Ví, giặm Nghệ Tĩnh - từ “thổ sản” đến Di sản văn hóa thế giới
GiadinhNet - Chẳng biết ra đời từ bao giờ, nhưng ví, giặm Nghệ Tĩnh tồn tại như máu thịt, như hơi thở của người dân xứ Nghệ bao nhiêu đời qua.
Hành trình ấy chứng tỏ sức sống bền bỉ của dân ca ví, giặm, tuy nhiên, sau hào quang vinh danh, vấn đề bảo tồn, phát huy loại hình văn hóa dân gian này cho xứng đáng với vị thế mới là cả công cuộc khó khăn nhiều thử thách. Từ một hình thức văn nghệ dân gian, dân dã của một cộng đồng người nơi miền Trung nhọc nhằn nắng gió, dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh đã chính thức trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Ký ức một thuở…
Không ai còn nhớ nổi hát ví phường vải có tự bao giờ, chỉ nghe các cụ cao niên trong làng Kim Liên kể lại rằng: Ví phường vải là làn điệu dân ca độc đáo của Nghệ Tĩnh lúc bấy giờ, trong đó, Nam Đàn là điển hình. Phường vải xuất hiện cùng với nghề quay xa kéo sợi dệt vải của người nông dân được hát theo lối ứng đối.
Dù đã ở tuổi “xưa nay hiếm” nhưng cụ Trần Văn Tư xóm Trù 1, Kim Liên, Nam Đàn, một trong những nghệ nhân hiếm hoi có công lưu giữ và truyền dạy hát ví phường vải vẫn còn minh mẫn.
Cụ bảo: "Trước kia, lời ví phường vải thường có các ông đồ bổ sung, chỉnh sửa, sau này tùy theo những sự kiện mà nội dung cũng được thay đổi theo cách trẻ học già, già dạy trẻ". Nói rồi cụ lấy hơi cất giọng: “Nhất vui là cảnh Kim Liên. Cảnh đà có cảnh, người tiên có người….”; rồi “Sáng trăng ngồi gốc cây mai. Bóng mình lại tưởng bóng ai tìm mình. Ra về nước mắt trông chừng. Ngóng truông truông rậm, ngóng rừng rừng xa…”
Giọng cụ đã khàn và run nhưng vẫn cuốn hút lạ kì, như sống lại những đêm trăng ngày xưa của mùa kéo sợi, thuở mảnh đất này còn có nghề trông bông dệt vải, ngày cậu bé Tư mới hơn 10 tuổi đã theo anh chị đi hát ở phường vải bà Hoàng Thị An (Dì của Bác Hồ). Say câu hát ví từ thời thơ ấu, đau lòng khi thấy câu ví một thời gian dài chìm vào quên lãng sau những loạn li, đói kém, chiến tranh, vậy nên dễ hiểu cụ đã hồ hởi, phấn khởi đến thế nào khi hay tin hát ví dặm “ thức dậy”.

Cũng như cụ Tư, nghệ nhân Nguyễn Thị Tam (Xóm Trù 2) năm nay đã 90 tuổi, vẫn đam mê tha thiết với những điệu giặm kể, giặm ru, giặm nối… Khi ôn lại một thời đam mê với hát ví phường vải, cụ hoạt bát hẳn lên khi kể rành rẽ các điệu : dặm kể, dặm ru, dặm nối… rồi cao hứng cất lên mấy làn điệu cho chúng tôi nghe và cắt nghĩa tường tận, nhịp, phách, tiết tấu, âm tiết mỗi làn điệu.
“Nếu điệu ví cất lên nghe man mác, bâng khuâng, xao xuyến, day dứt, ân tình thì điệu giặm thiên về tự sự giãi bày, nỗi niềm và có kết cấu hoàn chỉnh một trường đoạn. Ngày trước, tôi cũng say sưa dạy nhiều người hát phường vải lắm, nhưng nay đã già đi nhiều, không còn minh mẫn nhớ hết các làn điệu thuở chăn trâu cắt cỏ ngày nào…”, cụ Tam nói

