Hà Nội
23°C / 22-25°C

Từ vụ lật thuyền chở 10 người tại Lai Châu: Mất mạng vì “mặc áo phao sợ bị cười”

Thứ năm, 11:00 19/07/2018 | Xã hội

GiadinhNet - Mặc dù quy định không mặc áo phao khi đi đò sẽ bị xử phạt được ban hành cách đây 2 năm, tuy nhiên thực tế tại hầu hết các địa phương, việc này vẫn còn buông lỏng, tiềm ẩn nhiều hiểm họa khi mùa mưa lũ đang về.


Hành khách không mặc áo phao và không mang theo dụng cụ nổi cứu sinh khi đi lưu thông qua bến đò Cổ Phúc (Yên Bái). Ảnh: C.T

Hành khách không mặc áo phao và không mang theo dụng cụ nổi cứu sinh khi đi lưu thông qua bến đò Cổ Phúc (Yên Bái). Ảnh: C.T

“Mất bò vẫn chưa lo làm chuồng”

Sau nhiều ngày tìm kiếm, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 2 nạn nhân còn lại trong vụ lật thuyền trên sông Đà. Qua xác minh, chiều 13/7, chiếc thuyền gỗ tự chế có gắn máy nhãn hiệu Yamaha, 5 mã lực, do anh Sùng Chừ Dính (48 tuổi, trú tại xã Sá Tổng, huyện Mường Chà, Điện Biên) điều khiển, chở theo 10 người, 2 xe máy cùng nhiều đồ đạc.

Khi đang di chuyển từ bản Háng Mừ Lừ (xã Sá Tổng) ven theo bờ sông Đà lên xã Mường Lay qua cầu Hang Tôm (thuộc địa phận tỉnh Lai Châu) thì thuyền bất ngờ bị nghiêng, rồi lật úp xuống sông. Tất cả số người trên thuyền khi đó đều không mặc áo phao. Rất may một người dân gần đó phát hiện và cứu kịp thời nên 7 người thoát nạn, còn 3 người bị cuốn trôi.

3 nạn nhân mất tích được xác định là Sùng Thị Dia (11 tuổi, con gái lái thuyền), anh Hờ A Dơ (33 tuổi) và Hờ A Chía (22 tuổi). Anh Dơ và anh Chía là 2 chú cháu, cả 3 người cùng trú tại xã Sá Tổng, huyện Mường Chà, Điện Biên. Thi thể cháu Dia đã được bàn giao cho gia đình từ chiều 16/7, còn thi thể 2 chú cháu Dơ và Chía đến khoảng 10 giờ sáng 17/7 mới được tìm thấy.

Theo ghi nhận của PV Báo Gia đình & Xã hội, việc đi lại bằng đường thủy của người dân các tỉnh Tây Bắc diễn ra khá phổ biến. Tại huyện vùng sâu, vùng sa Mường Tè (Lai Châu), đi lại trên sông đã góp phần rút ngắn khoảng cách, giúp việc giao thương của bà con địa phương với các địa phương lân cận. Tuy nhiên, với trên 300km đường sông, lòng hồ thủy điện nhưng đường thủy nội địa Sơn La – Lai Châu hầu như chưa được đầu tư xây dựng, bố trí phao tiêu, biển chỉ dẫn. Trên địa bàn Lai Châu mới có duy nhất 1 cảng chuyên dụng của nhà máy thủy điện Lai Châu, còn lại đều là bến bãi dân sinh tự phát. Với tâm lý chủ quan, nhiều chủ tàu, thuyền chở khách trên sông không có áo phao cứu sinh hay dụng cụ nổi. Mới đây, tại huyện Sìn Hồ đã xảy ra vụ tai nạn giao thông đường thủy khiến một người đuối nước do không mặc áo pháo cứu sinh.

“Muốn mặc nhưng sợ mọi người cười nên thôi”

Tại một số địa phương khác, tình trạng người dân không mặc áo phao khi đi đò vẫn diễn ra tràn lan dù quy định xử phạt đã được ban hành từ ngày 1/7/2016. Theo ghi nhận tại bến đò Mom (xã Liên Chung, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang), hầu hết hành khách trên đò đều không sử dụng áo phao dù trên đò có đủ áo phao cứu sinh được treo hai bên mạn đò. Khi được hỏi, lái đò cho biết, áo phao có sẵn nhưng chỉ khách nào có nhu cầu mới đưa chứ không chủ động nhắc hoặc phát cho khách sử dụng(?).

Tương tự, tại bến đò Cung Kiệm (xã Yên Lư, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) tình trạng hành khách không mặc áo phao cũng xảy ra. “Tôi đã đi lại bằng đò gần 10 năm nay nhưng chưa khi nào được chủ đò yêu cầu mặc áo phao. Còn về xử phạt hành chính lỗi vi phạm này thì đã biết từ lâu nhưng không thấy cảnh sát giao thông hay lực lượng chức năng nào nhắc nhở, kiểm tra hay xử lý, nên kệ”, một người thường xuyên qua lại bến đò Cung Kiệm cho hay.

