Tin sáng 29/3: Hậu COVID-19 ở trẻ em, có nên lo lắng quá mức?; đã đến lúc Hà Nội nên cho karaoke hoạt động trở lại
GiadinhNet - Nhiều phụ huynh lo lắng về vấn đề hậu COVID-19 ở trẻ và băn khoăn về chuyện phải đưa con đi khám vào thời điểm nào để được can thiệp kịp thời.
Dịch COVID-19 giảm mạnh, "màu" cấp độ dịch của các địa phương thế nào?
Cập nhật đánh giá cấp độ dịch COVID-19 tại địa phương theo Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ trên Cổng thông tin Bộ Y tế đến 12h ngày 28/3 cho thấy, 5 tỉnh thuộc vùng cam (tương đương cấp độ dịch 3) là Bắc Giang, Bắc Ninh, Bình Định, Phú Thọ và Yên Bái;
21 tỉnh, thành thuộc vùng vàng (tương đương cấp độ dịch 2) là: Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Phước, Bến Tre, Hoà Bình, Hà Tĩnh, TP Hải Phòng, Hưng Yên, Lâm Đồng, Nghệ An, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Trị, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, TP Đà Nẵng, Đăk Lăk, Đăk Nông và Đồng Nai.
37 tỉnh, thành còn lại là vùng xanh (cấp độ dịch 1), trong đó có 2 đô thị lớn nhất cả nước là TP Hà Nội và TP.HCM.
Về chi tiết cấp độ dịch theo quy mô xã, phường, đến trưa ngày 28/3 cho thấy, cả nước hiện có 4.482 xã, phường thuộc vùng xanh, chiếm 42,3% trong tổng số xã, phường đánh giá; 2.709 xã, phường thuộc vùng vàng, chiếm 25,5%; số xã, phường thuộc vùng cam là 3.135 chiếm 29,6%; số xã, phường thuộc vùng đỏ là 257 chiếm khoảng 2,4%.
Như vậy, so với đánh giá cấp độ dịch cách đây 10 ngày, số xã, phường thuộc vùng xanh đã tăng 145 xã, phường; số đơn vị thuộc vùng đỏ giảm 146 xã, phường; số đơn vị thuộc vùng vàng và vùng cam không có sự thay đổi nhiều.
Chuyên gia: Đã đến lúc Hà Nội nên cho karaoke hoạt động trở lại
Từ 15/3, Việt Nam mở cửa lại du lịch đón khách quốc tế, hàng loạt các dịch vụ khác theo đó cũng được hoạt động trở lại. Tuy nhiên, hiện các chủ quán karaoke ở Hà Nội vẫn đang mong ngóng từng ngày để được mở cửa.
Lấy dẫn chứng việc TP.HCM cũng như nhiều địa phương khác đã cho phép karaoke, vũ trường hoạt động từ vài tháng nay, PGS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) nêu quan điểm, thời điểm hiện tại, Hà Nội cũng nên cho dịch vụ karaoke mở cửa.
"Tại Hà Nội, số ca COVID-19 tuy đang cao nhưng chúng ta đã xác định sống chung với dịch rồi thì vẫn nên cho các dịch vụ hoạt động trở lại. Cùng với đó là khuyến cáo người dân nếu ai đang có vấn đề về sức khỏe, đang là F0 hoặc mới tiếp xúc với ca bệnh thì cần tự giác phòng dịch lây lan", ông Nga nói.
Hậu COVID-19 ở trẻ em, có nên lo lắng quá mức?
Dù đã khỏi bệnh sau khi nhiễm COVID-19 được gần 1 tháng nhưng hôm nay, chị Đặng Thị Thúy Quỳnh - mẹ của Tấn Phong - lại quyết định đưa em đến khám ở bệnh viện Nhi Đồng 2, TP. Hồ Chí Minh. Chị Quỳnh cho biết: "2-3 tuần nay, bé thường kêu khó thở rồi đau tức ngực ở vùng sau lưng".
Khó thở, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa là những triệu chứng ở trẻ đã khỏi bệnh COVID-19 khiến phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, khi những thông tin về hậu COVID-19 đang khá phổ biến. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, con số thật sự trẻ F0 gặp các vấn đề hậu COVID-19 cần đến bệnh viện điều trị không nhiều. Hậu COVID-19 ở trẻ em không thật sự đáng lo lắng thái quá.
