệm thường xuyênTin sáng 30/3: Xem xét nghiên cứu ứng dụng thuốc nam cho bệnh nhân COVID-19 ở Hà Nội; trẻ sơ sinh không nhất thiết xét nghiệm thường xuyên

GiadinhNet - Ngành Y tế TP Hà Nội được giao nghiên cứu ứng dụng các bài thuốc nam cho bệnh nhân COVID-19; Theo Hướng dẫn mới của Bộ Y tế, không nhất thiết phải làm xét nghiệm COVID-19 thường xuyên cho tất cả trẻ sơ sinh, kể cả khi người chăm sóc trẻ là F0.

Học sinh là F1 được tới trường - quy định hợp lý sát mùa thi

Tin sáng 31/3: Hà Nội qua đỉnh dịch nhưng ngày đến trường của học sinh vẫn là 'ẩn số'; viêm da, mẩn ngứa do kiêng tắm gội khi mắc COVID-19 - Ảnh 2.

Ảnh minh họa: NLĐ

Tại TP Hồ Chí Minh, những người là F1 đã được tiêm đủ liều vaccine hoặc đã từng mắc COVID-19 trong vòng 3 tháng được phép tiếp tục đi làm, đi học.

Tuy nhiên, các F1 phải tự theo dõi sức khỏe ít nhất 10 ngày kể từ thời điểm tiếp xúc với F0.

Quy định mới này được đánh giá là phù hợp và sẽ tạo điều kiện tối đa cho người dân và đặc biệt là cho học sinh khi gần tới mùa thi.

Đây là thời điểm bước vào giai đoạn nước rút của học sinh cuối cấp, đặc biệt là học sinh lớp 12. Trước mắt là những kỳ thi lớn và quan trọng trong cuộc đời học sinh, với các bạn đang thuộc diện F1, dù là ở các tỉnh thành khác hay tại TP Hồ Chí Minh, khi dự các kỳ thi ở thành phố, không bị gián đoạn thi cử là điều may mắn nhất.

Tại các trường học, đón F1 đến trường đồng nghĩa với công tác phòng chống dịch phải được tăng cường. Nhiều trường bố trí chỗ ngồi riêng cho các F1, đồng thời vẫn duy trì lớp online cho học sinh F0. Các trường cũng khuyến khích phụ huynh yên tâm cho các con đi học để đảm bảo lượng kiến thức.

Với việc F1 được đến lớp, các trường cũng có thể cắt giảm các lớp học online, tập trung cho việc dạy trực tuyến, bên cạnh đó các giáo viên thuộc diện F1 cũng được đến lớp giảng dạy, giảm áp lực về nhân sự cho các trường.

Sở Giáo dục và Đào tạo đang trình UBND TP Hồ Chí Minh dự thảo điều chỉnh bộ tiêu chí đánh giá an toàn trường học để phù hợp với bối cảnh mới, tất cả đều nhắm đến mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi nhất đảm bảo kiến thức và quyền lợi cho học sinh.

Hà Nội thêm hơn 8.100 ca mới, cứ 5 người có 1 người đã nhiễm COVID-19Hà Nội thêm hơn 8.100 ca mới, cứ 5 người có 1 người đã nhiễm COVID-19

Sở Y tế Hà Nội tối 30/3 thông tin vừa ghi nhận thêm 8.143 ca COVID-19 mới, giảm hơn 900 ca so với hôm qua. Với hơn 1,46 triệu ca COVID-19 được báo cáo, tỷ lệ nhiễm trên tổng số dân ở Thủ đô khoảng 18%.

Hà Nội qua đỉnh dịch nhưng ngày đến trường của học sinh vẫn là 'ẩn số'

Tin sáng 31/3: Hà Nội qua đỉnh dịch nhưng ngày đến trường của học sinh vẫn là 'ẩn số'; viêm da, mẩn ngứa do kiêng tắm gội khi mắc COVID-19 - Ảnh 4.

Học sinh tiểu học ở Hà Nội học trực tuyến trong một thời gian quá dài đã gây nhiều hệ lụy tiêu cực về tâm lý và việc phát triển các kỹ năng mềm của trẻ.

Hàng quán được mở sau 21h, phố đi bộ mở lại với hàng nghìn người chen chân, lễ hội khinh khí cầu cũng đông nghẹt người, song Hà Nội chưa đưa ra mốc thời gian cho trẻ đến trường.

