Tin sáng 8/3: Sẽ xem xét F0 nào nên đi làm, chứ không áp dụng đại trà; Không yêu cầu xét nghiệm COVID-19 với bà con từ Ukraine về nước
GiadinhNet - Các chuyên gia đều đồng thuận, đã đến lúc xem xét cho F0 đi làm. Tuy nhiên, phải phù hợp từng loại hình, tình huống thay vì áp dụng đại trà. Phải thực hiện nghiêm khuyến cáo 5K trong suốt quá trình di chuyển từ nơi xuất phát.

Test nhanh vạch mờ có phải COVID nhẹ?
Khi chúng ta có triệu chứng nghi ngờ nhiễm virus và có tiếp xúc với người đã nhiễm, có thể mua kit test nhanh COVID-19. Ý nghĩa là để biết sớm tình trạng bệnh và liên lạc với cơ sở y tế.
Kết quả test cho một vạch ở chữ C, nghĩa là âm tính. Nếu hiện hai vạch cả chữ C và T chứng tỏ mẫu dương tính. Trường hợp không hiện vạch nào hoặc chỉ có 1 vạch ở chữ T thì kit có vấn đề, cần phải xét nghiệm lại. Kết quả test nhanh COVID-19 lên hai vạch màu đậm nhạt không quan trọng, không thể hiện được mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Quan trọng là một vạch hay hai vạch, nếu hai vạch dù đậm hay nhạt đều là dương tính.
Test nhanh dương tính, có thể bạn nhiễm nCoV. Nếu chưa có triệu chứng, bạn cứ bình tĩnh, không cần hoảng loạn. Bạn có thể báo cho y tế địa phương. Dù test dương tính, nhiều ca nhiễm nCoV có bệnh lý nhẹ, không cần nhập viện, có thể hoàn toàn điều trị tại nhà.
Lý do Bộ Y tế đề xuất tạm dừng thông báo số ca mắc COVID-19 hàng ngày

Bộ Y tế xin ý kiến Ban Chỉ đạo cho phép tạm dừng việc thông báo số ca mắc COVID-19 hàng ngày để tránh gây hoang mang .
Trong báo cáo công tác triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 ngày 5/3, Bộ Y tế nhận định đến nay dịch bệnh cơ bản đang được kiểm soát trên phạm vi cả nước. Tất cả các địa phương đều đã chuyển sang trạng thái "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" theo Nghị quyết 128.
Tuy vậy, số mắc mới có xu hướng gia tăng nhanh tại hầu hết các tỉnh, thành phố trong tháng qua (với khoảng 50.000-75.000 ca mỗi ngày, ngày cao nhất là hơn 141.000 ca - PV), số trường hợp mắc tăng nhiều hơn ở nhóm chưa tiêm vaccine, nhất là nhóm dưới 12 tuổi; số trường hợp nặng, nguy kịch bắt đầu có sự gia tăng 37,6% so với tháng trước, số trường hợp tử vong trên dưới 100 ca mỗi ngày và hiện vẫn trong khả năng đáp ứng của hệ thống y tế.
Không yêu cầu xét nghiệm COVID-19 với bà con từ Ukraine về nước

Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary và cộng đồng hỗ trợ người Việt sơ tán từ Ukraine sang vào ngày 5/3 - Ảnh: Bộ Ngoại giao
Phải thực hiện nghiêm khuyến cáo 5K trong suốt quá trình di chuyển từ nơi xuất phát, trên phương tiện, từ cửa khẩu nhập cảnh vào Việt Nam về nơi lưu trú; hạn chế tối đa việc dừng, đỗ dọc đường, trường hợp đặc biệt/khẩn cấp cần dừng đỗ dọc đường thì phải thực hiện nghiêm các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19.
Cài đặt và luôn sử dụng ứng dụng PC-COVID-19.
Người nhập cảnh được cơ quan y tế thực hiện xét nghiệm hoặc tự xét nghiệm SARS-CoV-2 trong vòng 24 giờ đầu (kể từ khi nhập cảnh vào Việt Nam) tại nơi lưu trú (trừ trẻ em dưới 2 tuổi).
Nếu kết quả xét nghiệm âm tính thì tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nơi lưu trú trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhập cảnh.
Nếu kết quả xét nghiệm dương tính thì phải báo cáo ngay cho cơ quan y tế địa phương (Trạm y tế xã, phường) để được hướng dẫn xử lý kịp thời về công tác phòng, chống dịch theo quy định.
Sẽ xem xét F0 nào nên đi làm, chứ không áp dụng đại trà

