Tin sáng 23/2: Nếu không may trở thành F0, người lao động được nghỉ làm bao nhiêu ngày?; F0 điều trị tại nhà làm xét nghiệm thế nào, có cần xét nghiệm PCR không?
GiadinhNet - Người lao động không may trở thành F0 có thể xin nghỉ theo 3 trường hợp: Nghỉ hưởng chế độ ốm đau, nghỉ phép hằng năm, thỏa thuận nghỉ không hưởng lương; F0 theo dõi, điều trị tại nhà không nhất thiết phải làm xét nghiệm nhiều, chỉ thực hiện sau 7 ngày khi phát hiện dương tính.
Nếu không may trở thành F0, người lao động được nghỉ làm bao nhiêu ngày?
Trường hợp nghỉ hưởng chế độ ốm đau
Theo Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, người lao động bị mắc COVID-19 mà có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền thì được giải quyết hưởng chế độ ốm đau.
Thời gian hưởng chế độ sẽ được căn cứ theo giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH hoặc giấy ra viện (tính cả thời gian bác sĩ chỉ định nghỉ thêm nếu có). Tuy nhiên, thời gian nghỉ sẽ bị giới hạn số ngày tối đa trong 1 năm. Điều 26 Luật BHXH nêu rõ:
- Trường hợp làm việc trong điều kiện bình thường: Đóng BHXH dưới 15 năm: Nghỉ hưởng chế độ 30 ngày.
Đóng BHXH từ đủ 15 năm - dưới 30 năm: Nghỉ hưởng chế độ 40 ngày.
Đóng BHXH từ 30 năm trở lên: Nghỉ hưởng chế độ 60 ngày.
- Trường hợp làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên:
Đóng BHXH dưới 15 năm: Nghỉ hưởng chế độ 40 ngày.
Đóng BHXH từ đủ 15 năm - dưới 30 năm: Nghỉ hưởng chế độ 50 ngày.
Đóng BHXH từ 30 năm trở lên: Nghỉ hưởng chế độ 70 ngày.
Ngoài ra, sau khi kết thúc thời gian nghỉ chế độ ốm đau và quay trở lại làm việc thì trong vòng 30 ngày đầu mà sức khỏe chưa hồi phục, người lao động còn được giải quyết hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
Căn cứ Điều 29 Luật BHXH, thời gian nghỉ hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong trường hợp này sẽ do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định nhưng tối đa không quá 5 ngày/năm.
Như vậy, F0 trong trường hợp này có thể nghỉ hưởng chế độ ốm đau tối đa lên đến 75 ngày.
Thời gian nghỉ phép hằng năm
Theo khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động làm việc đủ 12 tháng thì được giải quyết số ngày phép như sau: 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Ngoài ra, cứ làm việc từ đủ 5 năm cho doanh nghiệp, người lao động còn được tính thêm 1 ngày phép (theo Điều 114 Bộ luật Lao động 2019).
Trường hợp làm việc chưa đủ 12 tháng, người lao động sẽ được tính số ngày phép theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
Theo đó, F0 có thể nghỉ phép năm tối đa khoảng 12 -16 ngày.
Thời gian thỏa thuận nghỉ không lương
Ngoài hai trường hợp đã nêu, người lao động mắc COVID-19 còn có thể thỏa thuận xin nghỉ không hưởng lương với người sử dụng lao động theo Khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động năm 2019.
Pháp luật không giới hạn thời gian nghỉ tối đa nên các bên có thể tự thỏa thuận với nhau nhưng buộc phải có sự đồng ý của người sử dụng lao động.
Từ những phân tích trên, có thể thấy số ngày cụ thể mà F0 được nghỉ làm để điều trị, phục hồi sức khỏe do nhiễm COVID-19 sẽ tùy thuộc căn cứ mà người lao động lựa chọn.
Nếu áp dụng cả nghỉ hưởng chế độ ốm đau, nghỉ phép năm và nghỉ không lương thì thời gian nghỉ làm sẽ được tính bằng tổng thời gian nghỉ của từng trường hợp.
15 tỉnh, thành cho học sinh nghỉ học vì số ca F0 tăng mạnh
15 tỉnh thành đã dừng việc học trực tiếp bao gồm: Lào Cai, Tuyên Quang, Đắk Nông, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hưng Yên, Trà Vinh, An Giang, Bạc Liêu, Phú Yên, Tiền Giang và TP. Buôn Mê Thuột (Đắk Lắk).
Cụ thể, tất cả 15 tỉnh, thành nêu trên đã cho học sinh mầm non tạm dừng đến trường. Cả nước có khoảng 1,8 triệu trẻ mầm non đến trường (chiếm 55,31%).