Hơn 11h, chị Nguyễn Thu Trang vội gấp máy tính, di chuyển từ phố Bà Triệu về nhà tại phường Mai Động (quận Hoàng Mai) để lo bữa trưa cho cậu con trai lớp 4 học online ở nhà.

"Quãng đường từ cơ quan về nhà chỉ gần 4 km, nhưng tình trạng này kéo dài quá lâu khiến tôi vô cùng mệt mỏi và áp lực. Chồng thường xuyên đi công tác xa, nhà lại không có ông, bà giúp đỡ nên tôi một mình xoay xở", chị Trang nói.

Tình cảnh của nữ nhân viên ngân hàng này giống với hàng triệu phụ huynh thủ đô. Họ sốt ruột vì mọi thứ gần như đã trở lại bình thường từ lâu nhưng con vẫn chưa được đi học.

Cấp cứu trẻ mắc hội chứng viêm đa hệ thống hậu COVID-19  Cấp cứu trẻ mắc hội chứng viêm đa hệ thống hậu COVID-19

GiadinhNet - Các phụ huynh có thể nhận biết hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) ở trẻ qua việc giám sát, theo dõi. Nếu bị viêm ở não thì trẻ xuất hiện biểu hiện buồn ngủ, học sa sút, đau đầu, trí tuệ giảm. Nếu bị viêm ở phổi, xơ phổi thì khi trẻ chạy nhảy, vui đùa, bú mẹ, khóc bị khó thở, mệt, thở dốc, thở nhanh…

Viêm da, mẩn ngứa do kiêng tắm gội khi mắc COVID-19

Viêm da, mẩn ngứa do kiêng tắm gội khi mắc COVID-19 - Ảnh 1.

Kiêng tắm gội trong thời gian mắc COVID-19 hẳn là thông tin không ít người đã từng đọc trên mạng xã hội hay nghe người này người kia khuyên nhủ nhau… vì đủ mọi lý do như có thể bị cảm lạnh, suy nhược cơ thể, tổn thương phổi hay thậm chí còn có nguy cơ đột quỵ…

Tuy nhiên, lợi ích của việc kiêng cữ này chưa thấy đâu, mà sau đó lại ghi nhận nhiều trường hợp các F0 khỏi bệnh, lại gặp phải những vấn đề về da như lở loét, mẩn ngứa … phải đi thăm khám điều trị.

Gần 10 ngày mắc COVID-19 là bằng khoảng thời gian một nữ sinh viên kiêng tắm gội hoàn toàn. Khỏi bệnh không lâu, bệnh nhân phát hiện mình bị mẩn ngứa, nổi nhiều nốt đỏ trên da, nhất là vùng mặt.

Xuất hiện sương mù não hậu COVID-19, người phụ nữ trẻ rơi vào chán nản kéo dài

Tin sáng 31/3: Hà Nội qua đỉnh dịch nhưng ngày đến trường của học sinh vẫn là 'ẩn số'; viêm da, mẩn ngứa do kiêng tắm gội khi mắc COVID-19 - Ảnh 7.

Mất tập trung, giảm trí nhớ sau khi mắc COVID-19 ảnh hưởng nhiều đến công việc.

Chị Trần Hải An (32 tuổi), nhân viên văn phòng tại TP.HCM chia sẻ, sau khi khỏi COVID-19 gần 3 tháng, chị làm việc kém năng suất, uể oải đến mức muốn nghỉ việc.

Theo đó, chị An nhiễm COVID-19 vào tháng 12/2021 mức độ nhẹ, có nhiều triệu chứng như sốt, đau nhức, mất mùi vị, mất ngủ kéo dài. Chị không sử dụng thuốc kháng virus và khỏi bệnh sau 1 tuần. Khoảng 1 tháng sau, sức khỏe chị dần ổn định.

Thế nhưng, chị An thường xuyên rơi vào trạng thái uể oải, chán nản, quên trước quên sau. Một báo cáo trước đây chỉ trong vòng 3-4 giờ chị hoàn thành một cách mạch lạc. Thì nay, chị tốn đến 2 ngày mới có thể kết thúc. Mức độ tập trung giảm rõ rệt.

Đỉnh điểm là khi sếp giao việc này chị lại nhớ nhầm và đi làm việc khác. Lịch tiêm vắc xin cho con được tổng đài nhắn tin báo trước 2 ngày, nhưng chị cũng lỡ hẹn.

"Tôi chỉ muốn dừng công việc hiện tại để nghỉ ngơi hoàn toàn 1-2 tuần. Nhiều hôm không ngủ được nhưng cũng không thể tập trung làm gì, sáng hôm sau lại uể oải.

