"Trình tự" ngày Tết của người Việt thực hiện thế nào là "chuẩn"?
GiadinhNet - Tết là dịp lễ lớn nhất trong năm của người Việt với nhiều tập tục truyền thống mang ý nghĩa thiêng liêng được các thế hệ lưu giữ và phát huy.
Thăm mộ tổ tiên
Con cháu trong gia đình sẽ cùng nhau đi thăm viếng, làm sạch đẹp nơi an nghỉ của ông bà tổ tiên và người thân của mình. Đây là một phong tục phổ biến của người Việt, thể hiện đạo hiếu, lòng kính trọng đối với đấng sinh thành và các bậc tổ tiên đã khuất.
Cúng tất niên
Các gia đình tại Việt Nam thường làm mâm cơm thắp hương mời thần linh, gia tiên về ăn tết cùng gia đình vào chiều 30 Tết đồng thời để kết thúc một năm cũ và chuẩn bị đón chào năm mới.
Đón giao thừa
Giao thừa là thời điểm chuyển giao giữa năm mới và năm cũ, là thời gian quan trọng khi đất trời giao hòa. Lễ cúng giao thừa còn được gọi là lễ trừ tịch diễn ra vào phút cuối cùng của năm với ý nghĩa đem bỏ hết những điều xấu của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới. Lễ cúng giao thừa được thực hiện ở ngoài trời.
Hái lộc
Hái lộc đầu xuân là nét đẹp truyền thống trong năm mới của người Việt. Hái lộc thường được thực hiện vào đêm giao thừa hoặc sáng sớm mùng một Tết để cầu may mắn, rước lộc vào nhà.
Xông đất
Sau thời điểm giao thừa, bước sang năm mới, ai là người đầu tiên bước vào nhà cùng với lời chúc mừng năm mới thì đó là người xông đất.
Theo quan niệm của người Việt, người xông đất đầu năm rất quan trọng vì vậy, các gia đình thường chọn những người hợp tuổi, hiền lành, gia đình hạnh phúc, làm ăn phát đạt, tính tình vui vẻ để xông đất nhà mình.
Chúc tết và mừng tuổi
Người Việt có phong tục đi chúc Tết họ hàng, bạn bè trong những ngày Tết. Thường trong sáng mồng một Tết, con cháu sẽ tới chúc thọ, mừng tuổi ông bà, cha mẹ mình. Sau đó, con cháu được ông bà, cha mẹ mừng tuổi lại những đồng tiền mới đựng trong phong bao lì xì màu đỏ để lấy may kèm theo những lời chúc các con cháu hay ăn chóng lớn, học hành giỏi giang, hạnh phúc, vui vẻ trong năm mới. Tiền mừng tuổi không quan trọng ở số tiền nhiều hay ít mà quan trọng ở ý nghĩa.
Xuất hành
Ngày mồng một Tết Nguyên Đán, người Việt thường chọn giờ đẹp, hướng đẹp phù hợp với tuổi để xuất hành với y vọng gặp may mắn mỗi khi ra khỏi nhà.
Đi lễ chùa đầu năm
Phong tục đi lễ chùa trong những ngày đầu của năm mới là một nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống mỗi người Việt. Đi lễ chùa đầu năm không chỉ là để cầu xin một năm mới may mắn, phúc lộc và tỏ tấm lòng thành kính của mình đối với đức Phật, tổ tiên.
Ý nghĩa các phong tục ngày Tết
Tết với người Việt mang rất nhiều ý nghĩa. Tết kết nối quá khứ và hiện tại, mở ra đường hướng tương lai. Tết bắt đầu với những tin yêu và hy vọng. Tết rũ bỏ tị hiềm, khúc mắc trong tâm tưởng để con người trở nên rộng lượng, nhân hòa hơn. Người Việt coi Tết như thời điểm "dọn lại mình" bằng những điều tốt đẹp hơn, tươi sáng hơn. Những tập tục truyền thống được các thế hệ Việt lưu giữ, phát huy chính là cách nâng giá trị cho Tết Việt.
Tết Nguyên đán bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp với tục tiễn ông Táo về trời, còn gọi là Tết ông Công ông Táo.
Ý nghĩa quan trọng nhất trong Tết Việt là sự đoàn viên. Theo truyền thống, ở mỗi gia đình Việt vào dịp Tết, dù ai đi đâu, làm gì, xa xôi cách trở thế nào, đều cố gắng trở về nhà. Trở về không chỉ mang nghĩa thông thường là tìm về nơi chốn có ông bà, cha mẹ, hay nơi sinh ra lớn lên, in dấu một thời thơ dại. Trở về ở đây mang ý nghĩa về với cội nguồn để được soi mình vào gốc gác mà sống vững vàng hơn.
Hướng về nguồn cội với người Việt không chỉ là tình cảm dành cho người đang sống mà còn bao hàm cả những thế hệ đã khuất. Trong gia đình, nơi được trang hoàng, sắp đặt cẩn trọng nhất vào dịp Tết là bàn thờ gia tiên, bởi nơi đó vong linh sẽ về ngự trị, cùng sum vầy ăn Tết.