"Hậu COVID hay hậu sốt xuất huyết, hậu tay chân miệng, hay hậu bệnh sởi cũng giống nhau. Hậu COVID ở trẻ em ít lo hơn là đối với người lớn. Tất nhiên, khi trẻ bệnh thì phải đưa trẻ đi khám để bác sĩ xác định xem trẻ bị bệnh gì. Thường là các bệnh cấp tính như nhiễm siêu vi trong giai đoạn sau hoặc là viêm họng, viêm phổi, viêm tai, những bệnh thông thường ở trẻ nên không có gì đáng lo ngại", BS CKII Đỗ Châu Việt, Trưởng khoa Hồi sức COVID - Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP Hồ Chí Minh cho biết.
Trẻ F0 cần khám hậu COVID-19 khi mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, rối loạn vị giác, khứu giác, rối loạn cảm xúc, kém tập trung, giảm trí nhớ, ho kéo dài, đau họng, khó thở đau khớp, đau cơ, nặng ngực, hồi hộp đánh trống ngực sau khi mắc COVID-19 từ 4 đến 12 tuần.
Việc xuất hiện một số trường hợp bệnh nhi bị hội chứng viêm đa hệ thống sau nhiễm SARS-CoV-2 có thể nguy hiểm tính mạng cũng khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Bởi dù hiếm gặp nhưng bệnh thường xảy ra sau 2-6 tuần mắc COVID-19 (khi phần lớn F0 đã âm tính, biểu hiện khá giống với với một số tình trạng bệnh lý khác và xảy ra cả với trẻ F0 tình trạng nhẹ).
BS CKII Đỗ Châu Việt cho biết thêm: "Dù có hậu COVID viêm đa hệ thống thì chúng tôi cũng đã có phác đồ điều trị, có phương án, phương tiện, thuốc men để điều trị''.
Điều các bậc phụ huynh cần quan tâm ở giai đoạn thời tiết chuyển mùa như hiện nay chính là đừng vì quá lo lắng đến COVID-19 hay hậu COVID-19 mà bỏ qua các dấu hiệu của các loại bệnh truyền nhiễm khác. Bởi đây mới chính là mối đe dọa cho sức khỏe của trẻ, nhất là khi chưa kịp hồi phục hoàn toàn sau khi nhiễm COVID-19.
COVID-19 hạ cấp độ, chống dịch thay đổi như thế nào?
Bệnh viện hồi sức bệnh nhân COVID-19 lớn nhất cả nước đã hoàn thành sứ mệnh sau hơn 8 tháng hoạt động và đang làm thủ tục để đóng cửa vào cuối tháng 3 này. Một đơn nguyên hồi sức bệnh nhân COVID-19 nguy kịch tại Bệnh viện Hoàng Mai - cơ sở y tế có nhiệm vụ điều trị bệnh nhân nặng nguy kịch với quy mô 500 giường cũng vừa dừng hoạt động. Hiện sức ép điều trị ca nặng ở các bệnh viện khác trên toàn quốc cũng đã giảm rõ rệt so với tuần đầu tháng 3.
Việc hoạt động trở lại của các khu vui chơi ở thành phố Hồ Chí Minh, các sự kiện văn hóa ở nhiều tỉnh thành hay sự tấp nập của phố đi bộ Hồ Gươm sau hơn 1 năm phải dừng hoạt động do dịch bệnh là những minh chứng cho thấy sự thay đổi cả về nhận thức và hành động trước diễn biến dịch bệnh.
Bao quát về tình hình dịch ở thởi điểm này, PGS.TS Trần Đắc Phu - cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết: trong thời gian qua số ca nhiễm Covid -19 cao nhưng chúng ta không bị quá tải hệ thống y tế, số chuyển nặng cũng không nhiều, số nhập viện cũng như số tử vong không cao do chúng ta đã tiêm vaccine trên toàn quốc đạt tỷ lệ cao, năng lực hệ thống y tế được nâng lên, công tác chống dịch cũng đã có nhiều kinh nghiệm, đặc biệt hiểu biết phòng bệnh của người dân cũng được nâng lên.
