Tin sáng 24/2: Lao động có con là F0 phải nghỉ làm để chăm được hưởng chế độ như thế nào?; F0 điều trị tại nhà có còn được hỗ trợ 80.000 đồng/ngày tiền ăn?
GiadinhNet - Người lao động nếu có con là F0 phải nghỉ việc ở nhà chăm sóc sẽ được hưởng khoản tiền dưới đây theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; F1 tự cách ly, F0 tự điều trị tại nhà hay điều trị tập trung tại các cơ sở thu dung đều phải tự chi trả tiền ăn trong quá trình khám, chữa bệnh.
Lao động có con là F0 phải nghỉ làm để chăm cũng sẽ được hưởng khoản tiền dưới đây
Theo Khoản 2 Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, người lao động sẽ được hưởng chế độ ốm đau trong thời gian phải nghỉ việc chăm con nếu đáp ứng đồng thời các điều kiện: tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; phải nghỉ việc để chăm con dưới 7 tuổi ốm đau; con ốm có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.
Bởi vậy, trong trường hợp người lao động có con dưới 7 tuổi mắc COVID-19 cũng sẽ được hưởng chế độ ốm đau trong thời gian chăm con khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên.
Theo Khoản 1 Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội, thời gian hưởng chế độ được quy định như sau:
Con dưới 3 tuổi: Số ngày hưởng chế độ tối đa 20 ngày/năm/con.
Con từ đủ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi: Số ngày hưởng chế độ tối đa 15 ngày/năm/con.
Trong trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì cha mẹ có thể lựa chọn cùng nghỉ hoặc nghỉ luân phiên để chăm con. Cả hai trường hợp này đều được giải quyết hưởng chế độ ốm đau tương ứng với từng người.
Theo Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội, người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Điều 27 thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.
Như vậy mức hưởng trợ cấp theo ngày tính theo công thức:
Mức hưởng/ngày = 75% x Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ : 24
Trong trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc trước đó đã có thời gian đóng BHXH, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ hưởng chế độ ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng được tính dựa trên tiền lương đóng BHXH của tháng đó.
Nguyên nhân F0 điều trị tại nhà chưa được nhận hỗ trợ bảo hiểm xã hội
Trao đổi về vấn đề này, ông Trần Dũng Hà - Phó Giám đốc BHXH TP HCM - cho hay, hiện nay, các trường hợp bị F0 chưa được thanh toán chế độ ốm đau chủ yếu là các trường hợp mắc COVID-19 cách ly điều trị tại nhà.
Theo quy định, chứng từ làm cơ sở để thanh toán chế độ ốm đau là giấy ra viện (nội trú); giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH do cơ sở có thẩm quyền cấp (ngoại trú).
Tuy nhiên, các giấy tờ mà người lao động là F0 điều trị tại nhà cung cấp không đúng theo quy định của Thông tư 56/2017/TT-BYT ngày 29-12-.2017 của Bộ Y tế và Luật Bảo hiểm xã hội.
Vị này lấy ví dụ ở TP HCM, thì là giấy xác nhận hoàn thành cách ly của UBND xã phường cấp. Còn lại các trường hợp điều trị tại khu cách ly, bệnh viện dã chiến đều được cấp giấy tờ đúng theo quy định.
Phó Giám đốc BHXH TP HCM cho hay, trên cơ sở Công văn 1492/KCB-PHCN&GĐ ngày 19-11-2021 của Cục Quản lý khám, chữa bệnh - Bộ Y tế, ngày 2-12-2021 Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh ban hành Công văn số 9000/STY-NVY hướng dẫn về việc Cấp hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng chế độ BHXH đối với người lao động là F0.
Theo đó, đối với trường hợp người lao động là F0 điều trị nội trú hoặc cách ly tập trung tại cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 thuộc phường, xã, quận, huyện (cơ sở cách ly tập trung F0): Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19, bệnh viện điều trị Covid-19 cấp giấy ra viện đúng quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư số 56/2017/TT-BYT .
Đối với trường hợp người lao động là F0 cách ly tại nhà, Trung tâm y tế quận, huyện, thành phố Thủ Đức, Trạm y tế phường, xã, thị trấn chăm sóc và quản lý F0 tại nhà sẽ cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư số 56/2017/TT-BYT.
