Tin sáng 30/3: Xem xét nghiên cứu ứng dụng thuốc nam cho bệnh nhân COVID-19 ở Hà Nội; trẻ sơ sinh không nhất thiết xét nghiệm thường xuyên
GiadinhNet - Ngành Y tế TP Hà Nội được giao nghiên cứu ứng dụng các bài thuốc nam cho bệnh nhân COVID-19; Theo Hướng dẫn mới của Bộ Y tế, không nhất thiết phải làm xét nghiệm COVID-19 thường xuyên cho tất cả trẻ sơ sinh, kể cả khi người chăm sóc trẻ là F0.
Trẻ sơ sinh không nhất thiết xét nghiệm thường xuyên
Đây là một trong những điểm mới trong hướng dẫn chăm sóc tại nhà đối với phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ sơ sinh mắc COVID-19 của Bộ Y tế mới ban hành
Theo đó, khi trẻ sơ sinh là F0, chỉ điều trị tại nhà khi không có triệu chứng hoặc bị nhẹ, không có 1 dấu hiệu nguy hiểm nào như: bỏ bú, ngủ li bì, suy hô hấp, co giật, sốt cao khó hạ, vàng da, nôn....
Nếu chỉ có mẹ là F0, cần cân nhắc giữa lợi ích của việc cho trẻ bú mẹ và nguy cơ trẻ có thể mắc COVID-19.
Khi cả mẹ và trẻ sơ sinh đều là F0, cần duy trì cho trẻ bú mẹ. Nếu trẻ ngạt mũi thì vệ sinh mũi trước khi cho bú. Nếu trẻ không bú được, cần vắt sữa mẹ ra cốc cho trẻ ăn bằng thìa.
Còn với phụ nữ có thai mắc COVID-19, điều trị tại nhà khi chưa có chỉ định chấm dứt thai kỳ, chưa có dấu hiệu chuyển dạ, đặc biệt không có dấu hiệu cấp cứu hoặc bất thường sản khoa.
Rà soát, lập danh sách trẻ đang đi học từ 5- dưới 12 tuổi để tiêm vaccine COVID-19
Để sẵn sàng chuẩn bị triển khai tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi vào đầu tháng 4/2022, Bộ Y tế đã yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo rà soát, lập danh sách tiêm cho trẻ đang đi học từ lớp 1 đến lớp 6 thuộc độ tuổi từ 5- dưới 12 tuổi.
Đối với trẻ thuộc lứa tuổi này không đi học, Sở Y tế phối hợp với chính quyền địa phương lập danh sách xây dựng kế hoạch, chuẩn bị đủ điều kiện tiêm chủng để có thể triển khai ngay khi được phân bổ vaccine.
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức tiêm theo hình thức chiến dịch, miễn phí tại các cơ sở tiêm chủng cố định, tại điểm tiêm lưu động và trường học (đối với những nơi tổ chức học tập trung tại trường).
Bộ Y tế cũng đề nghị cha mẹ, người giám hộ thực hiện ký Phiếu đồng ý tiêm chủng theo mẫu ban hành; điểm tiêm chủng thực hiện khám sàng lọc trước tiêm theo hướng dẫn và theo dõi, chăm sóc sau tiêm theo quy định.
Liên quan đến tiêm chủng cho trẻ em lứa tuổi nêu trên, Bộ Y tế ngày 28/3 đã có công văn số 1535/BYT-DP gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em từ 5-dưới 12 tuổi.
Bộ Y tế cho biết ngày 5/2/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 14/NQ-CP về việc mua vaccine COVID-19 của Pfizer cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.
Đã đến lúc coi COVID-19 là bệnh đặc hữu?
"Có thể coi COVID-19 là bệnh đặc hữu" - Đây là đánh giá của BS Trương Hữu Khanh (nguyên trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM) trước diễn biến đại dịch COVID-19, với biến chủng Omicron đang chiếm ưu thế.
Trao đổi với PV VOV.VN, BS Khanh cho biết, khi biến thể Omicron xuất hiện, dịch COVID-19 đã giảm căng thẳng và biến thể phụ của Omicron là BA.2 thậm chí không gây ảnh hưởng nặng như BA.1.
