
Chuyên gia khuyên mọi người không nên test nhiều lần trong ngày gây lãng phí và ảnh hưởng sức khỏe. (Ảnh minh họa)
Hà Nội: Ca mắc mới liên tục tăng, khi nào đỉnh dịch?
Chuyên gia cho rằng số người mắc COVID-19 thực tế ở Hà Nội có thể lớn hơn nhiều so với 30.000 ca/ngày được công bố - Ảnh: PHẠM TUẤN
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, PGS.TS Nguyễn Huy Nga - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) - dự đoán với tốc độ lây nhiễm COVID-19 quá nhanh tại Hà Nội thời gian gần đây, có thể biến chủng Omicron đang chiếm ưu thế. Số liệu khảo sát của Hà Nội cũng chứng minh điều này, khi 20/30 quận huyện đã ghi nhận ca mắc Omicron.
"Hiện Hà Nội một ngày lên tới trên 30.000 ca nhiễm theo số liệu công bố, tuy nhiên thực tế có thể lên tới 100.000 ca nhiễm trong vòng 24 giờ. Số liệu công bố theo tôi là một tảng băng nổi, còn phần chìm dưới nước còn lớn hơn nhiều.
Với tốc độ lây nhiễm như hiện tại đồng nghĩa với số lượng, tỉ lệ người dân là F0 sẽ tăng lên, dần dẫn sẽ đạt đỉnh. Tôi dự đoán hơn 10 ngày nữa, Hà Nội sẽ đạt đỉnh dịch và sau đó số ca nhiễm sẽ giảm dần", ông Nga nói.
Hơn 1.400 trường hợp F0 ở Vĩnh Long là giáo viên và học sinh
Vĩnh Long đã cho học sinh đi học trở lại, không ít F0 được ghi nhận trong nhà trường
Phần lớn các em học sinh Vĩnh Long được phát hiện nhiễm bệnh tại nhà với 1.080 trường hợp và phát hiện tại trường 344 trường hợp. Các trường hợp F0 trong trường học sau khi phát hiện, ngành giáo dục phối hợp với ngành y tế địa phương xử lý kịp thời không để ảnh hưởng đến việc dạy và học ở địa phương.
Để phòng ngừa dịch bệnh trong trường học, UBND tỉnh yêu cầu Sở GD&ĐT và ngành y tế chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của cán bộ, giáo viên, phụ huynh, học sinh. Đồng thời, thực hiện nghiêm các biện pháp, quy định về phòng, chống dịch tại gia đình, trường học để bảo vệ sức khỏe học sinh.
Test nhanh COVID-19, vạch đậm có phải bệnh nặng?
Chuyên gia khuyên mọi người không nên test nhiều lần trong ngày gây lãng phí và ảnh hưởng sức khỏe. (Ảnh minh họa)
BS Trương Hữu Khanh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM) khuyên người dân chỉ nên test nhanh khi thực sự nghi ngờ. Ví dụ, trong nhà có F0, bản thân thấy triệu chứng mới làm test nhanh. Nhưng bản thân vừa tiếp xúc với F0 ở ngoài đường hoặc đi ngang qua đâu đó, nghe đồn nhà người ta có F0… thì không cần thực hiện test nhanh.
Cũng theo BS Khanh, vạch test mờ hay đậm không quan trọng, không có giá trị tiên lượng bệnh. Vì thế, mọi người không nên dựa vào đó để nói nếu vạch đậm nghĩa là bệnh còn nặng, vạch mờ là bệnh nhẹ. Điều quan trọng là sức khỏe của chúng ta ổn.
"Nếu thấy vạch test mờ mà sức khỏe không ổn thì không được. Và ngược lại, nếu vạch đậm, sức khỏe ổn thì vẫn bình thường", BS Khanh nói.
F0 khỏi bệnh lo tái nhiễm
Sau 10 ngày cách ly, điều trị tại nhà, Phạm Gia Huy, 29 tuổi, quận Cầu Giấy, Hà Nội xét nghiệm PCR âm tính với SARS-CoV-2. Để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng, anh quyết định tiếp tục tự cách ly tại nhà thêm 7 ngày, rồi mới đến cơ quan làm việc.