Trong trường hợp Trạm y tế lưu động, Tổ chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại cộng đồng hỗ trợ chăm sóc F0 tại nhà thì bác sĩ được phân công trực tiếp chăm sóc F0 ký xác nhận vào vị trí "người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh", đơn vị chủ quản là Trung tâm y tế quận, huyện, thành phố Thủ Đức chịu trách nhiệm ký đóng dấu vào giấy chứng nhận hoặc ủy quyền bằng văn bản cho Trạm y tế phường, xã, thị trấn ký đóng dấu.
Một lần khám, người bệnh được cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội tối đa là 30 ngày.
Trường hợp F0 cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cấp, người F0 phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.
Theo BHXH TP HCM, kể từ ngày 24-11-2021, đối với các hồ sơ, giấy tờ không theo mẫu quy định tại Thông tư số 56/2017/TT-BYT do các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã cấp chưa đúng mẫu, chưa đúng cho người lao động nghỉ ngoại trú quá 30 ngày cho một lần khám bệnh, chữa bệnh, người lao động liên hệ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để được cấp lại giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định của Thông tư số 56/2017/TT-BYT .
"Như vậy, các trường hợp đã cấp các giấy tờ không đúng quy định trước 24-11-2021 vẫn còn vướng mắc" - ông Hà nói. Về những vướng mắc trên, hiện nay, Bộ Y tế đang khẩn trương phối hợp với Bộ LĐTBXH, BHXH VN và các đơn vị có liên quan xây dựng Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 56/2017/TT-BYT để đảm bảo các quy định phù hợp với tình hình thực tế. Trong đó, sẽ xử lý luôn các vướng mắc về các giấy tờ đã cấp cho F0 trong thời gian vừa qua.
F0 tăng nhanh, cấp độ dịch COVID-19 mới nhất của các tỉnh, thành thế nào?
Danh sách 45 tỉnh, thành thuộc 'vùng xanh' - cấp độ 1 về dịch COVID-19
Phía Bắc có 19 tỉnh, thành gồm: Bắc Kạn, Bắc Ninh, Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Lạng Sơn, Lào Cai, Lai Châu, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang.
Miền Trung và Tây Nguyên có 10 tỉnh gồm: Bình Định, Bình Thuận, Khánh Hòa, Nghệ An, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Kon Tum và Gia Lai
Phía Nam có 16 tỉnh, thành gồm: An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Dương, Cà Mau, TP Cần Thơ, Đồng Nai, Đồng Tháp, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tây Ninh, Tiền Giang, TP HCM, Trà Vinh.
Bình Phước, Bắc Giang, Hòa Bình, Hà Tĩnh, Hưng Yên, TP Hải Phòng, Hậu Giang, Lâm Đồng, Quảng Nam, Quảng Trị, Thanh Hoá, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Yên Bái, TP Đà Nẵng, Đắk Lắk và Đắk Nông.
Lãnh đạo Hà Nội: F0 tăng nhanh, phải giảm tối đa tỷ lệ chuyển tầng và tử vong
Trong cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 chiều 23/2, theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua, số ca mắc COVID-19 tăng cao. Đặc biệt, ngày 22/2, thành phố ghi nhận gần 7.000 ca mắc mới, dự báo tiếp tục tăng trong các tuần tiếp theo.
Đại diện Sở Y tế Hà Nội khẳng định dịch bệnh vẫn được "kiểm soát" bằng các biện pháp cụ thể như tiêm chủng, quản lý và điều trị bệnh nhân; ứng dụng nền tảng công nghệ vào quản lý, theo dõi, chăm sóc điều trị bệnh nhân COVID-19 từ sớm.
Thành phố cũng tăng cường công tác điều trị, thực hiện trực 4 cấp với thời gian 24/24h tại các bệnh viện, cơ sở thu dung để sẵn sàng thu nhận người bệnh khi chuyển tầng. Đồng thời tăng cường kết nối thông tin hỗ trợ và cấp phát thuốc kịp thời cho người dân. Việc tiêm vét theo chỉ đạo của Thủ tướng được thực hiện hiệu quả, cơ bản hoàn thành… Kết quả, Hà Nội đã khống chế tỷ lệ chuyển tầng ở mức 0,36%, tỷ lệ tử vong là 0,19%.
Ông Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội phân tích, số ca tăng cao cơ bản nằm trong dự báo của thành phố. Mỗi quận, huyện cần có thêm các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế ở địa bàn.
Ông Chử Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội nhận định tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp. Số ca mắc mới tăng nhanh khi thành phố cho phép mở lại các dịch vụ, du lịch, hàng không cũng là những thách thức với công tác phòng chống dịch.