"Về lý thuyết, nếu xuất tiếp tục xuất hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 thì biến thể mới phải lây lan mạnh hơn để lấn át BA.1 và BA.2 của Omicron. Trường hợp biến chủng mới xuất hiện nhưng không lây lan mạnh như biến chủng cũ thì đó không phải là vấn đề. Thực tế đã xuất hiện biến thể BA.3 nhưng tính sinh học và khả năng lây không có gì đặc biệt nên đây không phải là vấn đề. Với diễn biến dịch là biến thế Omicron chiếm ưu thế thì có thể coi COVID-19 là bệnh đặc hữu khi khả năng diễn tiến bệnh nặng không nhiều", BS Khanh nói.
Hà Nội: Xem xét nghiên cứu ứng dụng thuốc nam cho bệnh nhân COVID-19
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đề nghị ngành Y tế quan tâm nghiên cứu, xem xét ứng dụng cả các phương thuốc nam cho bệnh nhân COVID-19 bởi y học dân tộc rất phong phú, các phương thuốc có thể vừa đem lại hiệu quả, vừa hạn chế được tác dụng phụ, hậu COVID-19...
Theo thống kê trong tuần qua, số ca mắc SARS-CoV-2 tiếp tục giảm sâu, tỷ lệ tử vong ở mức rất thấp. Tuy nhiên, cần quán triệt sâu sắc quan điểm là không chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch; xác định rõ đây là nhiệm vụ cả hệ thống chính trị, trước hết là của cấp ủy, chính quyền, nhất là người đứng đầu.
Về thuốc điều trị, Bí thư Thành ủy lưu ý ngành Y tế và các ngành phải phối hợp chặt chẽ để bảo đảm số lượng, kiểm soát giá cả theo quy định, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, những hành vi trục lợi gây bức xúc cho người dân. Ông Đinh Tiến Dũng đề nghị ngành Y tế quan tâm nghiên cứu, xem xét ứng dụng cả các phương thuốc nam cho bệnh nhân COVID-19 bởi y học dân tộc rất phong phú, các phương thuốc có thể vừa đem lại hiệu quả, vừa hạn chế được tác dụng phụ, hậu COVID-19...
Ban Cán sự đảng UBND thành phố tiếp tục chỉ đạo tăng tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 2, mũi 3. Các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn, thôn, tổ dân phố, các tổ COVID-19 cộng đồng rà soát tới từng đối tượng để bảo đảm tiêm hết mũi 3; nhất là những người nguy cơ cao, có bệnh nền, người cao tuổi... Ngành Y tế và các địa phương phải rà soát công tác chuẩn bị, bảo đảm sẵn sàng phương án, tổ chức diễn tập tiêm vaccine cho trẻ dưới 12 tuổi, để khi có thuốc, có phác đồ là triển khai tiêm nhanh, hiệu quả.
TPHCM còn có thể làm mê lòng khách du lịch?
Từ ẩm thực đường phố đến quán ăn sang trọng, từ không gian sôi động tới cảnh quan thiên nhiên, từ những công trình hiện đại cho đến những di tích nhuốm màu lịch sử, TPHCM có đầy đủ những yếu tố để chiều lòng du khách.
Tuy nhiên, cần thẳng thắn nhìn nhận, những yếu tố giúp TPHCM hấp dẫn du khách chưa thật sự được đầu tư xứng tầm.
"Sài Gòn vẫn chưa giống trước. Lần cuối tôi vào cách đây gần 3 năm, nơi đây mới đúng nghĩa là thành phố không ngủ", Ngọc Anh (28 tuổi, sống tại Hà Nội) kể về trải nghiệm lần tới TPHCM hồi cuối tháng 3. Với việc TPHCM đang là một trong những địa phương an toàn với dịch COVID-19, Ngọc Anh cùng nhiều du khách chọn nơi đây làm điểm đến sau thời gian dài bị "trói chân" bởi dịch bệnh.
Tuy nhiên, chuyến đi của cô gái Hà Nội có phần chưa đạt kỳ vọng. Không gian, sự sôi động của một thành phố sống về đêm trước kia chưa quay lại. Những cảm nhận cô tìm kiếm được ở đây, trong chuyến đi ngắn ngày, cũng có thể dễ dàng tìm thấy ở thành phố nơi cô sống, hay bất kỳ đô thị lớn nào trong thời điểm hiện tại.