Đối với bậc tiểu học, có gần 5,3 triệu học sinh ở 54/63 tỉnh thành tiếp tục cho học sinh đến trường (chiếm 87,06%). Có 9 địa phương dừng việc học trực tiếp, gồm: Lào Cai, Tuyên Quang, Hưng Yên, Đắk Nông, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ninh, TP. Buôn Mê Thuột (Đắk Lắk) và Hà Nội (12 quận nội thành).
Học sinh THCS có 60/63 tỉnh, thành vẫn tổ chức dạy học trực tiếp với hơn 4,78 triệu học sinh đến trường (đạt 90,41%). Các tỉnh, thành cho học sinh nghỉ học trực tiếp bao gồm: Phú Thọ, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Hà Nội (khối lớp 6 của 12 quận nội thành).
Với khối THPT, cả nước có 62 tỉnh, thành đón học sinh đến trường. Chỉ duy nhất Lào Cai cho học sinh phổ thông dừng học trực tiếp. Tỉ lệ học sinh đi học trực tiếp là 90,47%, tương đương khoảng hơn 2,3 triệu học sinh đến trường học trực tiếp.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều địa phương cho học sinh nghỉ học vì thời tiết rét đậm, rét hại gồm: Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, TP. Hoà Bình, Hải Phòng,...
Lịch đi học trực tiếp của học sinh cả nước:
Thêm gần 1.900 F0 mới, TP Thái Nguyên tạm dừng rạp chiếu phim, ăn uống tại chỗ
Các khu vui chơi giải trí, rạp chiếu phim, ăn uống tại chỗ, karaoke, quán bar, vũ trường và các hoạt động tập trung đông người đã được tạm dừng từ 0h ngày 21/2.
Ngoài ra, người dân ra khỏi nhà bắt buộc phải đeo khẩu trang, hạn chế tối đa số lượng người tham dự đám cưới, đám tang.
Theo đó, thành phố yêu cầu các phòng, ban, đơn vị, UBND các xã, phường, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ tiếp tục quán triệt, tuyên truyền sâu rộng, thông tin kịp thời về tình hình diễn biến dịch bệnh; tăng cường tuyên truyền thông điệp 5K của Bộ Y tế; tuyệt đối không để xuất hiện tâm lý, tư tưởng chủ quan, mất cảnh giác với dịch bệnh.
Trong lĩnh vực giáo dục, các nhóm trẻ, mẫu giáo độc lập, các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn chủ động phương án dạy và học; kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến đảm bảo an toàn phòng, chống dịch, đảm bảo chất lượng dạy và học.
F0 điều trị tại nhà làm xét nghiệm thế nào, có cần xét nghiệm PCR không?
BS Trương Hữu Khanh – Phó chủ tịch Hội truyền nhiễm TP.HCM cho biết F0 theo dõi, điều trị tại nhà không nhất thiết phải làm xét nghiệm nhiều, chỉ thực hiện sau 7 ngày khi phát hiện dương tính.
Nhiều người khi biết mình là F1 đã vội vàng xét nghiệm ngay. BS Khanh cho rằng khi bạn tiếp xúc với F0 chưa cần xét nghiệm ngay mà nên xét nghiệm ở ngày thứ 3, khi có triệu chứng thì mới xét nghiệm. Còn vừa tiếp xúc với F0 và test ngay đã dương tính thì bản thân bạn đã nhiễm COVID-19 chưa chắc là lây từ F0 đó mà lây từ người khác.
Trong quá trình điều trị, với bệnh nhân COVID-19 việc xét nghiệm lại để biết người bệnh đó có thể xuất viện được hay không (nếu ở trong bệnh viện), còn theo dõi tại nhà để xem F0 đó có thể hoà nhập được chưa. Xét nghiệm không thể nào nói rõ bệnh nặng hay nhẹ mà chỉ là để xem người đó còn có khả năng lây cho người khác hay không.
Thời gian xét nghiệm trong ngày, không cần phải vào buổi sáng mới cho kết quả xét nghiệm chính xác. Chú ý khi xét nghiệm cần lấy mẫu đúng.
Độ đậm của vạch T để ước đoán được tương đối ở giai đoạn nào. Nếu ở giai đoạn đầu thì vạch T rất đậm nhưng sau đó giảm dần. Tuy nhiên, BS Khanh cho rằng vạch T đậm hay mờ cũng chỉ là tương đối vì khi vạch T đậm là nồng độ virus ở trong hầu họng của bạn quá nhiều. Còn khi vạch T mờ hoặc mất dần là do nồng độ virus của bạn thấp.
F0 theo dõi tại nhà không nên test nhiều chỉ cần test lại sau 7 ngày vì nồng độ virus chỉ thay đổi ở ngày thứ 7. Còn người nào tự test hàng ngày mong âm tính thì chỉ tốn test.