Anh Huy cho biết, văn phòng liên tục "nổ" F0, các nhân viên lần lượt đều mắc COVID-19, chiếm 40% nhân sự. Trong số đó, 2 người tái nhiễm chỉ sau 2 tháng khỏi bệnh, khiến nhiều người dù đã khỏi bệnh như anh, cũng không khỏi lo lắng.
"Tôi vẫn giữ lại toàn bộ những loại thuốc như thuốc ho, hạ sốt, vitamin, xịt mũi và họng,… đề phòng nếu tái nhiễm sẽ sử dụng", anh nói.
Nam nhân viên chia sẻ, xung quanh anh mọi người hay đùa nhau "bị F0 xong sẽ bất tử", nhưng anh lo ngại trước tình trạng nhiều người nhiễm lần 2, thậm chí lần 3. Qua tìm hiểu, anh biết việc tái nhiễm lại cùng 1 chủng virus gần như không có, tuy nhiên hoàn toàn có thể mắc chủng mới.
Bên trong những căn hộ mẹ là F0, con F1
Chị Thanh Trang bị nhiễm COVID-19 nên viết giấy dán trước cửa phòng để con gái không vào. Ảnh: NVCC.
Một tuần trước, chị Thanh Mai (quận Thanh Xuân, TP Hà Nội) phát hiện dương tính COVID-19 trong lần xét nghiệm ngẫu nhiên ở cơ quan. Vì nhà có con nhỏ, chị Mai từ cơ quan về căn hộ chưa sử dụng ở cùng tòa nhà để cách ly riêng. Những ngày đó, cô con gái út 6 tuổi nhớ mẹ cứ úp mặt xuống giường khóc.
"Mẹ gọi điện thoại bật camera, con luôn miệng bảo nhớ mẹ. Con chỉ muốn ôm mẹ thôi", anh Nguyên, chồng chị Mai chia sẻ.
Tình trạng những người trong gia đình mắc COVID-19 không cùng lúc khiến thời gian cách ly "chồng" cách ly kéo dài cả tháng khiến các bậc phụ huynh đau đầu. Trẻ con lâu nay đã quen hơi mẹ thì nay đột nhiên phải ngủ một mình. Có em tự lập hơn, cũng có trẻ quấy khóc đòi mẹ.
TP.HCM chỉ còn 4 phường vùng cam theo đánh giá cấp độ dịch COVID-19
Nhân viên y tế trạm y tế phường 11 quận 5 đang lấy mẫu xét nghiệm cho F0 cách ly tại nhà. Ảnh: HL
Theo đó, TP có 265 địa phương đạt cấp độ 1; 43 địa phương cấp độ 2 và chỉ còn 4 địa phương cấp độ 3 là phường 1, 3, 8, (quận 4) và phường 10 (quận 5). Không ghi nhận phường xã, thị trấn nào cấp độ 4.
Như vậy, số phường xã vùng cam (cấp độ 3) đã giảm từ 13 xuống còn 4. Số phường xã vùng vàng (cấp độ 2) đã giảm từ 77 xuống 43 so với tuần trước.
Lãnh đạo Sở Y tế nhận định, số ca mắc mới và chuyển nặng có dấu hiệu tăng nhẹ so với thời điểm trước, tuy nhiên số ca tử vong ở TP vẫn giảm sâu.
Trước đó, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức đã chỉ đạo các phường xã, thị trấn cấp độ 3 thực hiện nghiêm quyết định số 3900 của UBND TP về quy định tạm thời biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
Mua thuốc chữa hậu COVID-19 trên mạng, coi chừng bỏ lỡ ''thời gian vàng''
Chỉ cần gõ từ khóa "hậu COVID-19" trên mạng xã hội Facebook sẽ xuất hiện nhiều bài viết và hội nhóm liên quan, các trang này đều hoạt động ở chế độ công khai với lượt theo dõi lớn. Nhiều F0 khỏi bệnh lần lượt chia sẻ và rao bán loại thuốc trị các triệu chứng thường gặp sau khi khỏi COVID-19 với lời chào mời "có cánh", từ sản phẩm đông y đến tây y, thực phẩm chức năng lẫn thuốc nhập ngoại từ Ấn Độ, Nga, Nhật…
''Mình hết COVID-19 cách đây 2 tháng, hiện tại có triệu chứng khó thở, lâu lâu ho khàn cổ dai dẳng hoài. Cũng thấy là trên mạng lan truyền nhiều bài thuốc trị bệnh. Bài viết trên mạng mình không nên tin quá. Uống các loại thuốc đó mình có thể gây ra các triệu chứng ngoài hậu COVID hoặc là có thể dẫn đến tử vong'', anh Trân Tuấn Anh, phường 4, TP Cao Lãnh, Đồng Tháp cho biết.
