Tin sáng 21/3: Có nên cho F0 ra đường, đi làm thay vì cách ly đến hết bệnh?; phố đi bộ hồ Gươm đông vui như chưa từng có dịch
GiadinhNet - Theo các chuyên gia y tế, việc để F0, F1 được ra ngoài hoặc đi làm ở thời điểm hiện tại là việc nên làm miễn là đảm bảo được những quy định phòng dịch. Phố đi bộ quanh hồ Gươm đã mở lại đón hàng nghìn người dân và du khách tới vui chơi, thư giãn trong dịp cuối tuần.
Có nên cho F0 ra đường, đi làm thay vì cách ly đến hết bệnh: Chuyên gia nói gì?

Ảnh minh họa
Trao đổi với PV về vấn đề trên, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Truyền nhiễm TP HCM cho biết, hiện nay chúng ta cần linh động trong việc quản lý F0. Trước đây, khi phát hiện ca mắc COVID-19 thì nhân viên y tế, lực lượng chức năng đến tận nhà, đưa xe cấp cứu đến đón F0 tới khu cách ly, khu điều trị. Còn hiện tại, F0 đã rất nhiều, người bệnh đã được tự điều trị tại nhà thì quy định cách ly cũng nên linh hoạt hơn.
PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cũng đồng ý kiến với quan điểm trên.
PGS. Nga phân tích, việc cho F0, F1 đi làm đã được một số nước trên thế giới áp dụng với những điều kiện rõ ràng để giải quyết bài toán nguồn nhân lực bị hao hụt lớn do dịch COVID-19.
F0 được chia làm 2 loại, 1 là F0 không triệu chứng thì không được coi là bệnh nhân; 2 là F0 có triệu chứng. F0 được ra ngoài, được đi làm ở đây cần hiểu là F0 không triệu chứng, không phải là bệnh nhân vì bệnh nhân thì không được đi làm do Luật Lao động không cho phép.
Đối với F0 không triệu chứng, họ chỉ là người lành mang virus chứ không phải bệnh nhân thì có thể đi làm với điều kiện họ phải đảm bảo không làm lây lan virus ra cộng đồng và đủ sức khỏe để làm việc. Theo PGS. Nga, sắp tới, thế giới sẽ bỏ khái niệm F0, F1 mà chỉ có khái niệm người bệnh và người nghi nhiễm. Tương lai, chúng ta sẽ chỉ quan tâm tới người có triệu chứng, người vào bệnh viện.
Hơn nữa, ngày 17/3, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 38 về chương trình phòng chống dịch COVID-19 để bình thường hoá cuộc sống. Trên cơ sở này, các địa phương cần áp dụng linh hoạt, các F0 không triệu chứng vẫn có thể đi làm bình thường.
Trong bối cảnh 2 năm tới, khi Bộ Y tế chuyển COVID-19 từ nhóm bệnh truyền nhiễm A sang B, đây là một chuyển biến tốt, phù hợp với xu hướng trên thế giới. Khi COVID-19 chuyển sang nhóm B, người dân vẫn tuân thủ các biện pháp bảo vệ như đeo khẩu trang, rửa tay.
PGS. Nga nhấn mạnh phải bảo vệ nhóm đối tượng nguy cơ có bệnh nền, các bệnh viện vẫn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu phòng chống dịch, thực hiện theo dõi bệnh nhân và đề phòng việc bệnh nhân COVID-19 vào ở chung với bệnh nhân thường.
Trẻ mắc COVID-19 sẽ có kháng thể tự nhiên bao lâu?
Trẻ mắc COVID-19 có thể duy trì kháng thể tự nhiên trong ít nhất 7 tháng và tiêm vắc xin sẽ giúp tăng cường khả năng bảo vệ trước virus SARS-CoV-2. Đây là kết quả một nghiên cứu mới do các nhà khoa học tại bang Texas (Mỹ) thực hiện và được công bố trên tạp chí Pediatrics ngày 19/3.
Nghiên cứu Texas CARES do các chuyên gia thuộc Đại học UTHealth Houston thực hiện từ tháng 10-2020, thu thập và đánh giá dữ liệu của 218 trẻ em ở bang Texas trong độ tuổi từ 5 đến 19 tham gia khảo sát.
Mục đích của nghiên cứu là đánh giá mức độ kháng thể sau một thời gian ở người trưởng thành và trẻ em tại bang này. Đến nay, 14 triệu trẻ ở Mỹ đã mắc COVID-19.
Các tình nguyện viên tham gia nghiên cứu cung cấp 3 mẫu máu vào các thời điểm: trước tiêm chủng và trong giai đoạn các biến thể Delta và Omicron lây lan.
Giáo sư dịch tễ học Sarah Messiah, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết đây là nghiên cứu đầu tiên trong khuôn khổ Texas CARES sử dụng toàn bộ số liệu của cả 3 giai đoạn trên. Bà nhấn mạnh các kết quả rất quan trọng vì các số liệu sử dụng không phân biệt trẻ mắc COVID-19 có triệu chứng hay không, mức độ nặng nhẹ, thời điểm lây nhiễm hay các yếu tố như bệnh nền, giới tính.
Kết quả cho thấy, dù 96% trẻ có kháng thể lên tới 7 tháng sau khi mắc COVID-19, có 58% mẫu không có kháng thể tự nhiên ở các lần kiểm tra cuối cùng. Kết quả không tính đến hiệu quả bảo vệ của vaccine.
Theo giáo sư Messiah, nghiên cứu này chỉ là một bước để hiểu ảnh hưởng của virus SARS-CoV-2 ở trẻ em. Bà nhấn mạnh: "Chúng ta đều biết kháng thể tự nhiên, cùng với kháng thể sinh ra từ vaccine, giúp bảo vệ tốt nhất trước COVID-19.
Phố đi bộ quanh hồ Gươm đông vui, thanh bình như chưa từng có dịch COVID-19