"Có thể do chuyến đi ngắn ngày, tôi chưa kịp tìm ra nét đặc sắc của TPHCM. Nhưng trong lần tới đây khi dịch COVID-19 chưa diễn ra, tôi đã sớm cảm nhận được sự khác biệt của thành phố với bất kỳ nơi nào khác từng đặt chân đến, sôi động, cuồng nhiệt, mến khách và nhiều sắc thái", Ngọc Anh bày tỏ sự băn khoăn trước những thay đổi của đô thị sôi động nhất cả nước sau những đợt bùng phát dịch COVID-19.
Mối nguy hiểm khi phụ nữ mang thai gặp di chứng hậu COVID-19
Tiến sĩ Sim cho biết các nghiên cứu gần đây trên thế giới cho thấy những triệu chứng của COVID-19 có thể kéo dài tới vài tháng sau khi bệnh nhân đã âm tính với nCoV.
"Hậu COVID-19 đã được đề xuất như một thuật ngữ bao trùm cho hàng loạt hậu quả về sức khỏe thể chất cũng như tinh thần xuất hiện từ 4 tuần trở đi sau khi nhiễm SARS-CoV-2. Một số di chứng muộn để lại cũng khá nguy hiểm nếu không phát hiện sớm, thậm chí mất khả năng điều trị và đe dọa tính mạng bệnh nhân", vị chuyên gia nhận định.
Các nguy cơ hậu COVID-19 ở phụ nữ mang thai nặng nề hơn người bình thường. Thậm chí, trẻ sơ sinh sau khi chào đời cũng có thể xuất hiện biến chứng.
"Hậu COVID-19 đã được đề xuất như một thuật ngữ bao trùm cho hàng loạt hậu quả về sức khỏe thể chất cũng như tinh thần xuất hiện từ 4 tuần trở đi sau khi nhiễm SARS-CoV-2. Một số di chứng muộn để lại cũng khá nguy hiểm nếu không phát hiện sớm, thậm chí mất khả năng điều trị và đe dọa tính mạng bệnh nhân", vị chuyên gia nhận định.
Theo bà, các di chứng hậu COVID-19 hiện nay thường được nhắc đến trên các phương tiện truyền thông dựa trên sự tổn thương ở các cơ quan như não, tim, phổi, thận, tụy, cơ,... nhưng chưa cụ thể.
"Riêng đối với phụ nữ mang thai, bà mẹ sau sinh, các nguy cơ này còn cao hơn nhiều lần. Nguyên nhân là nhóm này được xem như đang mang bệnh nền, khả năng miễn dịch kém, do đó nguy cơ mắc bệnh và bị tổn thương nhiều hơn", tiến sĩ Sim lưu ý.
Bà cũng cho biết trong thời gian qua, nhiều bà mẹ mắc COVID-19 và được hướng dẫn chăm sóc sức khỏe tại nhà.
"Tuy nhiên, do không được phát hiện sớm, một số bà bầu rơi vào tình trạng thập tử nhất sinh khi lâm bồn do các biến chứng của COVID-19 đã biểu hiện trên toàn thân", vị chuyên gia thông tin.
Mẹ là F0 điều trị tại nhà cho con bú thế nào?
Hướng dẫn chăm sóc, quản lý tại nhà đối với phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ sơ sinh mắc COVID-19 cụ thể như sau:
Mẹ và trẻ đều xác định mắc COVID-19:
mẹ có thể duy trì việc cho trẻ bú mẹ. Nếu trẻ ngạt mũi, khó bú, mẹ cần vệ sinh mũi cho trẻ trước khi bú. Trẻ không bú được, vắt sữa mẹ cho trẻ ăn bằng cốc và thìa.
Chỉ có mẹ được xác định mắc COVID-19:
Tư vấn cho bà mẹ và gia đình cân nhắc giữa lợi ích của việc cho trẻ bú mẹ và nguy cơ trẻ sơ sinh có thể mắc COVID-19.
Trường hợp bà mẹ quyết định tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ:
- Rửa tay thường quy bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh trước khi cho trẻ bú và đeo khẩu trang mỗi khi tiếp xúc gần với trẻ.
