Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trai 25 tuổi lấy vợ 52 tuổi, tình yêu đơm hoa trên đất Hà Giang, 7 năm khao khát đứa con

Thứ bảy, 20:56 23/04/2022 | Đời sống

7 năm chung sống, Mí Sình và vợ chưa từng cãi nhau. Cả hai rất mong mỏi có một mụn con để vui cửa vui nhà.

Trai 25 tuổi lấy vợ 52 tuổi, tình yêu đơm hoa trên đất Hà Giang, 7 năm khao khát đứa con - Ảnh 1.

Chàng dân tộc Mông lấy vợ hơn 27 tuổi 

Trên mảnh đất vùng cao Mèo Vạc - Hà Giang, câu chuyện tình yêu đặc biệt của anh Thò Mí Sình (SN 1997) và chị Vừ Thị Vư (SN 1970) khiến không ít người hiếu kỳ. Cách đây 6 năm, anh Mí Sình sang Trung Quốc làm thuê, duyên số khiến anh gặp và thương mến chị Vư, hơn anh những 27 tuổi. Chồng chị Vư khi đó đã mất, để lại cho chị 4 người con, 2 trai, 2 gái. Người con cả còn lớn tuổi hơn cả anh Mí Sình. 

Ban đầu, chàng dân tộc người Mông không có ấn tượng gì với người phụ nữ lớn tuổi. Anh vẫn thường gọi chị Vư bằng "cô". Cả hai làm chung chỗ, thỉnh thoảng thấy chị Vư làm việc nào khó, nặng nhọc, Mí Sình lại xắn một tay giúp đỡ. Càng nói chuyện, chàng trai trẻ càng thấy hợp, yêu mến sự chất phác, giản dị của chị Vư. Lâu dần, tình yêu tự nảy nở lúc nào không biết. 

 - Ảnh 1.

Anh Thò Mí Sình và người vợ hơn 27 tuổi.

Nhà Mí Sình rất nghèo, bố mất từ năm anh lên 9. Khoảng một năm sau, người mẹ 45 tuổi của Mí Sình cũng đi bước nữa, bỏ anh và đứa em trai lại. Thời điểm đó, nhà cửa, đất cát đều phải bán đi hết để lo đám ma cho cha. Mí Sình và em từ ngày đó được xem như mồ côi. 

Thấy bạn trai vất vả từ nhỏ nên chị Vư rất thương và thông cảm cho hoàn cảnh. Cả hai dắt nhau từ Trung Quốc về quê sống chung, chỉ làm một đám hỏi đơn giản. 

"Nhà gái không lấy tiền, không làm đám cưới vì vợ đã một đời chồng rồi", anh Mí Sình tâm sự. Hôm sang làm lễ ăn hỏi, Mí Sình đi cùng em trai, sính lễ chỉ có vỏn vẹn 2 con gà. 

Lấy vợ lớn tuổi, Mí Sình bị nhiều làng xóm, dân bản dị nghị. Họ nói anh gương mặt sáng sủa, cao ráo như thế, cớ sao không lấy gái bản trẻ xinh mà lại yêu người già hơn cả tuổi mẹ. Chàng dân tộc Mông mắt đượm buồn, đáp lại: "Người trẻ mình vẫn thích. Nhưng có ai chịu lấy mình đâu. Mình nghèo quá, nhà thì không có, đất bán hết rồi".

Thời điểm mới về chung sống, Mí Sình đi làm nhiều năm cũng có ít vốn trong tay, tậu 3 con bò. Khi đón chị Vư về, anh bán 2 con, lấy tiền cất đất, dựng một căn nhà lợp gỗ. Kể từ ngày đó, người vợ 52 tuổi ở nhà vun vén nhà cửa, một tay quán xuyến việc cơm nước.

 - Ảnh 2.

Ngôi nhà nhỏ lợp gỗ của hai vợ chồng

Ở với nhau được một thời gian, Mí Sình lại đi làm bên Trung Quốc thêm 1 năm rồi sau đó lại xuống Hà Nội làm bốc vác. Hai vợ chồng mỗi người một nơi. 

