Từ vụ bé gái hơn 1 tuổi nghi bị bạo hành, cắn vào các chỗ nhạy cảm, cảnh báo những hệ lụy khủng khiếp mà trẻ có thể gặp phải
GiadinhNet - Bạo hành trẻ em đang là một vấn đề gây bức xúc cộng đồng hiện nay bởi nó để lại những hậu quả khôn lường về mặt thể xác cũng như tinh thần của trẻ.
Liên quan vụ em bé 16 tháng tuổi nghi bị bạo hành với nhiều vết cắn trên cơ thể, Trưởng Phòng Bảo vệ, Chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) TP Hải Phòng đã gửi văn bản đề nghị Công an TP Hải Phòng khẩn trương điều tra, xử lý hành vi bạo lực trẻ em.
Chính quyền địa phương cũng đã đưa bé gái này vào Làng nuôi dạy trẻ mồ côi Hoa Phượng (TP.Hải Phòng) để cháu được nuôi dưỡng do người nuôi cháu trước đó là bà T.T.T (40 tuổi, ở đường Hồ Sơn, phường Dư Hàng, quận Lê Chân) chưa thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về việc nhận nuôi cháu bé.
Trước đó, vào giữa tháng 10/2021, chị N.T.H ((SN 1985, trú tại phường Niệm Nghĩa, quận Lê Chân) đã làm đơn kêu cứu gửi đến cơ quan chức năng và báo chí việc bé gái 16 tháng tuổi bị "mẹ nuôi" là bà T.T.T bạo hành.
Theo đơn tố cáo, vào khoảng tháng 6/2021 chị H. làm nhân viên tại quán do bà T. làm chủ.
"Trong thời gian làm việc ở đây tôi được trực tiếp chứng kiến những hành vi bạo lực, xâm hại của bà T. đối với bé Cherry. Cụ thể bà T. thường xuyên cắn vào một số bộ phận trên cơ thể bé; tát vào vùng mặt cháu, vùng mông, vùng người; bẻ các khớp chân khớp tay; xách ngược tay bé từ tầng 1 lên tầng 4; đút cháo nóng cho bé. Gần như ngày nào bé cũng bị đánh trong các bữa ăn và khi đi vệ sinh. Các hành vi của bà T. đều khiến bé Cherry bị đau đớn, khóc lóc thảm thiết...", nội dung đơn tố cáo chị H. gửi cho PV GiadinhNet - Báo Sức khỏe và Đời sống.
Sau khi nhận phản ánh, UBND quận Lê Chân họp khẩn cấp với UBND phường Dư Hàng và các ban, ngành, yêu cầu khẩn trương xác minh, lập biên bản, làm rõ việc em bé 16 tháng tuổi (tên ở nhà là Cherry) bị bạo hành theo thông tin phường tiếp nhận và nội dung trong đơn trình báo, kêu cứu khẩn cấp của bà N.T.H.
"Qua điều tra thì cháu Cherry bị bỏ rơi khi mới sinh và được chị T.T.T nhận nuôi. Tuy nhiên, chị T.T.T chưa làm các thủ tục pháp lý theo quy định để nhận nuôi cháu, cháu cũng chưa có giấy khai sinh. Chúng tôi đã mời chị T.T.T lên làm việc và xác minh qua nhiều nguồn thì chúng tôi đã làm rõ các vết thương trên người cháu Cherry là do con trai chị T.T.T (13 tuổi) cắn", ông Ngô Văn Khánh, Chủ tịch UBND Phường Dư Hàng, thông tin trên báo Thanh Niên.
Hệ lụy từ việc bạo hành trẻ em
Bạo hành trẻ em luôn là vấn đề gây nhức nhối và ám ảnh trong xã hội hiện nay. Dù dư luận, các cơ quan chức năng, báo chí… đã vào cuộc và lên án rất gay gắt nhưng hiện tượng này vẫn đang tiếp diễn và ngày càng có dấu hiệu gia tăng, để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng không chỉ về thể xác mà còn là vết thương về tinh thần hằn sâu trong tâm trí của trẻ.