Đáng chú ý, kết quả giải trình tự gene các ca bệnh ở Hà Nội hiện nay đã có 4 trường hợp ở Bệnh viện Bạch Mai nhiễm chủng Omicron. Điều này được thành phố dự báo từ trước và đã triển khai các kế hoạch ứng phó cụ thể.
"97% ca bệnh ở Hà Nội là nhẹ, không triệu chứng. Thành phố đã chuẩn bị 8.500 giường (thêm 1.655 giường cho nhi khoa và trẻ em). Hiện dư địa vẫn còn 40%. Bên cạnh đó là các bệnh viện Trung ương cũng còn nhiều giường bệnh cho bệnh nhân COVID-19. Thành phố có thể kích hoạt bệnh viện chuyên điều trị ngoại vi ngay khi cần thiết. Bệnh viện Đức Giang có thể tập trung chuyên điều trị bệnh nhân tầng 3", ông Dũng nói.
Trước diễn biến này, lãnh đạo Hà Nội yêu cầu các đơn vị phải có thái độ bình tĩnh và tư tưởng thích ứng an toàn nhưng không chủ quan; vẫn kiên trì với quan điểm phân cấp đến các quận, huyện, thị xã và "4 tại chỗ". Các địa phương tiếp tục tập trung nâng cao năng lực cho tuyến y tế cơ sở, quản lý F0 tại nhà; không để tình trạng F0 không có thông tin; đảm bảo các túi thuốc A, B, C; tăng cường tập huấn hướng dẫn chủ động và nhuần nhuyễn; điều phối các lực lượng hiệu quả cao nhất...
"Phải hạn chế tối đa bệnh nhân chuyển tầng nặng, tử vong. Đây là mục tiêu cao nhất, phải làm bằng được", Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội nhấn mạnh.
Để đảm bảo các hoạt động thông suốt, ông Dũng đề nghị các cơ quan - đơn vị phải bố trí cán bộ phù hợp với biện pháp phòng dịch, kết hợp làm việc online và trực tiếp để thích ứng an toàn với dịch bệnh.
F0 điều trị tại nhà có còn được hỗ trợ 80.000 đồng/ngày tiền ăn?
Theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021, sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 33/2021/QĐ-TTg, chính sách hỗ trợ tiền ăn cho người mắc COVID-19 (F0) và người thực hiện cách ly y tế (F1) được quy định như sau:
- Hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/người/ngày đối với các trường hợp người điều trị nhiễm COVID-19 (F0), từ ngày 27 tháng 4 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, thời gian hỗ trợ theo thời gian điều trị thực tế nhưng tối đa 45 ngày.
- Hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/người/ngày đối với các trường hợp người thực hiện cách ly y tế (F1) theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, từ ngày 27 tháng 4 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, thời gian hỗ trợ tối đa 21 ngày.
Theo quy định trên, chính sách hỗ trợ 80.000 đồng/ngày tiền ăn cho F0, F1 chỉ được áp dụng đến hết ngày 31/12/2021. Vì vậy, hiện nay F1, F0 không còn được hỗ trợ 80.000 đồng tiền ăn như trước nữa.
F1 tự cách ly, F0 tự điều trị tại nhà hay điều trị tập trung tại các cơ sở thu dung đều phải tự chi trả tiền ăn trong quá trình khám, chữa bệnh.
Bạc Liêu: Người trên 18 tuổi chưa tiêm đủ vaccine không được ra đường
Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 có chiều hướng gia tăng sau Tết Nguyên đán, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu đã có văn bản chỉ đạo tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.
Cụ thể, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu chỉ đạo thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố hạn chế tổ chức các cuộc họp trực tiếp; các sự kiện không cần thiết.
Riêng đối với các cuộc họp quan trọng, thật sự cần thiết, trước khi tổ chức phải tiến hành việc xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho các đại biểu tham dự và phải đảm bảo công tác phòng, chống dịch, thực hiện nghiêm nguyên tắc "5K"; không được tổ chức dùng cơm, tiệc chiêu đãi sau cuộc họp.
Đặc biệt, tỉnh này cũng quy định người trên 18 tuổi nếu chưa tiêm đủ liều 2 liều vaccine trở lên không được ra đường.
Quảng Ngãi: Tỉ lệ học sinh, giáo viên mắc COVID-19 tăng cao khi học trực tiếp
Sáng 23/2, UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức cuộc họp bàn một số giải pháp ứng phó với tình hình dịch COVID-19 trong thời gian tới.