Sau khi phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm chính thức được mở cửa trở lại vào tối 18/3, đông đảo người dân thủ đô đã đổ về đây vui chơi, tản bộ trong hai ngày cuối tuần.

Thời tiết mát mẻ, phố đi bộ không vướng xe cộ qua lại tạo thuận lợi cho nhiều hoạt động vui chơi giải trí của người dân. Trong ảnh, một đôi bạn trẻ chuẩn bị thành hôn đi chụp ảnh cưới trên phố Lê Lai (bên sườn vườn hoa Chí Linh).

Các cặp đôi trẻ hẹn hò, ngồi hóng mát ven hồ Gươm.
Bệnh viện Hồi sức COVID-19 chính thức ngừng nhận bệnh sau hơn 8 tháng hoạt động

2 bệnh nhân cuối cùng đã được xuất viện vào ngày 19/3
Ngày 20/3, BV Chợ Rẫy cho biết 2 bệnh nhân cuối cùng của BV Hồi sức Covid-19 (TP. Thủ Đức) đã được xuất viện vào ngày 19/3.
Như vậy, sau hơn 8 tháng đi vào hoạt động, BV Hồi sức Covid-19 (có quy mô 1.000 giường đặt tại cơ sở 2, BV Ung bướu TP.HCM do BV Chợ Rẫy phụ trách chính về chuyên môn) đã kết thúc sứ mệnh lịch sử, chuẩn bị bàn giao lại các trang thiết bị, cơ sở vật chất… cho đơn vị liên quan.
Vì sao không nên xông mũi họng phòng COVID-19 cho trẻ nhỏ?

Bác sĩ khuyến cáo không sử dụng phương pháp xông để phòng COVID-19 cho trẻ
Theo thông tin từ đơn vị bỏng của Khoa Chỉnh hình - Bệnh viện Nhi T.Ư (Hà Nội), mới đây các bác sĩ đã tiếp nhận điều trị bé trai 6 tháng tuổi ngụ Hà Nội nhập viện trong tình trạng sốt cao, nhiễm trùng huyết sau bị bỏng. Tai nạn gây bỏng xảy ra trong lúc gia đình sử dụng máy xông mũi họng để phòng COVID-19 cho con.
Theo chia sẻ của gia đình bệnh nhi, do lo lắng con và cả nhà bị nhiễm COVID-19 nên gia đình đã mua máy xông về xông mũi họng hằng ngày. Trong lúc người nhà bế bé đứng xông mũi họng, không may chân bé đá vào máy xông làm nước sôi từ máy xông đổ vào chân của bé.
Sau tai nạn, trẻ quấy khóc nhiều, bỏng toàn bộ mu bàn chân trái. Người nhà tự sơ cứu bằng cách xả nước lạnh lên chân trẻ, trong quá trình xả nước do chân trẻ mang tất nên người nhà đã tháo tất làm toàn bộ vùng da mu bàn chân trái bị lột ra ngoài.
Trẻ được đưa đến bệnh viện địa phương điều trị và tiếp tục được chuyển đến Bệnh viện Nhi T.Ư. Tại đây, qua thăm khám, các bác sĩ đơn vị bỏng xác định trẻ bị bỏng độ 3 mu bàn chân trái, nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết.
Bé trai F0 3 tuổi uống nhầm thuốc diệt chuột, vào viện trong tình trạng nguy kịch

