Tin vui cho nhóm người lao động không tham gia đóng bảo hiểm xã hội sẽ nhận được đặc quyền này
GĐXH - Người lao động đi làm đều được doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, nhưng cũng có một số trường hợp thay vì đóng bảo hiểm xã hội, người lao động nhận một khoản tiền tương đương. Vậy đó là những trường hợp nào?
Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội (BHXH) ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chính sách an sinh xã hội của Nhà nước. Người lao động là những đối tượng bắt buộc tham gia đóng BHXH trong khi đó người dân cũng có thể tham gia BHXH theo hình thức tự nguyện và được hưởng những quyền lợi đặc biệt từ các chế độ của BHXH mang lại.
Người tham gia BHXH sẽ được hưởng các quyền lợi về tiền trợ cấp nhằm bảo đảm thay thế, bù đắp sự thiếu hụt về mặt tài chính cho người thân và gia đình của họ khi gặp phải những rủi ro trong cuộc sống. Trong trường hợp người tham gia không muốn tiếp tục tham gia BHXH thì có thể rút BHXH 1 lần khi có yêu cầu. Mức hưởng sẽ căn cứ theo mức tiền lương đóng vào quỹ hàng tháng và thời gian tham gia theo quy định.
Tất cả người lao động đều phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Điều 168 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
"Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
1. Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; người lao động được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
Khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động tham gia các hình thức bảo hiểm khác đối với người lao động.
2. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
3. Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp".
Từ quy định trên, đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì không phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Ngoài ra, trong trường hợp trên thì người sử dụng lao động còn phải có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

Tham gia bảo hiểm xã hội người lao động sẽ được hưởng nhiều quyền lợi.
Những trường hợp nào người lao động được nhận tiền thay cho đóng bảo hiểm xã hội?
Khoản 3, Điều 168 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định rõ, người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì sẽ được người sử dụng lao động thanh toán thêm một khoản tiền tương đương với tiền mà người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm cho người lao động.
Căn cứ Khoản 4, Điều 4 Quyết định 595/QĐ-BHXH 2017, những trường hợp lao động dưới đây sẽ được nhận tiền thay cho việc đóng BHXH:
- Người giúp việc gia đình.
- Người lao động đi làm nhưng đang hưởng lương hưu hằng tháng.
- Người lao động đi làm nhưng đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ cấp xã tại Nghị định 09/1998/NĐ-CP.
- Người lao động đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
- Người lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Quyết định 91/2000/QĐ-TTg và Quyết định 613/QĐ-TTg năm 2010.
- Người lao động là quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 142/2008/QĐ-TTg, Quyết định 38/2010/QĐ-TTg, Quyết định 53/2010/QĐ-TTg, Quyết định 62/2011/QĐ-TTg.
Tuy nhiên, nếu không thuộc các trường hợp trên mà thỏa thuận nhận tiền thay cho đóng bảo hiểm, cả người lao động và người sử dụng lao động đều sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động theo Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
- Người lao động: Bị phạt 500.000 - 1 triệu đồng.
- Người sử dụng lao động: Bị phạt tiền từ 12% - 15% tổng số tiền bảo hiểm phải đóng nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng.

Người giúp việc gia đình là một trong những trường hợp lao động sẽ được nhận tiền thay cho việc đóng BHXH. Ảnh minh họa: TL
Người lao động được nhận số tiền thay cho việc đóng bảo hiểm xã hội là bao nhiêu?
Người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc sẽ được doanh nghiệp (người sử dụng lao động) trả thêm tiền thay cho việc đóng bảo hiểm. Số tiền người lao động được nhận tính bằng số tiền đóng các loại bảo hiểm bắt buộc mà doanh nghiệp phải đóng.
Theo hướng dẫn tại Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, hàng tháng, người sử dụng lao động sẽ phải trích đóng bảo hiểm với các tỷ lệ nhất định (21,5% hoặc 21,3%) của tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc. Trong đó, hưu trí - tử tuất là 14%; Ốm đau - thai sản là 3%; Tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp là 0,5% hoặc 0,3%; Bảo hiểm thất nghiệp 1% và Bảo hiểm y tế 3%.
Với bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, doanh nghiệp có đủ điều kiện đóng quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức thấp hơn và được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận thì được đóng mức 0,3% (theo Điểm b, Khoản 1, Điều 4, Điều 5 Nghị định 58/2020/NĐ-CP). Còn lại đều phải đóng 0,5%.
Nếu không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm bắt buộc để doanh nghiệp đóng bảo hiểm, người lao động sẽ được nhận tiền số tiền như sau:
Số tiền thay cho đóng BHXH = 21,5% hoặc 21,3% x Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH.
Trong đó, theo Khoản 26, Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của người lao động bao gồm:
- Mức lương theo công việc hoặc chức danh.
- Các khoản phụ cấp lương bù đắp về điều kiện lao động, độ phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương trong hợp đồng chưa được tính đến hoặc có tính nhưng chưa đầy đủ.
- Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể và được chi trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
Người lao động và người sử dụng lao động có được thỏa thuận về việc không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Khoản 1, Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:
"Điều 39. Vi phạm quy định về đóng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
Phạt tiền từ 500.000 - 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, tham gia không đúng đối tượng hoặc tham gia không đúng mức quy định".
Từ quy định trên, người lao động sẽ bị xử phạt hành chính từ 500.000 - 1.000.000 đồng đối với hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Như vậy, hành vi người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội sẽ bị xử phạt hành chính. Do đó, đây là hành vi trái quy định pháp luật.