Tôi không biết chính xác vấn đề nằm ở tâm lý hay là thực sự COVID-19 vẫn ảnh hưởng đến tận bây giờ", chị An mệt mỏi nói.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Như Vinh, Trưởng khoa Thăm dò chức năng hô hấp, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho biết, rất có thể những dấu hiệu trên là tình trạng sương mù não hậu Covid-19.

"Não giống như bị sương che phủ, làm cho nó hoạt động không còn mạch lạc", bác sĩ Vinh lý giải.

Biểu hiện phổ biến nhất là người bệnh khó đưa ra quyết định. Ví dụ, khi đi vào quán nước và được hỏi uống gì, người bệnh sẽ mất thời gian để suy nghĩ nên uống cà phê sữa hay cà phê đen.

"Bình thường họ nhanh chóng lựa chọn nhưng bây giờ lại khó khăn hơn. Người bị sương mũ não cứ bị quẩn quanh trong suy nghĩ, không đưa ra được quyết định dứt khoát", bác sĩ Nguyễn Như Vinh nói.

Biểu hiện tiếp theo là hay quên và khó tập trung khiến cho người bệnh ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống hàng ngày.

Những vấn đề trên hoàn toàn khác với hậu quả mà tâm lý lo lắng gây ra. Theo bác sĩ Vinh, tâm lý có thể khiến người đã khỏi COVID-19 bị hồi hộp, mất ngủ, choáng váng… chứ không gây ra hay quên, mất tập trung hay khó đưa ra quyết định.

Mặc dù vậy, hiện nay không có một xét nghiệm nào có thể xác định người bệnh có phải bị sương mù não hậu COVID-19 hay không. Các bác sĩ thông qua việc hỏi bệnh và lời khai của bệnh nhân để nhận định, đánh giá tình trạng để đưa ra lời khuyên cụ thể.

Bác sĩ Vinh cũng cho biết, thực tế ghi nhận bệnh nhân hậu COVID-19 thường gặp phải ho nhiều, khó thở khi gắng sức, hụt hơi, hồi hộp, mất ngủ nhiều hơn là sương mù não.

Xuất hiện sương mù não hậu COVID-19, người phụ nữ trẻ rơi vào chán nản kéo dài

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Như Vinh khám và tư vấn cho người bệnh.

Trong khi đó, tiến sĩ, bác sĩ, Lê Thị Thu Hương, Trưởng khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Nhân dân Gia Định cho rằng, một số người từng mắc COVID-19 có thể bị giảm trí nhớ và mất khả năng tập trung. Hầu hết sẽ phục hồi mà không bị ảnh hưởng lâu dài.

Ở bệnh nhân bị COVID-19 nặng hoặc có vấn đề về trí nhớ trước đó, mức độ sẽ nặng hơn.

Để khắc phục, bác sĩ Hương khuyên người bệnh nên nhờ gia đình và bạn bè hỗ trợ bằng cách nhắc nhở thực hiện công việc, hoặc ghi lại trong sổ tay, điện thoại các công việc cần làm, các sự kiện cần nhớ.

Ngoài ra, người bệnh nên điều chỉnh lại các hoạt động hàng ngày như làm việc vừa sức, sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên, giảm bớt công việc không cần thiết, nghỉ ngơi hợp lý, tránh lo lắng, tập thở và thư giãn.

"Nếu tình trạng vẫn không cải thiện sau một thời gian thì người bệnh nên thu xếp đi khám bác sĩ", bác sĩ Hương nói.

Các bác sĩ khuyến cáo, trong giai đoạn hậu nhiễm, người dân nên tăng cường vận động nhằm giảm căng thẳng, hạn chế xem tivi, hạn chế dùng đồ uống có chất kích thích như bia rượu, cà phê.

Đặc biệt, với những người gặp biểu hiện của sương mù não cần cân bằng chế độ làm việc – nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, chể độ ăn nhiều rau, hoa quả, dầu oliu, lạc, đậu, giúp cải thiện trí nhớ. Lựa chọn thực phẩm giàu a-xit béo omega, tốt cho tế bào thần kinh.

Trong trường hợp dùng thuốc, nhất định phải có tư vấn và chỉ định của bác sĩ sau khi thăm khám, không tự ý bổ sung vitamin hay các loại thuốc được quảng cáo trên internet.

