Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tin vui cho hàng triệu lao động nữ khi đề xuất mới có liên quan đến quyền và lợi ích tại nơi làm việc

Thứ năm, 19:20 20/06/2024 | Đời sống

GĐXH - Thúc đẩy bình đẳng giới tại nơi làm việc là góp phần hiệu quả trong đảm bảo quyền của lao động nữ. Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) nữ giới được đảm bảo quyền lợi gì?

Nâng cao vai trò của công đoàn trong phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc

Trên Báo Phụ nữ Việt Nam, bà Phạm Thị Thu Lan (Phó viện trưởng Viện Công nhân - Công đoàn) cho biết, Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đề cập quyền đến quyền và lợi ích của lao động nữ khi bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc. 

Theo Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đề cập quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn trong việc: Đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động…

Trong đó, thúc đẩy bình đẳng giới tại nơi làm việc là góp phần hiệu quả trong đảm bảo quyền của lao động nữ. Trước tiên, công đoàn cần ưu tiên, đảm bảo bình đẳng cho lao động nữ về cơ hội việc làm, tiền lương, điều kiện làm việc và các phúc lợi khác…

Đặc biệt, tình trạng quấy rối tình dục tại nơi làm việc là một vấn đề đáng lo ngại. Nạn nhân thường tập trung vào lao động nữ. Pháp luật hiện hành đã có quy định và chế tài với hành vi này, được quy định ở Bộ luật Lao động và Bộ luật Dân sự. Còn tại Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi), vai trò của công đoàn là trách nhiệm đại diện, bảo vệ lao động nữ khi bị xâm phạm và có các hành động, biện pháp để phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Luật Công đoàn 2012 không trực tiếp nhắc đến trách nhiệm của tổ chức công đoàn trong việc phòng, chống quấy rối tình dục. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua, công đoàn có tham gia trong quá trình đại diện bảo vệ người lao động khi họ bị xâm phạm và thực hiện các biện pháp phòng, chống.

Đa số nạn nhân bị quấy rối tình dục không dám lên tiếng và cần sự bảo mật thông tin, danh dự, nhân phẩm. Vì vậy, công đoàn phải thực sự tạo được sự tin tưởng đối với người lao động để họ dám lên tiếng, chia sẻ.

Cũng theo bà Phạm Thị Thu Lan, tổ chức công đoàn cần xây dựng bộ tài liệu về tuyên truyền phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc, phổ biến rộng rãi đến người lao động, đặc biệt là lao động nữ.

Cùng chung quan điểm, bà Ngô Thị Liên (Phó Chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội), đề xuất công đoàn tập trung tham mưu giải quyết những vấn đề bức xúc trong nữ công nhân lao động;

Cần chú trọng tuyên truyền, giám sát việc thực hiện Chương X của Bộ luật Lao động 2019, trong đó tập trung vào nội dung bảo đảm bình đẳng giới và những quy định riêng với lao động nữ, phòng, chống quấy rối tại nơi làm việc; quan tâm chăm lo con của người lao động, đặc biệt là vấn đề nhà trẻ, mẫu giáo.

Hàng năm, các cấp công đoàn bố trí nguồn kinh phí chi cho các hoạt động về giới, bình đẳng giới theo quy định nhằm chăm lo cho lao động nữ…

Tin vui cho hàng triệu lao động nữ khi đề xuất mới có liên quan đến quyền và lợi ích tại nơi làm việc- Ảnh 1.

Theo Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi), thúc đẩy bình đẳng giới tại nơi làm việc là góp phần hiệu quả trong đảm bảo quyền của lao động nữ. Ảnh minh họa: TL

Làm cách nào để xác định đâu là hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc?

Căn cứ tại Điều 84 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc được xác định cụ thể như sau:

Quấy rối tình dục quy định tại Khoản 9 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 có thể xảy ra dưới dạng:

- Trao đổi như đề nghị, yêu cầu, gợi ý, đe dọa, ép buộc đổi quan hệ tình dục lấy bất kỳ lợi ích nào liên quan đến công việc;

- Những hành vi có tính chất tình dục không nhằm mục đích trao đổi, nhưng khiến môi trường làm việc trở nên khó chịu và bất an, gây tổn hại về thể chất, tinh thần, hiệu quả công việc và cuộc sống của người bị quấy rối.