Trong cao điểm dịch, nhân viên y tế mắc COVID-19 vẫn phải làm việc chăm sóc cho F0.
Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Cao Vân Anh, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết, đề xuất cho F0, F1 là phù hợp trong bối cảnh hiện tại khi lây lan đã quá nhiều.
Bác sĩ Vân Anh lấy ví dụ, với ngành y tế, F0 đi làm là chuyện đã diễn ra ngay trong mùa dịch.
"Khi nhân viên y tế là F0, không có triệu chứng, đủ sức khỏe, chúng tôi vẫn bố trí làm việc trong khu điều trị COVID-19 . Nếu như khi đó ai mắc COVID-19 cũng nghỉ việc thì sẽ vô cùng thiếu người, không thể nào chăm sóc được bệnh nhân F0. Công việc vô cùng nhiều.
Do đó, chuyện F0 đi làm với ngành y không phải là xa lạ".
Tại sao âm tính với SARS-CoV-2 mà vẫn bị ho, cách giảm ho hiệu quả
Ho là một phản xạ làm sạch bụi, đờm và các chất kích thích khác khỏi đường thở của bạn (họng – thanh quản – khí quản - phổi), nên ho được coi là phản xạ bảo vệ có lợi của cơ thể nên bác sĩ chỉ cắt cơn ho khi ho quá nhiều ảnh hưởng tới ăn uống và giấc ngủ.
Sau khi không còn sự có mặt của kháng nguyên ở vùng mũi họng, bạn có thể tiếp tục bị ho khan trong một thời gian.
Ho có thể xuất hiện thành cơn, khi ho quá nhiều sẽ gây kích ứng, gây đau rát họng, đau dọc theo đường giữa xuống ngực.
Ho dẫn tới không ăn, không ngủ được và làm bệnh nhân lo lắng nghĩ rằng mình bị tổn thương ở phổi, do hậu COVID-19 …
Ho kéo dài cũng có thể làm tổn thương biểu mô đường hô hấp dẫn tới sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, nấm… có sẵn tại đường thở và gây viêm, làm cơn ho trầm trọng hơn, ho sâu, ho trở nên có đờm đặc dần và vàng xanh...
Mặt khác, người nhiễm SARS-CoV -2 có thể bị ngạt mũi, nếu không điều trị làm bạn thở bằng miệng, bạn sẽ hít nhiều không khí khô, không được hệ thống làm sạch, làm ấm và làm ẩm của mũi và đi thẳng vào phổi, ảnh hưởng đến niêm mạc của đường thở và gây ho.
Đắk Lắk: Dịch COVID-19 lan rộng, còn rất ít xã 'vùng xanh'

Chăm sóc, giúp người dân phòng dịch COVID-19 ở Đắk Lắk (Ảnh: Hương Giang)
Theo đánh giá cấp độ dịch trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến ngày 6/3, quy mô dịch bệnh ở Đắk Lắk thuộc cấp độ 3. Địa phương này chỉ còn 3 huyện ở cấp độ 2 là: Huyện Krông Búk; Ma Đ'rắk; Lắk. Toàn tỉnh chỉ còn 8 xã thuộc cấp độ 1 (vùng xanh); 40 xã cấp độ 2; 136 xã cấp độ 3.
Thống kê đến hết ngày 6/3, tổng số trường hợp mắc bệnh COVID-19 ghi nhận trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk là 52.241 trường hợp. Trong đó đang điều trị 25.190 trường hợp; 26.920 bệnh nhân điều trị khỏi bệnh và 131 trường hợp tử vong. Số ca mắc các ngày gần đây liên tục gia tăng. Điển hình như từ chiều 5 đến chiều 6/3 ghi nhận đến 2.791 trường hợp mắc COVID-19.
Theo đánh giá của ngành y tế địa phương, việc theo dõi, chăm sóc F0 tại nhà vẫn được làm chặt chẽ; Thường xuyên khuyến cáo người dân thực hiện thông điệp 5K của Bộ Y tế. Bên cạnh đó điều trị kịp thời các bệnh nhân có triệu chứng trong các cơ sở y tế nhằm giảm thấp nhất tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân COVID-19.
Điều kiện với F0, F1 đi làm khi thiếu người làm việc