Hiện trong câu lạc bộ, người trẻ nhất là chị Xoan năm nay đã bước qua tuổi 44. Chị Xoan tâm sự: "Niềm say mê của tôi là ví phường vải. Từ khi lấy chồng về đây, đã được mẹ chồng tôi dạy cho hát…”. Hơn 20 năm, kể từ khi chị gắn bó với câu ví phường vải, có mặt ở nhiều hội diễn văn nghệ và cũng đã nhiều lần được nhận bằng khen. Để rồi hôm nay, hễ có thời gian rỗi là chị lại rủ thêm một số người trong làng cùng nhau tập hát để luyện giọng và để không lãng quên. Và tôi biết, đằng sau những làn điệu ví, dặm được ngân lên, da diết, sâu lắng như thể không có gì ngoài niềm đam mê.
Bền bỉ qua thời gian
NSND Hồng Lựu (Trung tâm bảo tồn Dân ca xứ Nghệ) cho biết: ví, giặm Nghệ Tĩnh có sức sống mạnh mẽ, bền bỉ trong cộng đồng, vẫn được rất nhiều người dân hát so với nhiều loại hình văn nghệ dân gian khác. Đặc biệt, ví, giặm Nghệ Tĩnh có đội ngũ rất lớn những người có công nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ. Không chỉ các nhà văn hóa, nhà khoa học, mà còn có cả những người dân bình thường, yêu câu dân ca ví, giặm, vì muốn gìn giữ cho con cháu vốn di sản quý báu của quê hương, nên đã cẩn thận ghi chép lại và sáng tạo thêm nhiều lời mới.
Cảnh hát ví, đối đáp trên sông Lam
Ví, giặm Nghệ Tĩnh là vốn di sản quý báu, đã từng được nhiều danh nhân văn hóa, nhà thơ, nhà văn sử dụng làm tư liệu đưa vào trong các tác phẩm của mình như: Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Phan Bội Châu... Nhiều thập kỷ qua, các nhà nghiên cứu văn hoá dân gian 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh đã có nhiều đợt điền dã khắp các miền quê trong tỉnh để sưu tầm ghi âm, biểu diễn, ghi chép, biên tập, tập hợp lại trong các công trình, bài viết, các sáng tác và được lưu truyền từ xa xưa đến nay như: Hát giặm Nghệ Tĩnh (Nguyễn Đổng Chi), Hát phường vải ( có giáo sư Ninh Viết Giao), Nguyễn Chung Anh – Hát ví Nghệ Tĩnh, Dân ca Nghệ Tĩnh (Vi Phong)…
Ngoài ra, ở khắp mọi làng quê xứ Nghệ, có rất nhiều người tự ý thức gìn giữ bảo tồn sáng tạo dân ca ví dặm, âm thầm lặng lẽ lưu giữ tiếng hát cha ông cho lớp con cháu sau này. Cụ Nguyễn Nghĩa Hợi (SN 1934), Nghĩa Hội, Nghĩa Đàn là người có tình yêu đặc biệt với những làn diệu dân ca xứ Nghệ. Cụ đã sưu tầm hàng trăm bài hát cổ, sáng tạo thêm những lời mới và thành lập nên đội văn nghệ Khe Bai, trao truyền tất cả vốn liếng ví, giặm mình có cho các thành viên. Hay như cụ Nguyễn Trọng Đổng xã Thanh Tường huyện Thanh Chương tuổi đã cao nhưng vẫn còn rất minh mẫn, bao nhiêu năm qua vẫn miệt mài lưu giữ và truyền dạy điệu hát ví phường vải cho bao thế hệ.
NSND Hồng Lựu chia sẻ thêm: “Những dịp đi điền dã về những làng quê, chúng tôi nghe có những người hát dân ca ví, giặm hay như những nghệ sĩ thực thụ, và chính chúng tôi, qua đó đã học hỏi được rất nhiều từ người dân, thấm đẫm tình yêu dân ca xứ Nghệ”.