Tuy nhiên, các bác sĩ cũng cảnh báo không phải ai từng mắc COVID-19 cũng bị hậu COVID-19. Thực tế, chỉ khi nào có triệu chứng, người bệnh mới cần đi khám. Riêng vấn đề về tâm lý tâm thần, bệnh nhân cần cởi mở chia sẻ với chuyên viên tâm lý để tháo gỡ những nút thắt, giải tỏa căng thẳng và áp lực.

F0 không triệu chứng có được uống Molnupiravir?

Tin sáng 31/3:  - Ảnh 2.

Thuốc Molravir do Công ty Boston Việt Nam sản xuất. (Ảnh: Báo Nhân dân)

Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế Công cộng, Đại Học Y Dược TP.HCM, thuốc kháng virus Molnupiravir được chỉ định sử dụng cho bệnh nhân triệu chứng nhẹ hoặc từ nhẹ đến trung bình và trong vòng 5 ngày sau khi bắt đầu triệu chứng.

Nếu bệnh nhân đã dương tính nhưng không có triệu chứng thì không cần dùng Molnupiravir, trừ khi bác sĩ điều trị phán đoán là người này thuộc nhóm có thể tiến triển bệnh nặng. "Trong trường hợp này thì việc uống thuốc có thể có hiệu quả", BS Dũng nói.

Về nguyên tắc, tất cả các thuốc kháng sinh, kháng virus đều nên dùng đúng liều lượng và thời gian chỉ định. Nếu đến ngày thứ ba bệnh nhân test thấy âm tính thì vẫn nên tiếp tục uống cho đến hết ngày thứ 5.

Tuy khi điều trị với Molnupiravir thì bệnh nhân không cần và không nên điều trị với các loại thuốc kháng virus khác, các kháng sinh hay corticosteroid, nhưng người bệnh có thể sử dụng thuốc điều trị triệu chứng như thuốc hạ sốt, thuốc ho hoặc bổ sung vitamine (C, D) và nguyên tố vi lượng (như kẽm).

Chậm chu kỳ kinh nguyệt hậu COVID-19 có nguy hiểm?

Tin sáng 31/3:  - Ảnh 3.

Một bệnh nhân nữ đi khám hậu COVID-19 tại Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội). Ảnh: Quốc Toàn.

Trao đổi với Zingnews, tiến sĩ Nguyễn Thị Sim, Phụ trách Trung tâm Can thiệp Bào thai, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, cho biết khoảng 20-25% phụ nữ sau khi tiêm chủng vaccine và khỏi COVID-19 có rối loạn kinh nguyệt. Tiêu biểu là kinh nguyệt không đều, mất kinh hoặc chảy máu nhiều hơn bình thường.

Đối với vaccine, vị chuyên gia cho biết bản chất tiêm chủng cũng là một tác nhân đưa cơ thể vào trạng thái bị phản ứng để sinh miễn dịch.

"Các phản ứng miễn dịch đối với vaccine COVID-19 có thể tác động qua lại với các hormone thúc đẩy chu kỳ kinh nguyệt hoặc ảnh hưởng đến trung gian của tế bào miễn dịch trong niêm mạc tử cung. Từ đó dẫn đến thay đổi tạm thời trong chu kỳ kinh nguyệt", tiến sĩ Sim giải thích.

Theo bà, sự bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt của những bệnh nhân này có thể là hậu quả của sự thay đổi hormone sinh dục nhất thời, do ức chế chức năng buồng trứng nhanh chóng phục hồi.

Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đủ thuyết phục để chứng minh vaccine COVID-19 gây hại cho cơ hội mang thai trong tương lai của phụ nữ.

Với người mắc COVID-19, tác động trên cũng tương tự. Riêng nhóm phụ nữ mang thai, khoảng 25% trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 bị ảnh hưởng xấu tới sự tăng trưởng của thai nhi.

Tiêm vaccine cho trẻ 5-11 tuổi có ảnh hưởng đến sức khỏe không

K.N (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cụm công nghiệp Yên Bằng ở Nam Định hiện ra sao sau hơn 3 năm thi công?

Cụm công nghiệp Yên Bằng ở Nam Định hiện ra sao sau hơn 3 năm thi công?

Thời sự - 9 giờ trước

GĐXH - Khởi công xây dựng từ tháng 12/2021, đến nay đã hơn 3 năm, thế nhưng dự án xây dựng cụm công nghiệp Yên Bằng (huyện Ý Yên, Nam Định) vẫn ngổn ngang, cỏ mọc um tùm và nhiều đầm lầy trở thành nơi thả trâu bò.

