Từ vụ gắp 23 kính áp tròng trong mắt bệnh nhân, chuyên gia chỉ rõ chị em mê làm đẹp nhưng nhất định phải nhớ điều này
GiadinhNet - Tuyệt đối không đeo kính áp tròng khi ngủ, khi đi tắm, khi mắt bị tổn thương và khi tay của bạn đang không được vệ sinh sạch sẽ...
Vừa qua, Bác sĩ Katerina Kurteeva tại Mỹ đã đăng một video lên mạng xã hội về quá trình gắp 23 chiếc kính áp tròng từ mắt bệnh nhân và nhắn nhủ: "Đừng ngủ khi chưa tháo kính áp tròng của bạn". Bác sĩ cho biết, lý do là vì bệnh nhân này quên không tháo kính áp tròng vào mỗi tối và tiếp tục đeo kính mới vào sáng hôm sau.
Theo nữ bác sĩ, đây là trường hợp hiếm khi quên tháo kính áp tròng vào ban đêm và liên tục đeo thêm kính mới vào mỗi buổi sáng. Tình trạng này diễn ra trong 23 ngày liên tiếp. Sau gần 1 tháng nằm trong mắt bệnh nhân, những chiếc kính áp tròng đã dính vào nhau. Vì vậy, bác sĩ Kurteeva đã phải dùng công cụ chuyên dụng để gắp kính ra khỏi mắt bệnh nhân.
Các bác sĩ khuyến cáo, không đeo kính áp tròng quá thời gian quy định hay đeo qua đêm. Thời gian đeo kính áp tròng tùy thuộc vào sức khỏe, tình trạng mắt và môi trường sống của mỗi người.
Các bác sĩ khuyến cáo, thời gian tối đa khi sử dụng kính áp tròng là 8 tiếng/ngày. Với những ai thường xuyên phải làm việc trong môi trường ô nhiễm, chỉ nên đeo kính trong khoảng 3 đến 4 tiếng. Ngoài ra thời gian mắt nghỉ ngơi như ngủ trưa hay qua đêm cũng nên tháo kính áp tròng. Người dùng cần tháo kính áp tròng trước khi đi ngủ và đặt chúng vào khay dung dịch.
Nếu đeo kính áp tròng trong thời gian lâu, sẽ dẫn đến hiện tương mờ mắt. Lý do là kính áp tròng sẽ ngăn mắt tiếp xúc với không khí, khiến giác mạc bị thiếu oxy giác mạc, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến sẹo tròng đen mắt.
Trong trường hợp xuất hiện những dấu hiệu bất thường, cần dừng sử dụng kính áp tròng và đến gặp bác sĩ để biết rõ nguyên nhân cũng như cách phòng tránh.
Ngoài ra, các chuyên gia khuyến cáo không đeo kính áp tròng trong những trường hợp sau đây:
Không đeo khi tay không sạch
Người đeo kính áp tròng thường quên rửa tay trước khi cầm mắt kính. Để tránh mầm bệnh vào mắt, bắt buộc bạn phải rửa tay thật kỹ trước khi đeo kính, thậm chí luôn luôn rửa tay bằng xà bông và nước ấm trước khi dùng kính áp tròng. Ngoài ra, đảm bảo tay bạn thật khô ráo trước khi đeo kính áp tròng vì các vi khuẩn gây nhiễm trùng mắt cũng có trong nước.
Không đeo khi mắt tổn thương
Hãy ngay lập tức tháo kính của bạn nếu bạn nhận thấy các triệu chứng như đỏ, ngứa, sưng và nóng trong mắt. Trong bất kỳ trường hợp nào, nếu cố đeo kính áp tròng mắt sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng. Đôi khi, mắt của bạn có thể bị tổn thương bởi chính kính áp tròng.
Hãy bỏ kính ra ngay lập tức và kiểm tra cẩn thận khi có dấu hiệu nếu mắt kính bị vỡ hoặc rách. Nếu một phần mắt kính vẫn còn lại trong mắt bạn, hãy đến gặp khám bác sĩ nhãn khoa ngay lập tức.
Không đeo khi đi ngủ
Đây là một sai lầm lớn mà mọi người thường mắc phải. Không hề an toàn khi ngủ với đôi kính áp tròng. Việc sử dụng nó sẽ khiến giác mạc bị ảnh hưởng, có thể dẫn đến kích ứng và khó chịu, thậm chí là nhiễm trùng nghiêm trọng. Trên thực tế, người dùng khi ngủ vẫn sử dụng kính thường thức dậy với đôi mắt khô và mờ.