- Vệ sinh bầu vú 1 lần/ngày khi vệ sinh thân thể, không cần vệ sinh trước mỗi lần cho bú; Nếu bà mẹ ho, hắt hơi làm chất tiết bắn vào bầu vú, vệ sinh vú bằng nước sạch và xà phòng sau đó lau khô;
Nếu trẻ không bú được, người mẹ cần:
- Vắt sữa bằng tay (hoặc bằng dụng cụ) và cho trẻ ăn bằng cốc và thìa.
- Rửa tay thường quy bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh trước khi vắt sữa.
- Đeo khẩu trang trong quá trình vắt sữa và cho trẻ ăn.
- Vệ sinh dụng cụ vắt sữa, máy hút sữa và các dụng cụ cho trẻ ăn như cốc, thìa (tốt nhất tiệt trùng bằng cách hấp hoặc luộc).
Trường hợp sức khỏe bà mẹ tiến triển nặng, không thể tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ:
Sử dụng sữa thanh trùng từ ngân hàng sữa mẹ (nếu có) hoặc nuôi dưỡng trẻ theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Hỗ trợ bà mẹ cho con bú ngay khi sức khỏe ổn định.
Còn nhiều người ngại tiêm vaccine, Bình Dương tính việc tặng quà khuyến khích người dân
Trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện lãnh đạo các địa phương như TX Tân Uyên, TP Thủ Dầu Một, TP Thuận An chia sẻ, mặc dù các đơn vị tích cực truyên truyền, vận động nhưng công tác triển khai tiêm vaccine vẫn gặp một số khó khăn như dân số biến động, một bộ phận người dân có tâm lý chủ quan về dịch bệnh khi cho rằng đã tiêm đủ 2 mũi vaccine là an toàn nên không đồng ý tiêm mũi 3 hoặc có suy nghĩ tiêm mũi 3 có nhiều tác dụng phụ; hệ thống nhập liệu tiêm chủng chưa hoàn chỉnh nên bị mất dữ liệu, không có tính bảo mật vùng; công tác cấp mã định danh không kịp thời, người dân ở nơi khác đến không có mã định danh nên việc cập nhập lên hệ thống tiêm chủng gặp rất nhiều khó khăn.
Xem vaccine là "lá chắn" an toàn trong bối cảnh sống chung an toàn với dịch, Bình Dương quyết tâm dùng mọi cách để vận động người dân sớm tiêm đủ liều. Đại diện lãnh đạo Sở Y tế Bình Dương kiến nghị các địa phương trong trường hợp người dân không đồng ý tiêm bắt buộc phải cho ký giấy cam kết, khuyến khích người dân đến tiêm mũi 3 sẽ được tặng quà, được phát phiếu khuyến mại mua hàng.
Đối với việc triển khai tiêm vaccine cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi, lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Bình Dương lưu ý các địa phương điều tra kỹ số trẻ, đặc biệt trẻ ngoài cộng đồng; tổ chức tiêm theo nhiều đợt vì sẽ có nhiều trẻ là F0, trẻ bị bệnh, không đồng ý tiêm, trẻ đã đi đến nơi khác so với thời điểm điều tra và gia đình của trẻ đang là F0.
Người mắc COVID-19 sau bao lâu có thể hiến máu?
Trả lời thắc mắc người mắc COVID-19 sau bao lâu có thể hiến máu, Ths. Nguyễn Văn Nhữ, Trưởng phòng Truyền thông Giáo dục Sức khỏe, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết, các trường hợp mắc COVID-19 (F0) có thể hiến máu sau 10 ngày kể từ thời điểm đáp ứng đủ 2 điều kiện sau: âm tính với virus SARS-CoV-2 (phương pháp PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên) và không còn một hoặc nhiều triệu chứng (sốt, ho, khó thở, tiêu chảy…).
Điều này cũng phù hợp với hướng dẫn của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). FDA cũng không khuyến cáo phải xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho người hiến máu.
Với người mới tiêm phòng vaccine COVID-19, nếu sức khỏe ổn định, người dân có thể hiến máu sau 7 ngày với các loại vaccine được Bộ Y tế phê duyệt; sau 1 tháng với các loại vắc xin sống giảm độc lực hoặc không nhớ chính xác loại vắc xin đã được tiêm và sau 6 tháng với người tham gia thử nghiệm vaccine. Thời gian trì hoãn này cũng phù hợp với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật châu Âu.