Tết đoàn viên như vậy càng tròn vẹn ý nghĩa nên một phong tục không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về là phong tục cúng rước ông bà ngày Tết. Thờ cúng tổ tiên, ông bà thể hiện sự tri ân của các thế hệ đi sau với những người có công sinh thành, dưỡng dục, nhìn rộng ra là những người tạo dựng nền tảng cho cuộc sống tốt đẹp, nối tiếp nhau. Dòng chảy ân tình này trở thành truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt.
Tết là thêm một năm mới, thêm năm mới là thêm tuổi. Mừng tuổi cũng là phong tục ngày Tết nhiều ý nghĩa, kèm theo tục mừng tuổi là lì xì. Theo quan niệm của người Việt, mừng tuổi đầu xuân thay cho lời chúc may mắn, sức khỏe và sung túc. Mừng tuổi được thực hiện vào đầu năm mới, ngày mùng 1 Tết, con cháu trong gia đình sum vầy, chúc thọ ông bà, cha mẹ. Ý nghĩa chính không nằm ở tiền, mà quan trọng ở thông điệp con cháu chúc ông bà bách niên giai lão, ông bà mong con cháu làm ăn phát đạt, trẻ nhỏ thêm tuổi thì càng trưởng thành, ngoan ngoãn.
TA (th)
Đến nhà người bạn học giàu có, tôi hết sức kinh ngạc với 'bí mật' sau căn phòng rộng vỏn vẹn 1m2
Mẹo vặt - 10 phút trướcHỏi ra mới biết, đây là thiết kế được nhà giàu ưa chuộng vì mang đến công năng "đỉnh chóp".
Cách trồng xà lách trong chậu và thùng xốp xanh tốt, an toàn
Ở - 35 phút trướcKhông phải mua rau xà lách ngoài chợ với những nỗi lo về an toàn thực phẩm, bạn hoàn toàn có thể trồng xà lách trong chậu hoặc thùng xốp với ba bước đơn giản.
5 loại cây xanh được ưa chuộng để ở phòng khách vì 'lá to', ngụ ý làm ăn phát đạt, mang lại sự giàu có
Ở - 43 phút trướcNgày nay, nhiều người thích đặt một số loại hoa, cây cảnh, cây xanh trong phòng khách để ngôi nhà thêm sinh động và nâng cao hạnh phúc cho gia đình.
Nên đóng hay mở cửa sau khi sử dụng nhà vệ sinh
Không gian sống - 45 phút trướcGĐXH - Nhà vệ sinh sử dụng nhằm mục đích con người thực hiện các công việc vệ sinh cá nhân, tắm rửa mỗi ngày, nhưng liệu người dùng có thật sự biết câu trả lời đúng cho câu hỏi: "Khi không sử dụng phòng vệ sinh, nên đóng hay mở cửa?".
MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên tiếp tục tậu biệt thự khủng, hé lộ mục đích sử dụng
Không gian sống - 1 giờ trướcGĐXH - Được biết, Kỳ Duyên mới tậu một biệt thự sang trọng chỉ để nghỉ dưỡng, hưởng thụ.
Những điều cần biết về phong thuỷ gương treo tường
Phong thủy - 4 giờ trướcGĐXH - Từ xa xưa, gương đã gắn liền tới nhiều yếu tố tâm linh, phong thủy. Gương có khả năng phản chiếu. Nếu chọn cách để gương trong nhà đúng sẽ giúp tài vận nhân đôi, còn ngược lại sẽ hình thành những ám khí không tốt.
'Nhân tố' gây sốt tại 'Chị đẹp đạp gió 2024' sống trong căn hộ đập thông 300m2, nhà đẹp như đi nghỉ dưỡng
Ở - 16 giờ trướcGĐXH - Cơ ngơi này rộng 330m2, được đập thông từ hai căn hộ liền nhau.
Ngâm rau nước muối xưa rồi, muốn rau sạch thì hãy làm theo cách này
Mẹo vặt - 16 giờ trướcGĐXH - Rửa rau bằng nước muối được các chị em nội trợ áp dụng để loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu, diệt trứng sán… Tuy nhiên, rửa rau bằng nước muối là thói quen cũ, không nên duy trì. Dưới đây là một số cách giúp làm sạch rau củ.
Những nơi không nên đến ở tuổi 49
Phong thủy - 20 giờ trướcGĐXH - Ở tuổi 49, con người cần tiến một bước mới để hiểu rõ vận mệnh và tìm thấy giá trị cuộc sống. Nếu vẫn bôn ba khắp nơi, họ có thể không đạt được sự thăng hoa trong đời sống và khó lòng nhận ra giá trị sống.
Những loại rau dễ trồng tại nhà trong mùa đông
Không gian sống - 23 giờ trướcViệc chọn trồng loại rau phù hợp với thời tiết sẽ giúp đảm bảo sự sinh trưởng của chúng; dưới đây là những loại rau dễ trồng tại nhà trong mùa đông.
Những người tuổi này chỉ cần trồng cây khế cũng đủ nâng cao vận khí, hút tài lộc
Phong thủyGĐXH - Cây khế vốn là một loài cây khá quen thuộc và được trồng phổ biến. Việc chọn lựa cây trồng dựa trên tuổi và mệnh của gia chủ có thể ảnh hưởng tích cực đến tài lộc, vận khí và cuộc sống của mọi người trong gia đình.