Dù là F0, nhưng các nhân viên tại trạm y tế phường Ô Chợ Dừa (quận Đống Đa, Hà Nội) vẫn đến làm việc bình thường. Ảnh: T.Hà
Bộ Y tế vừa có ý kiến đề xuất Thủ tướng xem xét về việc cho người nhiễm SARS-CoV-2 (F0) và trường hợp tiếp xúc gần (F1) được đi làm trong thời gian cách ly.
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đánh giá đề xuất này là hợp lý.
Theo ông, chúng ta đã thực hiện nới lỏng, hiện các trường hợp F0 và F1 nhiều nên có thể gây quá tải, không có người làm việc.
PGS.TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh, nới lỏng nhưng chưa thể buông xuôi, thả lỏng, phải chuyển từ việc cấm đoán sang kiểm soát rủi ro.
Ông cho rằng, Bộ Y tế đề xuất như vậy nhưng quyết định vẫn phải là các cơ quan, xí nghiệp, địa phương. Vì nếu không thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh, cả cơ quan đó nhiễm bệnh trở thành F0 hết thì sẽ không còn ai đi làm.
Ông Trần Đắc Phu lưu ý, các F0, F1 đi làm nhưng vẫn phải thực hiện các biện pháp phòng bệnh. Cụ thể là áp dụng 5K tối đa có thể để kiểm soát được sự lây nhiễm, giảm sự lây nhiễm trong cộng đồng càng tốt; mọi người vẫn phải theo dõi sức khỏe, nếu có triệu chứng cần xét nghiệm ngay và cần có những biện pháp điều trị, cách ly phù hợp.
Với một cơ quan, đơn vị, xí nghiệp cần có phương án, kịch bản như người nào giữ vị trí trọng yếu, người nào ở bộ phận nào được sắp xếp cho hợp lý để vừa có nhân lực phục vụ sản xuất, vừa vẫn phải phòng chống được dịch bệnh.
Ông nêu dẫn chứng, chúng ta cho nhập cảnh thì mới có du lịch, có du lịch thì khách sạn mới hoạt động, mở các dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, nhưng phải đồng bộ và dự phòng, nếu không có dự phòng thì chỉ một khâu nào đó, dịch bệnh bùng phát gây đứt chuỗi của lao động sản xuất.
Theo nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, hiện nay chủng Omicron chiếm ưu thế, đây là việc không thể cản được, nên chấp nhận sự lây lan, có thể cho lây lan để thay thế dần chủng Delta.
"Chủng Omicron có triệu chứng nhẹ, nhưng cũng phải cho lây chậm chứ không phải ồ ạt dễ dẫn đến quá tải hệ thống y tế, sẽ có nhiều người tử vong và diễn biến nặng. Chấp nhận cho sự lây lan nhưng phải kiểm soát được", ông Phu nhấn mạnh.
Ông cũng cho hay, hiện nay chắc chắn COVID-19 sẽ trở thành bệnh lưu hành, nhưng thời điểm này thì chưa vì còn nhiều yếu tố chưa đạt được như việc lây nhiễm không ổn định, biến chủng, có thể bùng phát không kiểm soát được, quá tải hệ thống y tế làm ảnh hưởng đến xã hội; xã hội vẫn phải sử dụng những biện pháp để đáp ứng hơn mức bình thường so với các bệnh truyền nhiễm khác.
Đề cập số ca mắc COVID-19 tăng cao hàng ngày tại Hà Nội, ông Phu nêu ý kiến, thành phố vẫn đang kiểm soát được, nhưng cũng phải tiếp tục thực hiện các giải pháp hạn chế sự bùng phát mạnh.
Chưa thể công bố COVID-19 là bệnh lưu hành

Bộ Nội vụ đề xuất giữ nguyên số lượng biên chế cấp xã hiện hành sau khi sáp nhập
Thời sự - 1 giờ trướcTheo dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) mới nhất, giữ nguyên số lượng biên chế cấp xã hiện hành cho đến khi hoàn thành tinh giản, cơ cấu theo vị trí việc làm.

