Ứng phó với thực trạng già hóa dân số: Già hóa đang "đe dọa" quỹ hưu trí?
GiadinhNet - Có tới 70% người cao tuổi Việt Nam (chủ yếu sống ở nông thôn) không có tích lũy, không có lương và trợ cấp.
![]() |
Có tới 70% người cao tuổi Việt Nam không có lương hưu.
Ảnh: Chí Cường. |
Nguy cơ với quỹ hưu trí!
Cùng với số người cao tuổi (NCT) tăng nhanh, chi phí chăm sóc sức khỏe cho NCT đòi hỏi cao hơn, già hóa dân số đang đặt ra những thách thức và sức ép lớn các vấn đề an sinh xã hội.
Thông tin về quỹ hưu trí và tử tuất có nguy cơ mất cân đối trong khoảng 10 năm tới và nhận định gần đây nhất của ông Cao Văn Sang - Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP Hồ Chí Minh đang khiến nhiều người lo ngại. Theo ông Sang, với đà chi trả như hiện nay, khoảng 10 năm nữa, quỹ BHXH sẽ trở lại trạng thái “mo” và những năm tiếp sau, nguồn chi BHXH sẽ “ngoạm” vào những tích luỹ từ hàng chục năm nay cho đến một giai đoạn hết hẳn. Có nghĩa là, nếu không có những giải pháp điều chỉnh, rất có thể, sau 20 năm nữa, những người đã từng cống hiến cho đất nước sẽ không được nhận một đồng tiền phúc lợi xã hội nào khi về hưu. Nhận định này của ông cũng đã từng được các chuyên gia, đặc biệt là tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cảnh báo.
Trước vấn đề đặt ra là già hóa dân số đang "đe dọa" quỹ hưu trí, PGS.TS Giang Thanh Long – Phó Viện trưởng Viện Chính sách công và Quản lý, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân khẳng định: Già hóa dân số không phải là nguyên nhân khiến quỹ hưu trí thâm hụt nhanh, mà nguyên nhân chính là do quỹ này thiết kế chưa phù hợp với tốc độ già hóa. Số người lao động tham gia đóng góp vào quỹ có xu hướng giảm, trong khi số NCT đang tăng lên, dễ tạo ra sự mất cân bằng của quỹ. Theo phân tích của ông thì "dù chính sách đã có những thay đổi hướng tới phục vụ dân số già tốt hơn, nhưng thực tế, do một vài hạn chế về tài chính, nguồn nhân lực, dường như thay đổi về mặt chính sách vẫn chậm hơn so với yêu cầu thực tế".
Ông Phạm Trường Giang - Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội chia sẻ: Vì chỉ có tầng hưu trí cơ bản nên ở Việt Nam phần lớn người nghỉ hưu chỉ có nguồn lương hưu duy nhất với mức bình quân 3 triệu đồng/người/tháng. Vì mức lương hưu thấp nên việc điều chỉnh lương hưu thường gắn với việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu chung, thực trạng này làm tăng chi cho ngân sách nhà nước và quỹ BHXH.
So sánh với các nước trên thế giới, ông Philip O’Keefe - chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng Thế giới, cho rằng: Việt Nam là nước hào phóng nhất thế giới về tỷ suất tích lũy lương hưu hàng năm (trung bình 2% - 3%, trong khi các nước có thu nhập cao, tỷ lệ này chỉ là 1,6%) và đang trợ cấp cho người dân nghỉ hưu sớm - mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi chỉ bị giảm trừ 1% trong khi các nước tỷ lệ này là 5% - 7%.
Cần tăng độ tuổi nghỉ hưu
Với thực trạng trên, các chuyên gia trong nước và các chuyên gia của Tổ chức ILO và WB đều cho rằng, cần có sự điều chỉnh về độ tuổi nghỉ hưu đối với người lao động và phải tính toán kỹ chế độ áp dụng lương hưu.
Đối với một dân số đang có tốc độ già hóa nhanh như Việt Nam, theo ông Philip O’keefe cần tính toán kỹ mức lương hưu xã hội sẽ là bao nhiêu để đảm bảo khả năng chi trả của ngân sách. Hiện nay, cả nước mới có 10,4 triệu người tham gia đóng BHXH, chiếm 20% lực lượng lao động. Với tình trạng già hóa dân số như hiện nay, tỷ lệ người đóng BHXH trên số người hưởng lương hưu đang có xu hướng giảm nghiêm trọng. Nếu năm 1996 có tới 217 người đóng BHXH cho 1 người hưởng lương hưu thì đến nay, chỉ còn 9 người đóng cho 1 người hưởng. Trong khi đó, tuổi nghỉ hưu thực tế bình quân chỉ là 53,2 tuổi.