Quảng Ngãi đang điều trị cho hàng ngàn ca COVID-19, trong đó có gần 3.000 ca điều trị tại nhà, 57 ca ở khu cách ly tập trung, 172 ca điều trị tại bệnh viện. Số ca nặng và nguy kịch chiếm tỷ lệ 1,5%. Đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 85 ca tử vong, chiếm tỷ lệ 0,48%.
Đáng chú ý, theo báo cáo của Sở GD-ĐT Quảng Ngãi, tính từ ngày 7-2 (sau khi Quảng Ngãi cho học sinh bắt đầu học trực tiếp trở lại) đến 10 giờ ngày 22-2, hiện có 34,5% học sinh bậc mầm non, 54,6% học sinh bậc tiểu học, 59,2% học sinh bậc THCS, 96,06% học sinh bậc THPT và 50,3% học viên giáo dục thường xuyên đến lớp; số học sinh, giáo viên bị mắc COVID-19 cũng tăng cao.
Lo dương tính, nhiều người ngày nào cũng test COVID-19, bác sĩ cảnh báo điều gì?
Trao đổi với PV Dân Việt, PGS.TS Hoàng Bùi Hải - Phó giám đốc Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 Đại học Y Hà Nội cho rằng, người dân chỉ thực sự cần test khi có dấu hiệu nghi ngờ. Cụ thể, có triệu chứng sốt, đau rát họng, ho, đau nhức người, mất vị giác. Thứ 2, những người sau khi tiếp xúc với F0 khoảng 3 ngày.
"Nếu trong một hai ngày đầu sau khi tiếp xúc với F0 xét nghiệm sẽ không có kết quả chính xác. Bộ Y tế cho phép có 16 loại test COVID-19, test hai loại khác nhau nếu dương tính thì khẳng định nhiễm COVID-19, sẵn sàng điều trị tại nhà. Người nhiễm COVID-19 điều trị tại nhà khoảng 5-7 ngày hoặc thậm chí 10 ngày test lại. Nếu test 2 lần đều âm tính là khỏi bệnh.
Ngày nào cũng test làm gì cho tốn kém trừ trường hợp họp, gặp mặt đông người chúng ta cẩn thận, để đảm bảo an toàn test trước khi đến. Có người không có triệu chứng vào đám đông đảm bảo an toàn hoặc cuộc họp quan trọng test trước khi đến. Nếu một triệu người cùng test tính ra chi phí rất tốn kém", ông Hải nhấn mạnh.
Bộ Y tế hướng dẫn gì khi lớp học có F0
Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: UBND tỉnh gửi 'tối hậu thư' đến nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn đã ra văn bản chỉ đạo nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 trong sự việc, xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
Hai phi công vụ rơi máy bay ở Bình Định được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc
Thời sự - 4 giờ trướcGĐXH - Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Thượng tá Nguyễn Hồng Quân (2 phi công trong vụ rơi máy bay ở Bình Định) được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì có thành tính xuất sắc trong nhiệm vụ huấn luyện bay.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 9 giờ trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường
Thời sự - 13 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.
Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương
Thời sự - 14 giờ trướcHàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.
Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - Sau phản ánh của chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức Khỏe và Đời sống), UBND quận Nam Từ Liêm cho biết sẽ chỉ đạo Công an Quận, Đội thanh tra GTVT thường xuyên kiểm tra, xử lý nếu phát sinh việc dừng đỗ, thu tiền trông giữ phương tiện trái phép tại ngõ 8 đường Tôn Thất Thuyết, thuộc phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm.
Xác định danh tính hai nạn nhân mất tích vụ xe chở rác rơi xuống sông
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - Lực lượng chức năng đã xác định được danh tính 2 nạn nhân mất tích trong vụ xe chở rác húc văng thành rơi xuống sông Hữu Trạch (Thừa Thiên Huế) vào sáng 21/11.
Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nhiệt độ Thủ đô hạ thấp nhất bao nhiêu độ khi đón không khí lạnh?
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết Hà Nội 3 ngày tới, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường lệch Đông nên thời tiết Thủ đô duy trì đêm và sáng trời lạnh, ngày nắng hanh. Mức nhiệt thấp nhất từ 21-23 độ.
Hiện trường lặn tìm 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - Lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai tìm kiếm 2 người mất tích do xe rác rơi xuống sông.
Gió mùa Đông Bắc liên tiếp dồn xuống, miền Bắc sắp rét đậm, rét hại?
Thời sựGĐXH – Theo dự báo thời tiết, vào ngày 25 và 27/11, bộ phận không khí lạnh được tăng cường trở lại ảnh hưởng đến nhiều nơi ở miền Bắc.