Hà Tĩnh gia tăng số người tử vong do tai nạn giao thông

Hà Tĩnh gia tăng số người tử vong do tai nạn giao thông

Thời sự - 16 giờ trước

GĐXH - Trong 3 tháng đầu năm, tai nạn giao thông ở Hà Tĩnh giảm về số vụ, số người bị thương tuy nhiên tăng số người chết.

Khối không khí lạnh tăng cường sắp tràn về, Hà Nội và miền Bắc có mưa to, rét đậm?

Khối không khí lạnh tăng cường sắp tràn về, Hà Nội và miền Bắc có mưa to, rét đậm?

Thời sự - 20 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, khoảng ngày 5 - 6/4, khả năng không khí lạnh tăng cường xuống miền Bắc, nhưng với cường độ yếu, chủ yếu gây mưa nhỏ. Mức nhiệt dao động từ 21-22 độ C.

Tin sáng 3/4: Miền Bắc mưa lớn dịp Giỗ tổ Hùng Vương; Hà Nội cấp đổi giấy phép lái xe tại Công an phường, người dân cần lưu ý gì?

Tin sáng 3/4: Miền Bắc mưa lớn dịp Giỗ tổ Hùng Vương; Hà Nội cấp đổi giấy phép lái xe tại Công an phường, người dân cần lưu ý gì?

Xã hội - 21 giờ trước

GĐXH - Dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương (từ ngày 5-7/4), Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to; Hà Nội thêm điểm cấp đổi giấy phép lái xe giúp người dân thuận tiện hơn trong giải quyết thủ tục.

Đã tìm thấy 2 người còn lại trên tàu cá bị nạn ở Bình Thuận

Đã tìm thấy 2 người còn lại trên tàu cá bị nạn ở Bình Thuận

Xã hội - 1 ngày trước

Trong quá trình tàu đang hoạt động khai thác hải sản tại cách khoảng 20 hải lý khu vực tàu cá bị nạn thì phát hiện và tổ chức cứu vớt an toàn 2 lao động đang trôi dạt trên biển.

Hà Nội điều chỉnh lộ trình, luồng tuyến 44 tuyến xe buýt

Hà Nội điều chỉnh lộ trình, luồng tuyến 44 tuyến xe buýt

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Căn cứ vào quyết định của Sở Xây dựng Hà Nội, Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) đã điều chỉnh lộ trình luồng tuyến, tần suất hoạt động, các chỉ tiêu dịch vụ đối với 44 tuyến buýt của Tổng Công ty từ ngày 1/4.

Liên tiếp phát hiện xác cá heo dạt vào bờ biển Quảng Bình

Liên tiếp phát hiện xác cá heo dạt vào bờ biển Quảng Bình

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Trong hai ngày liên tiếp, người dân tỉnh Quảng Bình đều phát xác cá heo dạt vào bờ biển.

Video: CSGT bắt giữ 2 phương tiện khai thác cát trái phép ở Hà Nội

Video: CSGT bắt giữ 2 phương tiện khai thác cát trái phép ở Hà Nội

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - CSGT đường thủy Hà Nội phối hợp với Cục CSGT và các đơn vị liên quan bắt giữ 2 phương tiện thủy có hành vi khai thác cát trái phép.

Vụ cháy nhà ở TPHCM: Người mẹ tử vong khi cố quay lại cứu con

Vụ cháy nhà ở TPHCM: Người mẹ tử vong khi cố quay lại cứu con

Thời sự - 1 ngày trước

Sau khi đưa con trai nhỏ ra khỏi căn nhà cháy, người mẹ cố quay lại để cứu con trai lớn nhưng bất thành. Ngọn lửa bùng lên khiến cả hai mẹ con bị kẹt lại, tử vong.

Vụ cháy nhà lúc rạng sáng ở TP.HCM: Nạn nhân bàng hoàng kể thời khắc ‘bà hỏa’ thiêu rụi căn nhà

Vụ cháy nhà lúc rạng sáng ở TP.HCM: Nạn nhân bàng hoàng kể thời khắc ‘bà hỏa’ thiêu rụi căn nhà

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Anh Sinh, một trong những người sống sót kể lại: "Lửa bùng phát rất nhanh, chỉ trong tích tắc cả căn nhà đã chìm trong biển lửa. Hàng xóm chạy đến, ai cũng cố gắng dập lửa nhưng bất lực. Lửa mạnh quá, không ai dám đến gần…".

Top