Đã đến lúc cần có cách tiếp cận khác với COVID-19 là quan điểm của PGS Trần Đắc Phu.
Hà Nội lại đông đúc, dần trở về trạng thái "bình thường mới"
Dù các ca mắc F0 vẫn tiếp tục ghi nhận ở nhiều quận, huyện, thị xã, Thủ đô Hà Nội đã và đang từng bước đưa mọi thứ trở về trạng thái "bình thường mới".
Các quán cafe bắt đầu hoạt động hết công suất. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Các cửa hàng cắt tóc đã trở lại hoạt động bình thường. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Đông đảo người dân đến xem lễ hội hoa đăng kinh khí cầu vào tối 26/3. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Một người bán cá cảnh dạo trên phố Lê Duẩn. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Tái nhiễm thì hậu COVID-19 có nặng hơn?
Trong báo cáo về công tác chống dịch tuần qua, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết người khỏi bệnh vẫn có khả năng tái nhiễm, do vậy cần tiếp tục hoàn thành tiêm vắc xin mũi 3.
Về câu hỏi hậu COVID-19 lần 2, 3 có nặng hơn lần 1? Theo TS-BS Châu, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cũng chưa thể biết được vì mọi điều là mới, phải có thêm dữ liệu mới có thể phân tích và đánh giá. Có những trường hợp hậu COVID-19 kéo dài, tuần lễ 1 - 2 bệnh nhân không viêm phổi, không thở máy, ECMO , nhưng 14 ngày sau xuất hiện biến chứng rối loạn đông máu , tắc mạch máu…
BS Nguyễn Thế Hân, Trưởng khoa Khám bệnh theo yêu cầu, chuyên gia khám hậu COVID-19, BV Thống Nhất (TP.HCM), cho biết thêm, với người mắc COVID-19 lần 2, lần 3 và hậu COVID-19 nặng hơn hay nhẹ hơn là không quan trọng. Bởi hậu COVID-19 của chủng Omicron là nhẹ, ít xâm lấn phổi hơn so với Delta. Nhưng chủng Omicron tác động làm viêm xoang nhiều và nhiều trường hợp đông máu.
Về thắc mắc lần 1 mắc COVID-19 đã uống thuốc kháng vi rút Molnupiravir thì mắc lần 2 có uống tiếp được không? Theo BS Trương Hữu Khanh, chuyên gia bệnh truyền nhiễm, nếu nói mắc lần 2 có triệu chứng và có chỉ định thì cần thiết vẫn được uống Molnupiravir.
Chính sách "cầu chì" Hàn Quốc áp dụng với các chuyến bay Việt Nam
Theo nhà chức trách, từ ngày 1/1/2022, Hàn Quốc là một trong những thị trường đầu tiên Việt Nam mở cửa đón khách quốc tế thường lệ. Đối với việc chở khách từ Hàn Quốc vào Việt Nam, do Chính phủ Việt Nam đã mở cửa toàn bộ từ ngày 15/2 nên các hãng hàng không của Việt Nam và Hàn Quốc đều không còn gặp bất kỳ hạn chế nào về việc xin phép bay khai thác.
Các hãng hàng không Korean Air và Asiana được nhà chức trách Việt Nam cấp phép lên tới hơn 20 chuyến bay chở khách thường lệ/tuần. Đối với chiều chở khách từ Việt Nam sang Hàn Quốc, các hãng hàng không Việt Nam đang gặp khó khăn rất lớn.
Nhà chức trách hàng không Hàn Quốc là Bộ Đất đai, Hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc (MOLIT) mỗi tuần chỉ cấp phép cho Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) khai thác 7 chuyến bay từ Hà Nội, TPHCM - Seoul, tuy nhiên số chuyến bay chở khách nhập cảnh Hàn Quốc chỉ là 2 chuyến/tuần.
Các chuyến bay còn lại của Vietnam Airlines được cấp dưới dạng phép bay thuê chuyến, có giới hạn đối tượng nhập cảnh là khách quốc tịch Hàn Quốc, người có visa F5, F6 (vợ chồng, con cái của người Hàn Quốc) và người có visa A1, A2 (visa ngoại giao) và gia đình.