Nếu bạn âm tính xong xét nghiệm lại dương tính thì không cần lo. Thực tế, trong vòng 1, 2 tháng làm xét nghiệm âm tính và dương tính lại hoàn toàn bình thường. Nguyên nhân là do lần đầu bạn test lấy vị trí không có virus nên âm tính, sau đó xét lại dương tính không cần hoang mang.
Nếu bạn xét nghiệm lại dương tính nhưng không còn triệu chứng của bệnh, qua 10 ngày thì bạn có thể đi làm lại nếu cơ quan không cho bạn nghỉ thêm. Khi đi làm lại bạn vẫn cần đeo khẩu trang và thực hiện 5K.
Trong quá trình điều trị bệnh, nhiều người lo lắng không biết có cần làm xét nghiệm PCR hay không? Bác sĩ Khanh cho rằng tuỳ từng yêu cầu của cơ quan nếu họ đòi có giấy xét nghiệm PCR thì mình làm, còn không thì chỉ cần test nhanh là được không cần phải xét nghiệm PCR. PCR chỉ dành cho bệnh nhân nằm trong bệnh viện.
Lưu ý khi tự xét nghiệm để có kết quả đúng tránh những sai sót có thể xảy ra như đưa que lấy dịch chưa tới vị trí lấy mẫu. Cây lấy dịch bị gập nên không thể tới điểm lấy dịch. Khi lấy dịch nên đưa từ từ, mình tự làm nếu thấy nóng rát ở điểm lấy mẫu thì sẽ đưa que ra. Khi lấy test nước bọt thì cố gắng lấy ở phần gầm lưỡi vì đây là nơi có rất nhiều virus. Nếu lấy mẫu cho trẻ nhỏ nên giữ đầu của trẻ thật chặt để tránh sai sót lúc lấy mẫu.
BS Khanh cho rằng khi bạn test nhanh COVID-19 lên hai vạch sẽ có nhiều trường hợp xảy ra. Có người thì không có triệu chứng gì như người bình thường, có người thì ho, sốt, đau mỏi người giống cảm cúm, có những người sốt cao trên 38,5 độ C, gai rét, ớn lạnh, sốt cao tức ngực…
Tuy nhiên, các triệu chứng này đa phần là giảm đi sau 3 đến 5 ngày. Và từ 5 ngày trở đi người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng mất vị giác, khứu giác. BS Khanh cho biết F0 không cần lo vì mất vị giác, khứu giác là giai đoạn cuối của bệnh Covid-19, các triệu chứng sẽ mất hẳn.
Sau đến giai đoạn "viêm" giai đoạn này thường từ ngày thứ 7 đến 10 ngày. Lúc này, bạn theo dõi nồng độ oxy máu, nhịp thở của mình hàng ngày. Trường hợp người có bệnh nền, tiêm chưa đủ mũi vắc xin, người trên 60 tuổi ngày đo Spo2 hai lần để kiểm tra nồng độ oxy máu. Nếu Spo2 dưới 95% bạn nên liên hệ cơ sở y tế để hỗ trợ.
TP.HCM chỉ còn 1 phường cấp độ 3 về dịch COVID-19
UBND TP.HCM vừa công bố cấp độ dịch theo hướng dẫn mới theo Nghị quyết 128 của Chính phủ và quyết định số 218 của Bộ Y tế.
Theo đó, tuần lễ từ ngày 14 đến ngày 20/2, có 290/312 địa phương đạt cấp độ 1 (tăng 15 địa phương so với tuần trước); 21/312 địa phương đạt cấp độ 2 (giảm 16 địa phương so với tuần trước); 1 phường cấp độ 3 và không có phường, xã nào cấp độ 4.
F1 tại Hải Phòng cách ly tại nhà từ 5-10 ngày
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hải Phòng thông tin, ngày 21/2 địa phương ghi nhận thêm 1.707 ca mắc COVID-19. Trong đó, 1.560 trường hợp tự đi làm xét nghiệm, 43 nhân viên y tế, 58 F1… Hiện TP Hải Phòng đang điều trị cho 116.474 bệnh nhân, trong đó 148 bệnh nhân nặng.
Cũng trong ngày, TP Hải Phòng có hướng dẫn các cơ sở y tế trên địa bàn về việc cách ly đối với các trường hợp tiếp xúc gần (F1) theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế ban hành.
Theo đó, những người đã tiêm đủ ít nhất 2 liều vaccine phòng COVID-19 (sau 14 ngày) hoặc đã khỏi bệnh trong (trong 3 tháng), thực hiện cách ly 5 ngày tại nhà hoặc nơi lưu trú.
F1 thực hiện xét nghiệm PCR ngày thứ 5, nếu âm tính tiếp tục tự theo dõi sức khỏe tiếp 5 ngày, thực hiện 5K. Nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe cần báo ngay cơ quan y tế.