Không đeo khi đi tắm
Dù là hồ bơi, bồn tắm hay vòi hoa sen... cũng không nên đeo kính áp tròng. Nước là nơi sinh sản cho các loại vi khuẩn và các mầm bệnh độc hại có thể dẫn đến nhiễm trùng mắt. Trong trường hợp nặng, nó thậm chí có thể dẫn đến mất thị lực. Bạn nên tháo bỏ kính áp tròng trước khi đi tắm.
Ăn cam ai cũng vứt 1 thứ mà chẳng biết nó 'đuổi bệnh' cực tốt, làm trẻ hóa tận tế bào và sáng mịn da
Sống khỏe - 1 giờ trướcKhi ăn cam, tuyệt đối hãy giữ lại thứ này và tận dụng như một “vị thuốc” ngừa lão hóa, chống bệnh tật.
Người đàn ông ở Phú Thọ tiểu ra máu, đi khám bất ngờ phát hiện mắc ung thư hiếm gặp
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Đây là một bệnh lý ác tính hiếm gặp, muốn chẩn đoán cần có những bác sĩ chuyên khoa ở những bệnh viện chuyên biệt.
7 thực phẩm giúp bổ sung nước khi chuyển mùa
Sống khỏe - 3 giờ trướcKhi thời tiết chuyển sang mùa đông, việc duy trì nước cho cơ thể là rất quan trọng. Các thực phẩm như dưa chuột, dâu tây, cần tây… rất giàu nước và vitamin giúp cơ thể khỏe mạnh. Sau đây là những thực phẩm chứa lượng nước dồi dào để duy trì hydrat hóa.
Người béo và người gầy, ai dễ mắc loãng xương hơn? Câu trả lời đơn giản nhưng ít ai ngờ tới
Sống khỏe - 6 giờ trướcNhiều người thường mặc định người béo sẽ có sức khỏe yếu, dễ mắc mọi loại bệnh tật hơn người gầy. Nhưng điều này có đúng với bệnh loãng xương?
4 điểm chung khi ngủ của người tuổi thọ thấp
Sống khỏe - 9 giờ trướcGiấc ngủ liên quan mật thiết với sức khỏe, chất lượng giấc ngủ phần nào sẽ ảnh hưởng tới tuổi thọ của bạn.
Bất ngờ với 2 loại tinh bột chứa chất "như thuốc giảm cân"
Sống khỏe - 9 giờ trướcCác nhà khoa học Mỹ và Áo đã tìm ra thứ có thể hỗ trợ kiểm soát đường huyết, giảm cân, giảm mỡ cực tốt trong 2 nguồn tinh bột quen thuộc.
Người đàn ông 51 tuổi đột quỵ trong đêm làm một việc sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Trước khi viện cấp cứu vì lên cơn đột quỵ, người đàn ông này đã tắm nước nóng để thư giãn cơ thể vào khoảng 10 giờ tối.
Bé 1 tháng tuổi suýt tử vong sau khi được gia đình cắt móng tay
Mẹ và bé - 1 ngày trướcSự việc bệnh nhi gặp nguy hiểm sau khi cắt móng tay đã gióng lên hồi chuông cảnh báo các bậc cha mẹ nên chú ý hơn trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh.
Phụ cấp ngành y 13 năm không đổi (4): Thương người bệnh mà ở lại, lỡ ra đi sẽ quay về
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Nhiều ca phẫu thuật cho người bệnh ở BVĐK tỉnh Khánh Hòa, nhân viên y tế và phẫu thuật viên chỉ nhận được mức phụ cấp rất thấp.
Phụ cấp ngành y 13 năm không đổi (3): Một ngày trực ở bệnh viện công nơi bác sĩ 'được thêm' 90.000 đồng
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Sau 13 năm công tác, thu nhập của bác sĩ Thoa bao gồm cả lương và phụ cấp vào khoảng hơn 10 triệu đồng mỗi tháng.
Người phụ nữ 54 tuổi ở Hà Nội đi cấp cứu sau khi trải đệm ngủ dưới sàn nhà
Y tếGĐXH - Trong khi ngủ, bà H bất ngờ nghe tiếng sột soạt, cảm giác đau nhói sâu bên trong tai. Dị vật lạ khiến bệnh nhân đau nhức, ngứa ngáy không ăn, không ngủ được.