Cháu trai thuê bạn 'xuống tay' với bà nội rồi phi tang thi thể dưới đầm nước ở Hưng Yên
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Ngày 20/3, Công an tỉnh Hưng Yên vừa thông tin đã bắt giữ thành công 2 đối tượng sát hại người phụ nữ lớn tuổi sau đó phi tang xác xuống đầm nước rồi châm lửa đốt nhà để xóa chứng cứ.

Điểm danh các con giáp nữ nói nhiều, hay cằn nhằn nhưng một khi im lặng là có chuyện lớn
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Trong 12 con giáp, có 3 con giáp thích nói nhiều, nhưng lời nói của họ chỉ với mục đích là muốn tốt cho người khác. Tuy nhiên, nếu một lúc nào đó, bạn không nghe họ nói nữa, tức là sự tồn tại của bạn trong lòng họ đã khác.

Hà Nội dừng hoạt động xe điện tuyến hồ Hoàn Kiếm - Hoàng thành Thăng Long
Đời sống - 2 giờ trướcTuyến xe điện 4 bánh chạy lộ trình hồ Hoàn Kiếm - Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) vừa dừng hoạt động do các quy định mới chỉ cho phép xe điện chở khách 4 bánh hoạt động trên đường có biển hạn chế tốc độ đến 30km/h.

Thực hư thông tin thang máy chung cư Đại Thanh rơi, nhiều người mắc kẹt
Đời sống - 3 giờ trướcÔng Phạm Hải Hậu - Phó chủ tịch UBND xã Tả Thanh Oai (Thanh Trì, Hà Nội) cho biết, thông tin thang máy chung cư Đại Thanh (xã Tả Thanh Oai) bị rơi là thất thiệt.

Thông tin mới nhất về lịch nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương 2025 sắp tới
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày vào dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay? Dưới đây là thông tin cụ thể.

Đi qua đường ray khi thấy gác chắn đã mở, xe ô tô con vẫn gặp nạn
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Thấy gác chắn đường sắt tự động mở, xe ô tô con bắt đầu tăng ga di chuyển qua đường ray. Tuy nhiên, khi vừa đi được vài mét thì bất ngờ bị đầu máy sửa chữa đường sắt lao đến đâm trúng.

Ngày sinh Âm lịch của người được quý nhân phù trợ trong suốt cuộc đời
Đời sống - 8 giờ trướcGĐXH - Người sinh vào 5 ngày Âm lịch này, trong đường đời của mình, họ gặp được quý nhân phù trợ, mở ra nhiều cơ hội tươi sáng hơn cho tương lai.

CSGT sẽ xử lý tình trạng tụ tập, đỗ xe trái phép check-in chia tay 'Hàm cá mập'
Đời sống - 9 giờ trướcCSGT Hà Nội sẽ tăng cường tuần tra, xử lý nghiêm các vi phạm tập trung đông người dưới lòng đường, dừng đỗ xe sai quy định tại khu vực tòa nhà 'Hàm cá mập'.

Từ 1/7/2025, những ai bị tạm dừng, ngừng hưởng lương hưu?
Đời sống - 9 giờ trướcGĐXH - Từ ngày 1/7/2025, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực quy định rõ ràng về các trường hợp tạm dừng, ngừng hưởng lương hưu. Đó là những trường hợp nào?

Hành trình khám phá 'vùng đất mù sương' qua cuốn hộ chiếu du lịch Sa Pa
Đời sống - 22 giờ trướcGĐXH - Sau những hiệu ứng tích cực từ hộ chiếu du lịch Hà Giang, mới đây, Hiệp hội Du lịch tỉnh Lào Cai đã phối hợp cùng nhóm travel blogger trẻ tạo ra cuốn hộ chiếu du lịch Sa Pa khiến nhiều du khách háo hức, tò mò muốn khám phá.

Ngày sinh Âm lịch của người được quý nhân phù trợ trong suốt cuộc đời
Đời sốngGĐXH - Người sinh vào 5 ngày Âm lịch này, trong đường đời của mình, họ gặp được quý nhân phù trợ, mở ra nhiều cơ hội tươi sáng hơn cho tương lai.