Trong đó, quấy rối tình dục tại nơi làm việc bao gồm:

- Hành vi mang tính thể chất gồm hành động, cử chỉ, tiếp xúc, tác động vào cơ thể mang tính tình dục hoặc gợi ý tình dục;

- Quấy rối tình dục bằng lời nói gồm lời nói trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua phương tiện điện tử có nội dung tình dục hoặc có ngụ ý tình dục;

- Quấy rối tình dục phi lời nói gồm ngôn ngữ cơ thể; trưng bày, miêu tả tài liệu trực quan về tình dục hoặc liên quan đến hoạt động tình dục trực tiếp hoặc qua phương tiện điện tử.

Lưu ý: Nơi làm việc quy định tại Khoản 9 Điều 3 của Bộ luật Lao động 2019 là bất cứ địa điểm nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động, bao gồm cả những địa điểm hay không gian có liên quan đến công việc như các hoạt động xã hội, hội thảo, tập huấn, chuyến đi công tác chính thức, bữa ăn, hội thoại trên điện thoại, các hoạt động giao tiếp qua phương tiện điện tử, phương tiện đi lại do người sử dụng lao động bố trí từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại, nơi ở do người sử dụng lao động cung cấp và địa điểm khác do người sử dụng lao động quy định.

Tin vui cho hàng triệu lao động nữ khi đề xuất mới có liên quan đến quyền và lợi ích tại nơi làm việc- Ảnh 2.

Tại dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi), vai trò của công đoàn là trách nhiệm đại diện, bảo vệ lao động nữ khi bị xâm phạm và có các hành động, biện pháp để phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Ảnh minh họa: TL

Quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc

Điều 86 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc như sau:

Người sử dụng lao động có nghĩa vụ:

- Thực hiện và giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và quy định về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc cho người lao động;

- Khi xuất hiện khiếu nại, tố cáo về hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, người sử dụng lao động phải kịp thời ngăn chặn, xử lý và có biện pháp bảo vệ bí mật, danh dự, uy tín, nhân phẩm, an toàn cho nạn nhân bị quấy rối tình dục, người khiếu nại, tố cáo và người bị khiếu nại, bị tố cáo.

Người lao động có nghĩa vụ:

- Thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

- Tham gia xây dựng môi trường làm việc không có quấy rối tình dục;

- Ngăn cản, tố cáo hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có trách nhiệm:

- Tham gia xây dựng, thực hiện, giám sát việc thực hiện các quy định về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

- Cung cấp thông tin, tư vấn và đại diện cho người lao động bị quấy rối tình dục, người lao động đang bị khiếu nại, bị tố cáo có hành vi quấy rối tình dục;

- Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn quy định về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Khuyến khích người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở lựa chọn nội dung về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc để tiến hành thương lượng tập thể.

Từ vụ nữ sinh tố thầy giáo quấy rối tình dục, điều bạn trẻ cần biết để nhận diện hành vi quấy rối?Từ vụ nữ sinh tố thầy giáo quấy rối tình dục, điều bạn trẻ cần biết để nhận diện hành vi quấy rối?

GiadinhNet – Sự việc nữ sinh năm 3 trường Đại học thủ đô Hà Nội tố cáo một thầy giáo quấy rối đang gây chú ý dư luận. Theo các chuyên gia, việc nhận diện hành vi quấy rối vẫn còn nhiều hạn chế ở các bạn trẻ.

L.Vũ (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Diện mạo khang trang, hiện đại của hồ Hoàng Cầu sau một năm cải tạo

Diện mạo khang trang, hiện đại của hồ Hoàng Cầu sau một năm cải tạo

Đời sống - 9 giờ trước

Sau một năm cải tạo, hồ Hoàng Cầu "lột xác" thành không gian xanh hiện đại giữa lòng Hà Nội, với sân khấu nổi và cảnh quan mới dự kiến hoàn thiện vào tháng 8/2025.

Người đàn ông dùng drone cứu 2 trẻ khỏi dòng nước xiết: 'Tim tôi như rớt ra ngoài'

Người đàn ông dùng drone cứu 2 trẻ khỏi dòng nước xiết: 'Tim tôi như rớt ra ngoài'

Đời sống - 10 giờ trước

“Nước sông như muốn nhấn chìm tất cả. Nếu không kịp thời giải cứu, các cháu sẽ bị cuốn trôi”, anh Trần Văn Nghĩa (Gia Lai) kể lại phút giải cứu 2 cháu bé khỏi dòng nước chảy xiết.