Tin mới nhất không khí lạnh tăng cường ở miền Bắc và xu thế thời tiết trong những ngày tới
Thời sự - 2 giờ trướcGĐXH - Theo dự báo thời tiết, dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, thời tiết miền Bắc trời nhiều mây, có mưa và mưa rào rải rác, có nơi xuất hiện dông, nhiệt độ giảm do ảnh hưởng của không khí lạnh.

Sau hơn 1 năm thi công, nhà máy điện rác Greenity Nam Định hiện ra sao?
Thời sự - 14 giờ trướcGĐXH - Sau hơn 1 năm thi công, dự án nhà máy điện rác Greenity Nam Định có mức đầu tư hơn 1.490 tỷ đồng hiện phần lớn là nền đất cát, một số dãy nhà được xây dựng, còn lại vẫn là khoảng đất trống.

Trưa 4/4, liên tiếp 6 trận động đất xảy ra ở Kon Tum
Thời sự - 16 giờ trướcTheo Trung tâm báo tin động đất cảnh báo sóng thần, trưa 4/4, chỉ trong hơn một giờ có 6 trận động đất xảy ra tại huyện Kon Plông.

Bộ Công thương yêu cầu khẩn trương khắc phục các khiếm khuyết bất thường tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, Duyên Hải 1
Thời sự - 16 giờ trướcGĐXH - Lãnh đạo Bộ Công thương cho biết, một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong những tháng tiếp theo là bảo đảm cung ứng điện phục vụ sản xuất và tiêu dùng bằng nhiều giải pháp.

Thời tiết miền Bắc lại sắp thay đổi khác biệt sau chuỗi ngày nắng
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết hôm nay, trưa chiều Bắc Bộ tiếp tục nắng ấm với mức nhiệt cao nhất có nơi 29 độ. Đến cuối tuần, đợt không khí lạnh tăng cường tràn về, miền Bắc có mưa nhỏ, nhiệt độ giảm.

Cụm công nghiệp Yên Bằng ở Nam Định hiện ra sao sau hơn 3 năm thi công?
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - Khởi công xây dựng từ tháng 12/2021, đến nay đã hơn 3 năm, thế nhưng dự án xây dựng cụm công nghiệp Yên Bằng (huyện Ý Yên, Nam Định) vẫn ngổn ngang, cỏ mọc um tùm và nhiều đầm lầy trở thành nơi thả trâu bò.

Hà Tĩnh gia tăng số người tử vong do tai nạn giao thông
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - Trong 3 tháng đầu năm, tai nạn giao thông ở Hà Tĩnh giảm về số vụ, số người bị thương tuy nhiên tăng số người chết.

Khối không khí lạnh tăng cường sắp tràn về, Hà Nội và miền Bắc có mưa to, rét đậm?
Thời sự - 2 ngày trướcGĐXH - Theo dự báo thời tiết, khoảng ngày 5 - 6/4, khả năng không khí lạnh tăng cường xuống miền Bắc, nhưng với cường độ yếu, chủ yếu gây mưa nhỏ. Mức nhiệt dao động từ 21-22 độ C.

Tin sáng 3/4: Miền Bắc mưa lớn dịp Giỗ tổ Hùng Vương; Hà Nội cấp đổi giấy phép lái xe tại Công an phường, người dân cần lưu ý gì?
Xã hội - 2 ngày trướcGĐXH - Dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương (từ ngày 5-7/4), Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to; Hà Nội thêm điểm cấp đổi giấy phép lái xe giúp người dân thuận tiện hơn trong giải quyết thủ tục.

Khối không khí lạnh tăng cường sắp tràn về, Hà Nội và miền Bắc có mưa to, rét đậm?
Thời sựGĐXH - Theo dự báo thời tiết, khoảng ngày 5 - 6/4, khả năng không khí lạnh tăng cường xuống miền Bắc, nhưng với cường độ yếu, chủ yếu gây mưa nhỏ. Mức nhiệt dao động từ 21-22 độ C.