Đáng nói, phép bay này thường được cấp sát ngày hoặc không cấp phép và thông báo về tính trạng cấp phép trước ngày khai thác chỉ từ 2-3 ngày. Do đó, hãng thường xuyên phải giải tỏa khách sát ngày khi không được nhà chức trách Hàn Quốc cấp phép bay chở khách từ Việt Nam sang Hàn Quốc.
MOLIT cũng áp dụng chính sách "cầu chì" với các chuyến bay đến từ Việt Nam. Theo đó, nếu phát hiện có từ 3 trường hợp nhập cảnh mắc COVID-19 trên một chuyến bay thì tất cả các chuyến bay của các hãng trên đường bay đó sẽ bị áp dụng giới hạn khai thác trong vòng một tuần. Các chuyến thường lệ sẽ bị giới hạn hệ số sử dụng ghế tối đa là 60%; các chuyến bay thuê chuyến sẽ không được phép chở khách; chỉ áp dụng chặng đến Hàn Quốc.
Đại diện Vietnam Airlines cho hay: "Mặc dù các ca dương tính với SARS-CoV-2 được phát hiện trên các chuyến bay của hãng hàng không khác tuy nhiên các chuyến chiều đi từ Việt Nam sang Hàn Quốc của Vietnam Airlines liên tục bị hạn chế chở khách hoặc bị hủy chở khách".
Trẻ em 5-11 sẽ được tiêm vaccine từ tuần sau
Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường
Thời sự - 3 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.
Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương
Thời sự - 3 giờ trướcHàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng
Thời sự - 14 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.
Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội
Thời sự - 18 giờ trướcGĐXH - Sau phản ánh của chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức Khỏe và Đời sống), UBND quận Nam Từ Liêm cho biết sẽ chỉ đạo Công an Quận, Đội thanh tra GTVT thường xuyên kiểm tra, xử lý nếu phát sinh việc dừng đỗ, thu tiền trông giữ phương tiện trái phép tại ngõ 8 đường Tôn Thất Thuyết, thuộc phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm.
Xác định danh tính hai nạn nhân mất tích vụ xe chở rác rơi xuống sông
Thời sự - 18 giờ trướcGĐXH - Lực lượng chức năng đã xác định được danh tính 2 nạn nhân mất tích trong vụ xe chở rác húc văng thành rơi xuống sông Hữu Trạch (Thừa Thiên Huế) vào sáng 21/11.
Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nhiệt độ Thủ đô hạ thấp nhất bao nhiêu khi đón không khí lạnh tăng cường?
Thời sự - 20 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết Hà Nội 3 ngày tới, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường lệch Đông nên thời tiết Thủ đô duy trì đêm và sáng trời lạnh, ngày nắng hanh. Mức nhiệt thấp nhất từ 21-23 độ.
Hiện trường lặn tìm 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích
Thời sự - 21 giờ trướcGĐXH - Lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai tìm kiếm 2 người mất tích do xe rác rơi xuống sông.
Cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ hỏi thăm các gia đình trong vụ đuối nước thương tâm
Thời sự - 22 giờ trướcGĐXH - Công an tỉnh Phú Thọ và Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam, Sở LĐ-TB&XH và UBND huyện Tam Nông đã đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ gia đình 5 học sinh bị đuối nước thương tâm xảy ra ở xã Hiền Quan.
Khoảnh khắc xe chở rác húc văng thành cầu rơi xuống sông, 2 người mất tích
Thời sự - 22 giờ trướcGĐXH - Đoạn video ghi lại cho thấy, xe chở rác BKS 75C – 044.83 khi di chuyển đến giữa cầu treo Bình Thành bất ngờ mất lái, va chạm và tông văng thành cầu bên phải rồi rơi xuống sông.
Toàn cảnh hiện trường vụ xe khách tông xe bồn trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây khiến 12 người thương vong
Thời sự - 23 giờ trướcGĐXH - Vụ tai nạn trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây làm phụ xe ô tô khách tử vong, 11 người trên xe khách bị thương được đưa tới bệnh viện cấp cứu.
Gió mùa Đông Bắc liên tiếp dồn xuống, miền Bắc sắp rét đậm, rét hại?
Thời sựGĐXH – Theo dự báo thời tiết, vào ngày 25 và 27/11, bộ phận không khí lạnh được tăng cường trở lại ảnh hưởng đến nhiều nơi ở miền Bắc.