Ống thuốc diệt chuột bé trai 3 tuổi uống phải - Ảnh người nhà cung cấp
Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết vừa cứu sống một bệnh nhi 3 tuổi, ngụ xã Quảng Nhân, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa do uống nhầm thuốc diệt chuột.
Theo thông tin ban đầu, ngày 13/3, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa tiếp nhận bé trai Đ.S.P. (SN 2019) trong tình trạng lơ mơ, tím tái, co giật từng cơn, nhịp tim rất nhanh. Bệnh nhi được chẩn đoán suy hô hấp cấp/nhiễm độc thuốc diệt chuột và mắc COVID-19.
Theo người nhà của bệnh nhi, vào ngày 12/3, trong lúc không có người lớn trông, bé P. đã vào bếp chơi và lấy thuốc diệt chuột uống. Khi người hàng xóm sang chơi mới phát hiện do thấy bé cầm ống thuốc diệt chuột trên tay.
Bé nhanh chóng được đưa đến Bệnh viện Đa khoa huyện Quảng Xương, tuy nhiên sau khi xuất hiện co giật, bé P. được chuyển tuyến lên Bệnh viện Nhi Thanh Hóa.
Bác sĩ Đinh Hoàng Anh, Khoa bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết, bệnh nhi vào viện trong tình trạng nguy kịch lại mắc COVID-19, phải đặt nội khí quản, thở máy. Sau 5 ngày hồi sức điều trị tích cực, hiện tại trẻ ổn định, không sốt, không co giật, ăn tốt và có kế hoạch xuất viện trong tuần tới.
Vì sao có đủ triệu chứng COVID-19 nhưng xét nghiệm vẫn âm tính?

Ảnh minh họa: Newscientist
Dù tất cả chúng ta đều muốn quên COVID-19 nhưng virus gây bệnh này vẫn tiếp tục tồn tại. Nhưng SARS-CoV-2 không phải là loại virus duy nhất. Đó là một trong những lý do nhiều người ốm mệt nhưng kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 không dương tính.
Trong những tuần gần đây, nhiều người ở Anh cho biết họ có các triệu chứng giống COVID-19 nhưng xét nghiệm vẫn cho kết quả âm tính.
Trên thực tế, nhiều khả năng, những người đó không nhiễm Covid-19. Bị lãng quên giữa đại dịch bùng phát nhưng hầu hết các loại virus gây bệnh khác vẫn tồn tại. Vì vậy, bạn có thể cảm thấy ốm mệt, không phải vì COVID-19, mà do cúm mùa hoặc một bệnh nào đó.
Cúm cũng là một loại bệnh do virus gây ra, tấn công hệ hô hấp như mũi, họng và phổi.
Bác sĩ Philip Lee giải thích: "Suốt 2 năm, chúng ta đeo khẩu trang ở khắp mọi nơi, rửa tay sạch sẽ. Những việc này ngăn chặn tất cả các bệnh về đường hô hấp. Không có gì ngạc nhiên khi có sự gia tăng bệnh cúm ngay sau khi dừng các việc trên".
Thông thường, bệnh cúm bùng phát vào khoảng thời gian lạnh, từ tháng 12 đến tháng 3, khi không khí khô và mọi người dành nhiều thời gian ở trong nhà.
Các virus khác bao gồm virus hợp bào hô hấp (RSV) cũng gây ra các triệu chứng nhẹ, giống như cảm lạnh - biểu hiện phổ biến của biến thể Omicron.
Cần cấp cứu ngay lập tức nếu F0 xuất hiện một trong 10 triệu chứng này

Bộ Nội vụ đề xuất giữ nguyên số lượng biên chế cấp xã hiện hành sau khi sáp nhập
Thời sự - 1 giờ trướcTheo dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) mới nhất, giữ nguyên số lượng biên chế cấp xã hiện hành cho đến khi hoàn thành tinh giản, cơ cấu theo vị trí việc làm.