Giờ đây ví, giặm đã có sự biến đổi tương đối rõ: ít có sinh hoạt tự phát kết hợp với lao động tập thể như hát theo phường trước đây, mà chủ yếu được hình thành trong các sinh hoạt lễ hội, liên hoan. Ví, giặm trước đây chủ yếu hát “chay”, nay đã có sự tham gia của các nhạc cụ dân tộc, và nhạc cụ hiện đại, tiết tấu, nhịp điệu, giai điệu ngày càng phong phú thể hiện được sinh động hơn các cung bậc cảm xúc, ca từ của ví, giặm cũng được phát triển nhiều hơn có thể phản ánh và biểu hiện được muôn mặt của đời sống hiện đại.
Qua thời gian, môi trường hát ví, giặm ngày xưa nay đã không còn. Quá trình hiện đại hóa của xã hội khiến mối quan hệ giữa âm nhạc và cuộc sống hàng ngày đã trở nên phai nhạt dần. Dân ca ví, giặm vẫn sống, nhưng chủ yếu là trên sân khấu chuyên nghiệp, trong các chương trình biểu diễn nghệ thuật, trong một số hoạt động lễ hội và thấp thoáng đâu đó trong một số ca từ đương đại mà không có được sự tồn tại tự nhiên trong dân gian như những ngày xưa.

Theo ông Hồ Mậu Thanh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An việc bảo tồn và phát huy dân ca ví, giặm quả thực là rất khó nhưng phải làm. Phải bắt đầu từ việc làm cho nó xuất hiện ở mọi nơi, mọi lúc, trong nhiều không gian, thời gian.
Đó là việc thành lập các CLB dân ca ở khắp các địa phương trong 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh để tập hợp các nghệ nhân hát dân ca, trên cơ sở đó, phải cải biên được dân ca theo thể biên hiện đại, để dân ca vẫn sống, vẫn tồn tại trong cộng đồng, trong cuộc sống thường ngày của người dân. Ngành văn hóa cũng tăng cường đưa dân ca vào trong trường học; Đẩy mạnh phong trào toàn dân hát dân ca, duy trì thi liên hoan dân ca hằng năm ở hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và tổ chức thi hát liên tỉnh hai năm một lần. Đồng thời tiếp tục công tác sưu tầm, thống kê, bảo tồn kho tàng di sản dân ca ví, giặm...
Cùng với đó, là việc tôn vinh nghệ nhân, hiện có danh sách 78/ 200 nghệ nhân được gửi lên UBND tỉnh đề nghị tôn vinh là “Nghệ nhân ưu tú”. Bởi hơn ai hết, họ chính là những hạt nhân quan trọng nắm giữ làn điệu và trao truyền lan toả đến các
Lễ đón nhận bằng UNESCO vinh danh Dân ca Ví dặm Nghệ Tĩnh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại sẽ được tổ chức vào 19h30 ngày 31/1/2015, tại Quảng trường Hồ Chí Minh, TP. Vinh (tỉnh Nghệ An). Lễ vinh danh gồm 2 phần: phần lễ và chương trình biểu diễn nghệ thuật với chủ đề “Về miền ví giặm” sẽ được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV1 và VTV4. Chương trình có sự tham gia của đông đảo các bộ, ngành chức năng từ Trung ương đến địa phương và các “báu vật nhân văn” đang nắm giữ, trao truyền di sản ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. |
Hồ Hà

Phim về đất thép Củ Chi – 'Địa đạo' thu 12 tỷ đồng sau một ngày ra rạp
Giải trí - 17 phút trướcGĐXH - Khởi chiếu từ 19h ngày 2/4, phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối' của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên đã thu về gần 12 tỷ đồng, tính đến trưa 3/4.