Người phụ nữ bán nước ở bến xe Mỹ Đình xua đuổi, đá hành lý của cô gái đợi xe trên vỉa hè

Người phụ nữ bán nước ở bến xe Mỹ Đình xua đuổi, đá hành lý của cô gái đợi xe trên vỉa hè

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ bán nước trên vỉa hè khu vực bến xe Mỹ Đình (TP Hà Nội) có hành vi xua đuổi thô bạo một cô gái đang đứng chờ xe, thậm chí đá vào hành lý của người này, khiến dư luận vô cùng bức xúc. Cơ quan công an đã vào cuộc xác minh.

6 điều hộ kinh doanh cần chú ý để tránh truy thu thuế từ 8 / 2025

6 điều hộ kinh doanh cần chú ý để tránh truy thu thuế từ 8 / 2025

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Hộ kinh doanh cá thể có thể bị truy thu thuế hàng chục triệu đồng từ 8/2025 nếu không tuân thủ quy định mới.

Cậu bé 'thần đồng lịch vạn niên' lúc 3 tuổi nhớ hàng trăm số điện thoại, cờ 200 quốc gia ở Bắc Ninh hiện ra sao?

Cậu bé 'thần đồng lịch vạn niên' lúc 3 tuổi nhớ hàng trăm số điện thoại, cờ 200 quốc gia ở Bắc Ninh hiện ra sao?

Đời sống - 13 giờ trước

GĐXH - Cuộc sống của 'thần đồng lịch vạn niên' Tuấn Minh ở tuổi 17 bình thường, đơn giản như bạn bè đồng trang lứa.

Từ 1/7/2025, làm sổ đỏ diễn ra nhanh gọn, tiết kiệm thời gian khi thực hiện các bước này

Từ 1/7/2025, làm sổ đỏ diễn ra nhanh gọn, tiết kiệm thời gian khi thực hiện các bước này

Đời sống - 19 giờ trước

GĐXH - Dưới đây là các thông tin liên quan đến thủ tục cấp đổi sổ đỏ theo quy định mới từ 1/7/2025, bạn đọc có thể tham khảo.

8 trường hợp cần đổi sổ đỏ từ 1/7/2025

8 trường hợp cần đổi sổ đỏ từ 1/7/2025

Đời sống - 21 giờ trước

GĐXH - Nghị định 151/2025/NĐ-CP quy định rõ nhiều trường hợp cần đổi sổ đỏ từ ngày 1/7/2025. Những trường hợp nào thuộc diện phải đi đổi sổ đỏ?

Phẫn nộ hình ảnh bé trai bị bố xích chân kéo lê trên đường phố Hải Phòng

Phẫn nộ hình ảnh bé trai bị bố xích chân kéo lê trên đường phố Hải Phòng

Đời sống - 1 ngày trước

Hình ảnh một bé trai bị xích chân, kéo lê bằng xe máy trên đường, tay chân bầm tím, chảy máu khiến dư luận phẫn nộ.

Từ tháng 7/2025, người dân coi chừng bị loại khỏi khấu trừ thuế chỉ vì thanh toán sai cách

Từ tháng 7/2025, người dân coi chừng bị loại khỏi khấu trừ thuế chỉ vì thanh toán sai cách

Đời sống - 1 ngày trước

Nghị định 181/2025/NĐ-CP sẽ ảnh hưởng đến việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng từ 1/7/2025. Hóa đơn từ 5 triệu đồng yêu cầu thanh toán không dùng tiền mặt. Doanh nghiệp hãy cập nhật quy định này để tránh bị loại chi phí. Đảm bảo bạn không gặp rắc rối trong quyết toán thuế!

Hiện trạng bán đảo hồ Đống Đa hơn 5.600 m2 chuẩn bị được thu hồi để cải tạo cảnh quan

Hiện trạng bán đảo hồ Đống Đa hơn 5.600 m2 chuẩn bị được thu hồi để cải tạo cảnh quan

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Bán đảo hồ Đống Đa (hồ Hoàng Cầu) rộng hơn 5.600m2 sẽ được TP. Hà Nội thu hồi để chỉnh trang, cải tạo tổng thể cảnh quan, biến nơi đây thành không gian công cộng hiện đại của Thủ đô.

Top