Chị Vư ở một mình, thỉnh thoảng lại đón người mẹ chồng trước qua nhà chơi. Chị không biết tiếng phổ thông, cuộc sống chỉ quanh quẩn nơi căn bếp, giếng nước. Mặc dù đã 52 tuổi nhưng chị vẫn giữ được sự trẻ trung, khỏe mạnh, tính lại cần cù, chất phác. 

Người phụ nữ vừa chăm đàn trâu, đàn gà, ngày lại đi nương rẫy kiếm củi. Đôi tay chị thoăn thoắt bê bó nứa nặng gấp đôi người, phăm phăm gánh hai thùng nước từ đầu làng tới cuối xóm. 

 - Ảnh 3.

Chị Vư tần tảo, chất phác, một tay quán xuyến nhà cửa

7 năm khao khát đứa con

Hiện anh Mí Sình vẫn ở nhà phụ vợ làm rẫy. Chàng dân tộc Mông đợi qua thời điểm dịch sẽ xuống Hà Nội đi làm thuê tiếp. Thời gian gần đây, cả hai vợ chồng mới đi đăng kết hôn và đang đợi xã hoàn thiện thủ tục. 

Mí Sình kể rằng, 7 năm qua vợ chồng anh "chưa từng cãi nhau, có ngày giận nhau lắm cũng chỉ mấy tiếng rồi lại thôi". Trước anh gọi bằng "cô", sau này cả hai chuyển qua xưng tên. Thỉnh thoảng chồng đi làm xa, chị Vư rất nhớ, liên tục gọi điện hỏi thăm. Mí Sình thương vợ nhưng vì cuộc sống khó khăn nên đành tự nhủ hai vợ chồng cố gắng. 

Trải qua nhiều năm sống hòa hợp bên nhau, cặp đôi mong có một đứa con chung để về già có thể nương tựa. Biết Mí Sình khao khát có em bé nhưng chị Vư cũng chỉ biết gạt nước mắt bất lực. "Vợ bảo già rồi, vợ không thể sinh con được nữa", chàng trai dân tộc nói trong buồn bã. 

Mí Sình và vợ rất mong có con cái để vui nhà vui cửa

Anh Ngọc Tính (25 tuổi), chủ kênh Youtube, cũng là người dân tộc Mông, sống gần nhà của hai cặp vợ chồng. Biết được hoàn cảnh khó khăn, anh Tính đã thay mặt nhiều mạnh thường quân tới thăm, trao các món quà nhỏ như gạo, bánh, nhu yếu phẩm. 

"Trước đây mình nghe bố có kể về câu chuyện của cả hai vợ chồng. Hơn 1 năm trước mới được xuống gặp, trò chuyện trực tiếp. Cả hai tình cảm lắm. Tiếp xúc với chị Vư thấy chị rất hoạt ngôn, ăn nói duyên dáng, khéo léo. Chị chỉ không biết tiếng phổ thông thôi. 

Dân làng biết hoàn cảnh Mí Sình cũng khổ, lại chịu thương chịu khó nên giờ rất quý mến hai vợ chồng", anh Tính cho biết thêm. 

Nguồn: Ngọc Tính Channel

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bỏ lương cơ sở, mức lương hưu thấp nhất khi thực hiện cải cách tiền lương là bao nhiêu?

Bỏ lương cơ sở, mức lương hưu thấp nhất khi thực hiện cải cách tiền lương là bao nhiêu?

Đời sống - 19 giờ trước

GĐXH - Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức hưởng lương hưu thấp nhất khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu là bằng mức lương cơ sở. Từ 1/7, mức lương hưu thấp nhất khi thực hiện cải cách tiền lương là bao nhiêu?

Sắp đến ngày 'về đích', hiện dự án mở rộng đường Âu Cơ ở Hà Nội ra sao?