Bạo hành làm trẻ khó có thể phát triển về thể chất một cách bình thường, như trẻ còi cọc, chậm lớn, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, nước da tái, môi nhợt nhạt, ánh mắt đờ đẫn bạc nhược hoặc hung dữ.
Tất cả những hành động như đánh đập, vùi dập, khủng bố, làm nhục… đều khiến đứa trẻ thiếu tự tin, rụt rè, luôn trong trạng thái thảng thốt. Khi bị bạo hành thường xuyên sẽ khiến trẻ có những rối loạn hành vi và ứng xử.
Khi bị bạo hành nhiều, có trẻ đang hiền lành, hòa nhã, lễ phép bỗng trở nên thô lỗ, nóng nảy, cục cằn và hung bạo thậm chí sẽ học theo hành vi bạo hành đối với người khác, nhìn ai cũng thấy đáng ghét và ra tay đánh đập, ngay cả với các loài động vật.
Ngược lại, có nhiều trẻ khi bị bạo hành sẽ thu mình lại, sống khép kín, cô lập, hay buồn phiền suy nghĩ, luôn thấy tự ti, ngại giao tiếp, không dám đưa ra suy nghĩ của bản thân và rất dễ lâm vào tình trạng trầm cảm. Nặng hơn, trẻ có thể bị hoang tưởng, ảo giác, tâm trí bất ổn và xa lánh mọi người, phó mặc cuộc sống, không có ước mơ, hoài bão và mục đích, lý tưởng sống.
Đặc biệt, việc bạo hành sẽ gây hậu quả trầm trọng đến việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Bị bạo hành, trẻ dần dần hình thành một nhân cách nhút nhát, tự ti, thiếu sự khẳng định mình. Trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc thích nghi chấp nhận và vượt qua các thử thách biến cố hay thất bại trong cuộc sống sau này. Vì thế, trẻ dễ mắc phải các rối loạn stress, lo âu và trầm cảm kéo dài.
Có những trẻ biểu hiện lúc nhỏ có thể đơn giản là hung bạo, hay cáu gắt, khó tính, nhưng khi lớn lên, trẻ có thể trở thành một con người cục cằn, lỗ mãng và độc ác. Sống trong môi trường không lành mạnh, bị bạo hành hoặc chứng kiến sự bạo hành, trẻ sẽ có quan niệm sống lệch lạc, không biết tôn trọng người khác và cũng không biết tôn trọng chính bản thân mình. Thậm chí trẻ trở nên vô cảm, không biết lên án những hành vi phi đạo đức của người khác.
Chúng ta nên sớm nhận biết dấu hiệu khi trẻ bị bạo hành. Ngoài các dấu hiệu về thể chất biểu hiện rõ nét trên cơ thể của trẻ thì các dấu hiệu khác cũng cần được lưu tâm như trẻ ngủ hay giật mình, tiểu dầm, chậm chạp, đờ đẫn, la khóc, rụt rè, nhút nhát, kém tập trung, sợ người lạ, ăn uống kém, hoảng sợ khi gặp đối tượng gây bạo hành cho trẻ…
Khi phát hiện hay cảm thấy nghi ngờ trẻ bị bạo hành, chúng ta nên tách trẻ khỏi tình huống, sự kiện gây khủng hoảng càng sớm càng tốt.
Các bậc cha mẹ nên quan tâm sát sao hơn đến việc lên lớp của con em mình, tránh trường hợp "con bị đánh, cha mẹ không hay". Đặc biệt, cần lưu ý trong việc giáo dục con tại nhà, hạn chế các hành vi gây tổn thương đến trẻ như la mắng, đánh đập… làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tâm sinh lý của trẻ.