'Mỹ nhân Sài Gòn' Kiều Trinh và Trương Ngọc Ánh hội ngộ màn ảnh rộng
Xem - nghe - đọc - 49 phút trướcGĐXH - Ngôi sao điện ảnh Kiều Chinh, Trương Ngọc Ánh hội ngộ trong dự án điện ảnh quốc tế "Chrysalis - Chiếc kén" của đạo diễn người Mỹ - Jordan Schulz.

NSND Xuân Bắc xúc động, mong muốn khán giả trẻ ủng hộ và đi xem ‘Địa Đạo: Mặt Trời Trong Bóng Tối’
Xem - nghe - đọc - 2 giờ trướcGĐXH - Sau khi xem xong phim “Địa Đạo”, NSND Xuân Bắc xúc động và bày tỏ mong muốn khán giả tích cực ủng hộ bộ phim, nhất là các bạn trẻ.

Nữ diễn viên quê Hà Tĩnh đóng vai vợ Doãn Quốc Đam trong 'Phố trong làng' có đời thực ra sao?
Giải trí - 3 giờ trướcGĐXH - Lệ Quyên - nữ diễn viên quê Hà Tĩnh từng gây ấn tượng với khán giả qua vai diễn Thương trong "Phố trong làng". Sau ít năm phim lên sóng, cuộc sống đời thực nữ diễn viên xứ Nghệ ra sao?

MC Cát Tường đóng cửa sân khấu sau 7 tháng hoạt động
Giải trí - 4 giờ trướcMC Cát Tường quyết định đóng cửa sân khấu mang tên mình ở Quận 1, TPHCM kể từ ngày 1/4.

Học trò của Ngọc Sơn từ chối lời mời của đại gia dù đi xe ôm, ở nhà thuê
Câu chuyện văn hóa - 7 giờ trướcQuang Như Ý - học trò của Ngọc Sơn kể cô vẫn ở nhà thuê, bắt xe ôm công nghệ đi làm mỗi ngày. Ca sĩ từ chối những lời mời mọc của đại gia vì không muốn vướng phiền phức.

Nam NSƯT quê Nghệ An gây thương nhớ với khán giả qua các ca khúc nhạc đỏ có đời thực ra sao?
Giải trí - 19 giờ trướcGĐXH - NSƯT Vũ Thắng Lợi quê Nghệ An được xem là giọng ca trẻ nổi bật trong dòng nhạc đỏ . Ngoài sự thăng hoa trên sân khấu, anh có đời thực ra sao?

Hoa hậu Thu Uyên thừa nhận 'đổi đời', không ngại tranh cãi vì show hẹn hò
Câu chuyện văn hóa - 20 giờ trướcGần 2 năm sau đăng quang hoa hậu, Thu Uyên nói cô "đổi đời" cả về công việc, cuộc sống lẫn các mối quan hệ xung quanh.

2 nhóc tỳ nhà 'phu nhân hào môn' Phanh Lee gây chú ý
Giải trí - 21 giờ trướcGĐXH - Dù khá kín tiếng về cuộc sống riêng nhưng thời gian gần đây, diễn viên Phanh Lee thường xuyên khoe ảnh 2 con đáng yêu khiến fan ngưỡng mộ.

Nam tài tử Val Kilmer đóng vai 'Người Dơi' qua đời ở tuổi 65
Thế giới showbiz - 21 giờ trướcGĐXH - Nam diễn viên Val Kilmer người thành công trong vai "Người Dơi " đã qua đời ở tuổi 65 do viêm phổi.

Nam NSƯT quê Nghệ An gây thương nhớ với khán giả qua các ca khúc nhạc đỏ có đời thực ra sao?
Giải tríGĐXH - NSƯT Vũ Thắng Lợi quê Nghệ An được xem là giọng ca trẻ nổi bật trong dòng nhạc đỏ . Ngoài sự thăng hoa trên sân khấu, anh có đời thực ra sao?