Tin mới nhất không khí lạnh tăng cường ở miền Bắc và xu thế thời tiết trong những ngày tới
Thời sự - 2 giờ trướcGĐXH - Theo dự báo thời tiết, dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, thời tiết miền Bắc trời nhiều mây, có mưa và mưa rào rải rác, có nơi xuất hiện dông, nhiệt độ giảm do ảnh hưởng của không khí lạnh.

Sau hơn 1 năm thi công, nhà máy điện rác Greenity Nam Định hiện ra sao?
Thời sự - 14 giờ trướcGĐXH - Sau hơn 1 năm thi công, dự án nhà máy điện rác Greenity Nam Định có mức đầu tư hơn 1.490 tỷ đồng hiện phần lớn là nền đất cát, một số dãy nhà được xây dựng, còn lại vẫn là khoảng đất trống.

Trưa 4/4, liên tiếp 6 trận động đất xảy ra ở Kon Tum
Thời sự - 16 giờ trướcTheo Trung tâm báo tin động đất cảnh báo sóng thần, trưa 4/4, chỉ trong hơn một giờ có 6 trận động đất xảy ra tại huyện Kon Plông.

Bộ Công thương yêu cầu khẩn trương khắc phục các khiếm khuyết bất thường tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, Duyên Hải 1
Thời sự - 16 giờ trướcGĐXH - Lãnh đạo Bộ Công thương cho biết, một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong những tháng tiếp theo là bảo đảm cung ứng điện phục vụ sản xuất và tiêu dùng bằng nhiều giải pháp.

Thời tiết miền Bắc lại sắp thay đổi khác biệt sau chuỗi ngày nắng
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết hôm nay, trưa chiều Bắc Bộ tiếp tục nắng ấm với mức nhiệt cao nhất có nơi 29 độ. Đến cuối tuần, đợt không khí lạnh tăng cường tràn về, miền Bắc có mưa nhỏ, nhiệt độ giảm.

Cụm công nghiệp Yên Bằng ở Nam Định hiện ra sao sau hơn 3 năm thi công?
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - Khởi công xây dựng từ tháng 12/2021, đến nay đã hơn 3 năm, thế nhưng dự án xây dựng cụm công nghiệp Yên Bằng (huyện Ý Yên, Nam Định) vẫn ngổn ngang, cỏ mọc um tùm và nhiều đầm lầy trở thành nơi thả trâu bò.

Hà Tĩnh gia tăng số người tử vong do tai nạn giao thông
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - Trong 3 tháng đầu năm, tai nạn giao thông ở Hà Tĩnh giảm về số vụ, số người bị thương tuy nhiên tăng số người chết.

Khối không khí lạnh tăng cường sắp tràn về, Hà Nội và miền Bắc có mưa to, rét đậm?
Thời sự - 2 ngày trướcGĐXH - Theo dự báo thời tiết, khoảng ngày 5 - 6/4, khả năng không khí lạnh tăng cường xuống miền Bắc, nhưng với cường độ yếu, chủ yếu gây mưa nhỏ. Mức nhiệt dao động từ 21-22 độ C.

Tin sáng 3/4: Miền Bắc mưa lớn dịp Giỗ tổ Hùng Vương; Hà Nội cấp đổi giấy phép lái xe tại Công an phường, người dân cần lưu ý gì?
Xã hội - 2 ngày trướcGĐXH - Dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương (từ ngày 5-7/4), Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to; Hà Nội thêm điểm cấp đổi giấy phép lái xe giúp người dân thuận tiện hơn trong giải quyết thủ tục.

Khối không khí lạnh tăng cường sắp tràn về, Hà Nội và miền Bắc có mưa to, rét đậm?
Thời sựGĐXH - Theo dự báo thời tiết, khoảng ngày 5 - 6/4, khả năng không khí lạnh tăng cường xuống miền Bắc, nhưng với cường độ yếu, chủ yếu gây mưa nhỏ. Mức nhiệt dao động từ 21-22 độ C.