Cha mẹ làm điều này thường xuyên sẽ khiến IQ của con thấp đi
Xúc động lá đơn xin nhập ngũ của chàng trai mồ côi cả cha lẫn mẹ ở Nghệ An
Nuôi dạy con - 9 giờ trướcMặc dù thuộc diện được tạm hoãn nhập ngũ nhưng chàng trai mồ côi cả cha lẫn mẹ ở Nghệ An đã viết đơn xin tham gia nghĩa vụ quân sự.
Mẹ già U60 chu cấp 14 triệu đồng/tháng cho con trai suốt 10 năm, òa khóc khi nghe con nói 1 câu: Tưởng yêu chiều mà hại cả đời con
Nuôi dạy con - 1 ngày trướcĐôi khi sự nuông chiều, bao bọc con quá mức của cha mẹ đã tạo nên những đứa trẻ vô ơn, không biết thế nào là đủ.
7 bí mật của con thường bị cha mẹ EQ thấp tiết lộ với người ngoài khiến chúng tổn thương
Nuôi dạy con - 2 ngày trướcGĐXH - Việc nói chuyện không kiểm soát, tiết lộ thông tin riêng tư của con cái đôi khi sẽ gây ra rắc rối lớn cho cả bạn và con cái bạn.
5 kiểu trẻ em khiến cha mẹ 'phát điên' nhưng lớn lên lại dễ thành công hơn bạn bè cùng trang lứa
Nuôi dạy con - 2 ngày trướcGĐXH - Thực tế, có những khuyết điểm ở trẻ không thực sự là khuyết điểm mà lại là dấu hiệu cho thấy trẻ rất có triển vọng trong tương lai.
Chuyên gia tâm lý nổi tiếng: Có 9 thời điểm cha mẹ nói 'không' với con sẽ cực tốt cho sự phát triển của trẻ
Nuôi dạy con - 5 ngày trướcGĐXH - Với một đứa trẻ, nghe thấy từ "không" quá thường xuyên có thể gây ra tác động lâu dài với chúng. Nhưng có 9 thời điểm các bậc cha mẹ nhất định phải nói "không" với con mình.
8 dấu hiệu điển hình chứng tỏ bạn là cha mẹ EQ thấp, con cái dễ bị 'hủy hoại' trong âm thầm
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Nếu có những dấu hiệu này thì bạn chính là kiểu cha mẹ 'độc hại' đang ảnh hưởng xấu tới con.
Nguyên nhân và cách xử lý thông minh cơn ăn vạ của trẻ
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Muốn xử lý được cơn giận của con một cách hiệu quả, bố mẹ cần hiểu rõ nguồn cơn.
Lý do cha mẹ càng chiều chuộng, con cái càng kém hạnh phúc, thậm chí vô ơn
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Cha mẹ yêu thương con cái không có gì sai, nhưng nếu yêu quá mức sẽ khiến trẻ lạc vào tình yêu dị dạng.
Bức ảnh chụp ở cổng trường gây tranh cãi: Yêu thương con cháu kiểu này thật sự tai hại!
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcKhông ít người ái ngại cho bà nội.
Chuyên gia nuôi dạy con nổi tiếng: Trẻ được rèn thành thục 7 kỹ năng này khi còn nhỏ, lớn lên dễ thành công hơn đứa trẻ khác
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcGĐXH - Mỗi đứa trẻ có một tốc độ phát triển của riêng mình. Tuy nhiên, có một số nguyên tắc dạy con được chứng minh mang lại hiệu quả trong việc nuôi dạy những đứa trẻ thành công.
Chuyên gia tâm lý nổi tiếng: Có 9 thời điểm cha mẹ nói 'không' với con sẽ cực tốt cho sự phát triển của trẻ
Nuôi dạy conGĐXH - Với một đứa trẻ, nghe thấy từ "không" quá thường xuyên có thể gây ra tác động lâu dài với chúng. Nhưng có 9 thời điểm các bậc cha mẹ nhất định phải nói "không" với con mình.