Sắp đến ngày 'về đích', hiện dự án mở rộng đường Âu Cơ ở Hà Nội ra sao?

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Sau thời gian chậm tiến độ, hiện dự án mở rộng đường Âu Cơ - Nghi Tàm (Hà Nội) đang dần hoàn thiện và tiếp tục đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu thông xe kỹ thuật vào tháng 6.

Xác cá mái chèo dài hơn 4m dạt vào bờ biển Thừa Thiên Huế

Xác cá mái chèo dài hơn 4m dạt vào bờ biển Thừa Thiên Huế

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Phát hiện xác cá mái chèo dạt vào bờ, người dân ở Thừa Thiên Huế tiến hành chôn cất theo phong tục làng biển.

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động nhận tin vui khi lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% từ 1/7/2024

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động nhận tin vui khi lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% từ 1/7/2024

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Bộ LĐ-TB&XH vừa đề xuất Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng tăng bình quân 6%. Thời điểm tăng lương từ 1/7/2024, trùng thời điểm cải cách tiền lương khu vực Nhà nước.

Hà Nội: Chợ Ngã Tư Sở sầm uất một thời vì sao ngày càng vắng khách, hoang tàn

Hà Nội: Chợ Ngã Tư Sở sầm uất một thời vì sao ngày càng vắng khách, hoang tàn

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Tọa lạc tại một trong những vị trí sầm uất bậc nhất Thủ đô, thế nhưng chợ Ngã Tư Sở (Đống Đa, Hà Nội) nơi từng một thời buôn bán tấp nập, nay đang trong tình trạng hoang tàn, xuống cấp nghiêm trọng. Các tiểu thương chán nản, "nằm dài" đợi khách.

3 đối tượng sẽ nhận phụ cấp đặc thù khi cải cách tiền lương

3 đối tượng sẽ nhận phụ cấp đặc thù khi cải cách tiền lương

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Theo Nghị quyết 27, lực lượng vũ trang tiếp tục được hưởng phụ cấp đặc thù khi cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024.

Dự kiến 7 trường hợp sẽ phải đánh lại số nhà từ tháng 8/2024

Dự kiến 7 trường hợp sẽ phải đánh lại số nhà từ tháng 8/2024

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Theo Dự thảo Thông tư quy định đánh số và gắn biển số nhà của Bộ Xây dựng yêu cầu nhiều trường hợp sẽ phải đánh lại số nhà. Dự kiến Thông tư có hiệu lực từ tháng 8/2024.

Tử vi ngày 17/5/2024: Giờ tốt, màu sắc cát tường và con số may mắn hôm nay cho 12 con giáp

Tử vi ngày 17/5/2024: Giờ tốt, màu sắc cát tường và con số may mắn hôm nay cho 12 con giáp

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Theo tử vi ngày mới của 12 con giáp, thứ Năm ngày 16/5/2024 hôm nay, các con giáp Thìn, Tỵ, Ngọ Mùi... nên làm việc quan trọng vào giờ nào?

Lên vùng cao xứ Huế xem tái hiện lễ cúng thần Núi của đồng bào Cơ tu

Lên vùng cao xứ Huế xem tái hiện lễ cúng thần Núi của đồng bào Cơ tu

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Lễ hội Tấc Ka Coong (lễ hội cúng Thần Núi) của dân tộc Cơ tu huyện A Lưới được tổ chức nhằm tạ ơn thần núi, rừng, sông, suối đã ban tặng cho người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, sung túc đủ đầy, mùa màng bội thu, sức khỏe bình an.

Xây trường tiền tỷ ở huyện nghèo miền núi rồi bỏ hoang

Xây trường tiền tỷ ở huyện nghèo miền núi rồi bỏ hoang

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Một số điểm trường tại huyện nghèo miền núi, vùng biên ở Quảng Bình xây xong rồi bỏ hoang, chậm đưa vào sử dụng gây lãng phí ngân sách và bức xúc trong dư luận.

Top