Thành quả 1 năm tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của Việt Nam
Tròn 1 năm trước, sáng ngày 8/3, mũi vaccine phòng COVID-19 đầu tiên của Việt Nam được tiêm cho cho cán bộ y tế tuyến đầu chống dịch của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Hải Dương ; tiếp đó tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM, những mũi vaccine khác cũng đã được tiêm cho lực lượng tuyến đầu.
Điều đáng nói, tại thời điểm đó, nguồn cung vaccine phòng COVID-19 trên toàn cầu còn rất hạn chế. Để có thể có vaccine sớm nhất, tiêm diện rộng cho người dân, dưới sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Bộ Y tế đã rất tích cực thúc đẩy đàm phán, trao đổi để có thể nhập khẩu vaccine từ các nguồn khác nhau, cùng việc khẩn trương đẩy mạnh nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất vaccine trong nước.
F0 muốn chi trả bảo hiểm xã hội cần làm gì
Nạn nhân cuối cùng trong vụ cháy xưởng tái chế phế liệu ở Hưng Yên vừa được lực lượng chức năng tìm thấy.
Người chồng cho biết khi ông đang cấy lúa, bỗng cảm nhận có nguồn điện mạnh từ tia sét đánh xuống ngay bên cạnh nên choáng váng ngã quỵ xuống ruộng. Một lúc sau định thần lại được, người chồng nhìn sang vợ cũng thấy bà ngã quỵ.
GĐXH - Sáng ngày 1/7, HĐND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức kỳ họp thứ Nhất HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền theo quy định. Đây là kỳ họp đầu tiên của HĐND tỉnh Thái Nguyên mới sau khi thực hiện chủ trương hợp nhất hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn theo Nghị quyết của Quốc hội.
GĐXH - Từ sáng sớm, nhiều người dân ở Hà Nội đã có mặt tại các trụ sở hành chính mới để làm các thủ tục liên quan đến cư trú, chứng thực, giấy tờ đất đai, xác nhận nơi cư trú, đăng ký xe.
GĐXH - Ngày 1/7, các xã, phường ở TP Hà Nội chính thức hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Từ sáng sớm, nhiều người dân đã có mặt tại các trụ sở hành chính mới để làm các thủ tục liên quan đến cư trú, chứng thực, giấy tờ đất đai...
GĐXH - Từ 6h, các chuyến xe của tỉnh Ninh Bình đã có mặt tại điểm xuất phát chở cán bộ đi làm. Các xã, phường, trung tâm hành chính công tỉnh Ninh Bình đều đã sẵn sàng phục vụ người dân.
GĐXH - Ngay từ sáng ngày 1/7, các đơn vị hành chính cấp xã, phường mới của tỉnh Thái Nguyên không khí làm việc diễn ra nghiêm túc, nề nếp.
GĐXH - Từ hôm nay (1/7/2025), bộ máy chính quyền địa phương cả nước chính thức bước sang giai đoạn mới - chính quyền địa phương 2 cấp.
GĐXH - Theo Thông tư 51/2025/TT-BCA, từ ngày 1/7, người dân được đăng ký xe tại bất cứ xã, phường nào trong địa bàn tỉnh, thành phố mà mình đang cư trú hoặc có trụ sở.
GĐXH - Theo dự báo thời tiết, miền Bắc tiếp tục có mưa lớn, trong đó tâm điểm mưa to là các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ. Dự báo tổng lượng mưa từ nay đến ngày 2/7 là trên 300mm. Cảnh báo ngập úng, sạt lở đất, lũ quét có thể xảy ra.
GĐXH - Theo dự báo thời tiết, miền Bắc tiếp tục có mưa lớn, trong đó tâm điểm mưa to là các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ. Dự báo tổng lượng mưa từ nay đến ngày 2/7 là trên 300mm. Cảnh báo ngập úng, sạt lở đất, lũ quét có thể xảy ra.