Đối với người chưa tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19, cách ly y tế 7 ngày tại nhà hoặc nơi lưu trú. Thực hiện xét nghiệm PCR ngày thứ 7, nếu âm tính tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 3 ngày tiếp theo, nghiêm túc thực hiện 5K. Nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe cần báo ngay cơ quan y tế.
Bé 7 tuổi thoát ngoạn mục hội chứng nguy hiểm hậu COVID
Thông tin từ bệnh viện cho biết, bệnh nhi 7 tuổi, sống tại huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, tiền sử bố mẹ mắc COVID-19, không điều trị, tự khỏi, trẻ không làm test nên không xác định được có mắc hay không.
Trước khi nhập Bệnh viện Hùng Vương một tuần bé xuất hiện sốt cao, ban toàn thân, được gia đình đưa vào bệnh viện địa phương điều trị nhưng tình hình không cải thiện. Ngày thứ 3 và 4 bé tiếp tục xuất hiện nói sảng, đau nhức toàn thân... gia đình đưa bé vượt hơn 400 km đến Bệnh viện Hùng Vương khám và điều trị.
Trẻ nhập viện trong tình trạng sốt cao liên tục (trên 39 độ) mê sảng, huyết áp thấp (78/35), các chỉ số viêm tăng rất cao ( procalcitonin 32,98) kết quả xét nghiệm có tình trạng rối loạn đông cầm máu, chức năng tim suy giảm, Spo2 liên tục thấp...
Với những triệu chứng lâm sàng khi vào viện các bác sĩ nghĩ tới ba khả năng, nhiễm trùng máu, bệnh kawasaki và hội chứng Mis-C.
Cả ba căn bệnh trên đều nguy hiểm và có thể đe dọa tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên từ yếu tố dịch tễ kết hợp với việc nghiên cứu, cập nhật các tài liệu quốc tế và báo cáo khoa học của Bệnh viện Nhi Trung ương, các bác sĩ Bệnh viện Hùng Vương nghĩ nhiều đến hội chứng Mis-C , tiếp tục làm thêm xét nghiệm Pro - BNP :2462, định lượng kháng thể SARS-Cov-2: 264.5.
Với kết quả đó các bác sĩ khẳng định bé mắc hội chứng Mis-C, đây là tình trạng viêm đa cơ quan, suy tim, suy đa tạng sau mắc COVID-19, người mắc căn bệnh này sẽ rơi vào tình trạng nguy kịch và có thể tử vong nếu ko được xác định và điều trị sớm.
Chưa từng có: Đám cưới 20 cặp đôi y bác sĩ sẽ được tổ chức khác lạ như thế nào?
Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: UBND tỉnh gửi 'tối hậu thư' đến nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1
Thời sự - 6 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn đã ra văn bản chỉ đạo nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 trong sự việc, xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
Hai phi công vụ rơi máy bay ở Bình Định được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc
Thời sự - 9 giờ trướcGĐXH - Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Thượng tá Nguyễn Hồng Quân (2 phi công trong vụ rơi máy bay ở Bình Định) được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì có thành tính xuất sắc trong nhiệm vụ huấn luyện bay.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 14 giờ trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường
Thời sự - 18 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.
Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương
Thời sự - 19 giờ trướcHàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.
Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - Sau phản ánh của chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức Khỏe và Đời sống), UBND quận Nam Từ Liêm cho biết sẽ chỉ đạo Công an Quận, Đội thanh tra GTVT thường xuyên kiểm tra, xử lý nếu phát sinh việc dừng đỗ, thu tiền trông giữ phương tiện trái phép tại ngõ 8 đường Tôn Thất Thuyết, thuộc phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm.
Xác định danh tính hai nạn nhân mất tích vụ xe chở rác rơi xuống sông
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - Lực lượng chức năng đã xác định được danh tính 2 nạn nhân mất tích trong vụ xe chở rác húc văng thành rơi xuống sông Hữu Trạch (Thừa Thiên Huế) vào sáng 21/11.
Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nhiệt độ Thủ đô hạ thấp nhất bao nhiêu độ khi đón không khí lạnh?
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết Hà Nội 3 ngày tới, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường lệch Đông nên thời tiết Thủ đô duy trì đêm và sáng trời lạnh, ngày nắng hanh. Mức nhiệt thấp nhất từ 21-23 độ.
Hiện trường lặn tìm 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - Lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai tìm kiếm 2 người mất tích do xe rác rơi xuống sông.
Gió mùa Đông Bắc liên tiếp dồn xuống, miền Bắc sắp rét đậm, rét hại?
Thời sựGĐXH – Theo dự báo thời tiết, vào ngày 25 và 27/11, bộ phận không khí lạnh được tăng cường trở lại ảnh hưởng đến nhiều nơi ở miền Bắc.