Tại bến phà ngang Phù Sa thuộc địa phận thôn Chi Lăng, xã Đại Tập, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Để lên phà, mỗi hành khách phải trả 4.000 đồng/người, 4.000 đồng/xe máy, riêng xe tải phải bỏ ra 35.000 đồng/xe, xe ôtô con là 30.000 đồng cho một lượt đi. Tại đây, chỉ có duy nhất một người đàn ông xưng là máy trưởng, còn không có thêm nhân viên nào phục vụ trên phà. Dù phà chật cứng người, xe, nhưng chỉ có vài chiếc áo phao đã cũ nát, rách bươm được mắc trên thành phà. Trên phà, không một hành khách nào mặc áo phao, máy trưởng cũng không hướng dẫn hoặc nhắc nhở gì hành khách.

Ông Thắng, người dân xã Đại Tập cho biết: “Tôi hay qua lại bến phà này, lượng khách thường rất đông và có nhiều ô tô mặc dù bến chưa đủ điều kiện vận tải ô tô qua sông. Biết là sẽ rất nguy hiểm nhưng vẫn phải đi vì nếu có chờ thì chuyến nào cũng như nhau. Việc mặc áo phao thì chưa thấy ai kiểm tra, cũng không thấy chủ phà nhắc hay phát cho hành khách. Như tôi, đôi lúc cũng muốn mặc nhưng sợ mọi người… cười nên thôi”.

Tại bến đò Cổ Phúc nối Thị trấn Cổ Phúc và xã Y Can (huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái), hầu hết người đi đò qua sông ở đây đều không mặc áo phao theo quy định của Luật giao thông đường thủy. Chủ đò tại đây cho biết, thường đò hoạt động từ 5h sáng đến 19h30 tối, ngày nào có phiên chợ thì đò chạy sớm hơn để phục vụ nhu cầu của người dân. Tại các bến đò mỗi ngày có khoảng 25-30 chuyến đò đưa khách qua sông với khoảng 500-600 lượt khách.

Trong giao thông thủy, áo phao và phao nổi cầm tay là phương tiện duy nhất để đảm bảo an toàn cho hành khách. Tuy nhiên, số lượng phao mà chủ phương tiện có lại rất ít. Cả chiếc đò lớn chở hàng chục người mỗi lượt lại chỉ có 6 chiếc phao gắn “hờ hững” ở hai bên sườn đò. Thậm chí, một số chuyến đò mà phóng viên có mặt dường như những chiếc phao còn chưa từng tồn tại bởi tìm “mỏi mắt” cũng không thấy.

Ông Phạm Ngọc Phương – Phó Trưởng Ban An toàn Giao thông tỉnh Lai Châu cho biết: “Chúng tôi đang triển khai phát miễn phí hàng trăm phao cứu hộ, dụng cụ nổi cho các hộ dân tham gia giao thông thủy nội địa. Với người dân vùng cao, đây là một trong những giải pháp trước mắt nhằm giảm thiểu nguy cơ, hậu quả khi xảy ra các vụ tai nạn trên sông nước”.

Thượng tá Đồng Văn Thắng, Phó Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Yên Bái cũng chia sẻ, mặc dù lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra, tuyên truyền nhắc nhở nhưng chủ phương tiện và hành khách vẫn chưa chấp hành nghiêm quy định mặc áo phao, dùng dụng cụ nổi cầm tay khi đi đò. Nguyên nhân chủ yếu do ý thức chủ quan của người tham gia giao thông, thấy quãng đường di chuyển ngắn, việc mặc áo phao mất thời gian.

“Ngoài ra, các chủ đò thường thiếu quan tâm trong việc bảo quản áo phao, vứt quăng quật trên nền đò hay treo lủng lẳng ở hai bên mạn đò khiến áo phao bị bẩn, ẩm mốc, phai màu dẫn tới tình trạng hành khách chê bẩn không mặc”, Thượng tá Thắng nói và cho biết, để tiện lợi hơn cho hành khách khi đi đò, Ban ATGT tỉnh đã cấp phát cho các bến đò trên địa bàn dụng cụ nổi cứu sinh để đảm bảo an toàn.

Cao Tuân

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Thời sự - 22 phút trước

GĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.

Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học

Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học

Xã hội - 24 phút trước

GĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Thời sự - 1 giờ trước

Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Thời sự - 12 giờ trước

GĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Xã hội - 12 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy  điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Đời sống - 13 giờ trước

GĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Pháp luật - 14 giờ trước

GĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Đời sống - 14 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.

Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang

Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang

Pháp luật - 14 giờ trước

GĐXH - Một đường dây chuyên làm giả giấy tờ, trong đó có những giấy tờ của lực lượng vũ trang nhằm mục đích lừa đảo vừa bị Công an quận Đống Đa triệt phá.

Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản

Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản

Pháp luật - 15 giờ trước

GĐXH - Lợi dụng tâm lý e ngại thủ tục hành chính và các thủ tục liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của người dân, các đối tượng tự nhận bản thân có các mối quan hệ nên làm được nhanh khiến nhiều nạn nhân "nhẹ dạ, cả tin" sập bẫy.

Top