Theo tính toán, mỗi cá nhân có 31 năm đóng BHXH và chỉ đủ để quỹ bảo hiểm trả lương hưu trong vòng gần 13 năm. Trong khi đó, Luật BHXH sau 6 năm thực hiện vẫn chưa quản lý được đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc. Số người tham gia BHXH chỉ chiếm khoảng 20% lực lượng lao động; số người tham gia tự nguyện chỉ chiếm khoảng 0,22% số đối tượng thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện. Tình trạng nợ đóng, chậm đóng BHXH còn khá phổ biến, đặc biệt ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước và các doanh nghiệp FDI (chiếm hơn 70% tổng số nợ)...
Tổ chức ILO đưa ra khuyến nghị: Để cân đối quỹ lương hưu xã hội của tất cả các nước nói chung cần tăng đội tuổi nghỉ hưu lên 65 tuổi, áp dụng tỉ suất tích lũy thống nhất là 1,5 hoặc 2%, điều chỉnh lương hưu theo mức tăng lương. PGS.TS Giang Thanh Long cũng đề xuất một số giải pháp trước mắt như tăng tuổi về hưu hoặc tăng mức đóng cho quỹ hưu trí. "Tuy nhiên, điều này về lâu dài sẽ ảnh hưởng lớn tới người lao động, do đó cần phải có các giải pháp lâu dài hơn".
10% thu nhập để… dưỡng già Hơn 4.000 người đại diện cho nhóm dân số cận cao tuổi và cao tuổi (từ 50 tuổi trở lên) đã được phỏng vấn trong cuộc điều tra do Hội LHPN Việt Nam phối hợp với các cơ quan khác tiến hành, cho thấy: Điều kiện sống của NCT chưa được như mong muốn. Số liệu thu thập được cho thấy, nguồn thu nhập chính của NCT chủ yếu từ hai nguồn: Làm việc (29,4%) và được hỗ trợ từ con cái (31,9%), còn các khoản trợ cấp xã hội và lương hưu chiếm khoảng 25% thu nhập. Chính vì vậy, để đảm bảo cho cuộc sống vật chất của mình, 59% NCT vẫn đang phải làm các công việc khác nhau, trong đó phần lớn làm nông nghiệp. Phần lớn, tiền tiết kiệm được NCT để dành cho công việc khẩn cấp như ốm đau, bệnh tật chiếm tới 67%, tiếp đó dành cho con cháu là 12% và chỉ có 10% là dành cho việc dưỡng già. |

Vì sao phụ nữ mãn kinh dễ bị mất ngủ?
Dân số và phát triển - 8 giờ trướcNhiều phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh thường bị mất ngủ kèm theo những cơn bốc hoả và đổ mồ hôi ban đêm vô cùng khó chịu. Vậy mối liên hệ giữa mãn kinh và giấc ngủ như thế nào và cách ứng phó với tình trạng này?

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư thần kinh nội tiết đã mãn kinh 10 năm nay nhưng lại ra dịch nhầy màu hồng ở âm đạo, tiểu cảm giác không hết, sau đó chảy máu nhiều như kinh nguyệt...

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcChlamydia âm thầm lây lan qua đường tình dục, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcYoga đã được chứng minh là giúp giảm bớt cơn đau liên quan đến đau bụng kinh và nhiều triệu chứng khác liên quan đến tiền kinh nguyệt. Dưới đây là 4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcKhông chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai
Dân số và phát triển - 3 ngày trước14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương tại Bắc Giang thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcCứ mỗi mùa thi đến, số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần lại gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi như thế nào?

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcNgày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng sức khỏe của bà mẹ khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sau này của trẻ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai thì em bé cũng có thể bị tăng huyết áp.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.