Mục đích của việc trì hoãn ít ngày để các tác dụng của vắc xin được dung nạp tốt nhất sau tiêm, đảm bảo sức khỏe người hiến máu sau tiêm (không còn những phản ứng thông thường như: sốt, mệt, đau mỏi người) và tránh được các phản ứng sau hiến máu.
10 người ở Việt Nam thì có một trường hợp mắc COVID-19
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 9.274.849 ca nhiễm, đứng thứ 14/225 quốc gia và vùng lãnh thổ. Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 9.274.849 ca nhiễm, đứng thứ 14/225 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 93.891 ca nhiễm).
Riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 9.267.135 ca, trong đó có 5.471.891 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.449.594), TP.HCM (591.943), Nghệ An (390.924), Bình Dương (373.508), Hải Dương (337.425).
Trẻ em 5-11 sẽ được tiêm vaccine từ tuần sau
Quảng Nam: Đồi núi sạt lở làm sập một ngôi trường mới xây
Thời sự - 4 giờ trướcMột điểm trường mới khánh thành, đưa vào sử dụng cách đây hơn 2 tháng, tuy nhiên những ngày qua mưa lớn đã khiến đồi núi sạt lở, làm sập ngôi trường.
Nước lũ dâng cao khiến nhiều nơi bị ngập sâu, Quảng Ngãi ra công điện khẩn
Thời sự - 6 giờ trướcChủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành công điện khẩn về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do mưa lũ trên địa bàn.
Tin tối 24/11: Miền Bắc sắp đón đợt rét đậm đầu tiên trong năm; 6 quyền của cảnh sát giao thông từ 1/1/2025
Thời sự - 8 giờ trướcGĐXH – Từ mai (25/11) không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ, nền nhiệt giảm sâu, có nơi dưới 10 độ; Thông tư 69/2024/TT-BCA nêu cụ thể 6 quyền đối với Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông từ ngày 1/1/2025.
Thông tin mới nhất về quyền hạn của cảnh sát giao thông từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Thời sự - 10 giờ trướcGĐXH - Từ ngày 1/1/2025, những quy định về quyền hạn, trách nhiệm của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông có điểm gì mới theo Thông tư số 69/2024/TT-BCA?
2 xe tải dính chặt sau tai nạn trên cao tốc, cắt cabin đưa phụ xe ra ngoài
Thời sự - 15 giờ trước2 xe tải dính chặt sau tai nạn trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đoạn qua tỉnh Bình Thuận, 1 phụ xe bị mắc kẹt được cảnh sát cắt cabin đưa ra ngoài, 2 người khác bị thương.
Cháy lớn thiêu rụi nhà xưởng trong khu công nghiệp tại Hải Phòng
Thời sự - 17 giờ trướcĐám cháy xảy ra vào đêm qua, rạng sáng nay (24/11), thiêu rụi khu nhà xưởng của một công ty trong khu công nghiệp Tràng Duệ (Hải Phòng).
Trung tướng Khuất Duy Tiến từ trần
Thời sự - 18 giờ trướcTheo thông báo từ gia đình, Trung tướng Khuất Duy Tiến, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, đã từ trần hồi 16h10’ ngày 23/11/2024, hưởng thọ 94 tuổi.
Dự báo thời điểm không khí lạnh mạnh xuất hiện gây rét đậm, rét hại ở khu vực miền Bắc
Thời sự - 19 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết, khoảng chiều tối và đêm 25/11, khu vực Bắc Bộ đón đợt không khí lạnh mạnh tăng cường. Nền nhiệt hạ còn khoảng 16-18 độ, riêng vùng núi cao dưới 10 độ.
Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: UBND tỉnh gửi 'tối hậu thư' đến nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1
Thời sự - 2 ngày trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn đã ra văn bản chỉ đạo nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 trong sự việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
Hai phi công vụ rơi máy bay ở Bình Định được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc
Thời sự - 2 ngày trướcGĐXH - Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Thượng tá Nguyễn Hồng Quân (2 phi công trong vụ rơi máy bay ở Bình Định) được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì có thành tính xuất sắc trong nhiệm vụ huấn luyện bay.
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng
Thời sựGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.