“Vì những đứa con không nhiễm HIV”
Giadinh.net - Ðó là chủ đề được đưa ra tại lễ phát động Chiến dịch dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con do Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế phối hợp Bệnh viện Phụ sản TW tổ chức sáng ngày 28/8 tại Hà Nội.
![]() |
Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng phát biểu tại Lễ phát động (Ảnh: Hà Thư). |
Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn cho biết tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ mang thai chiếm 0,25% (năm 2008). Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, nếu làm tốt dự phòng lây nhiễm HIV, có thể làm giảm tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con từ 35% xuống dưới 5%. Do đó, chiến dịch "Vì những đứa con không nhiễm HIV" sẽ tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân nói chung và phụ nữ mang thai nói riêng về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; Cung cấp dịch vụ chăm sóc và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Ban chỉ đạo hi vọng sau Chiến dịch sẽ có 90% phụ nữ mang thai được tư vấn về dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS từ mẹ sang con và 60% số phụ nữ mang thai được tư vấn tự nguyện xét nghiệm HIV; 100% phụ nữ mang thai nhiễm HIV và con của họ (số nằm trong diện quản lý) nhận được gói dịch vụ toàn diện dự phòng lây nhiễm; 90% bà mẹ nhiễm HIV và con của họ (số nằm trong diện quản lý) được tiếp tục theo dõi và chăm sóc sau khi sinh…
Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng hoan nghênh Bộ Y tế đã phát động một chiến dịch hết sức ý nghĩa. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, để khẩu hiệu "Vì những đứa con không nhiễm HIV" thành hành động thiết thực và được triển khai rộng khắp các cấp, các ngành và toàn thể xã hội, đặc biệt là phụ nữ hãy chủ động tích cực tham gia Chiến dịch dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, không được để các cháu bị lây nhiễm HIV. Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, đoàn thể, đặc biệt là UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo, xây dựng và triển khai Chiến dịch dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con không chỉ diễn ra trong tháng mà là hoạt động xuyên suốt năm và tập trung cao điểm trong tháng 8, 9 hàng năm. Ngành y tế phải không ngừng nâng cao chất lượng và mở rộng việc cung cấp dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cho tất cả những người có nhu cầu.
![]() |
Một tiết mục văn nghệ tại Lễ phát động (Ảnh: Hà Thư). |
Chăm sóc và điều trị tốt, mỗi năm 1.250 trẻ sơ sinh sẽ thoát khỏi nhiễm HIV
Trong tháng chiến dịch (từ 1/9-30/9), Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện tuyến Trung ương, bệnh viện khu vực thực hiện việc cung cấp dịch vụ phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con theo quy định của Bộ.
Bệnh viện Phụ sản và khoa Sản bệnh viện đa khoa các tỉnh, thành phố cung cấp các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con gồm tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai đến khám thai và sinh con, cung cấp thuốc kháng virus (ARV) dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, tư vấn nuôi dưỡng trẻ, cung cấp sữa ăn thay thế trong trường hợp người nuôi dưỡng đồng ý nuôi trẻ hoàn toàn bằng thức ăn thay thế sữa mẹ.
Theo kết quả giám sát trọng điểm hàng năm của Bộ Y tế, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ mang thai tại Việt Nam đang có xu hướng tăng nhanh, từ 0,02% năm 1994 lên 0,25% năm 2008. Theo đó, ước tính mỗi năm có tới 2.000 trẻ nhiễm HIV được sinh ra. Nếu được chăm sóc và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, thì tỷ lệ trẻ sơ sinh nhiễm HIV từ mẹ sẽ giảm từ khoảng 35% xuống dưới 5%, tức là mỗi năm có khoảng 1.250 trẻ sơ sinh sẽ thoát khỏi nhiễm HIV. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều phụ nữ mang thai có HIV chưa được phát hiện sớm, tiếp cận kịp thời với các dịch vụ điều trị dự phòng, bị xã hội, gia đình kỳ thị, phân biệt đối xử.
Hà Thư

Không chủ quan với viêm âm đạo do vi khuẩn
Dân số và phát triển - 21 giờ trướcViêm âm đạo do vi khuẩn không chỉ đơn thuần là một sự mất cân bằng vi sinh vật. Các bằng chứng ngày càng tăng cho thấy sự liên quan của lây truyền qua đường tình dục trong sự phát triển và tái phát của viêm âm đạo do vi khuẩn.

Huế triển khai nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới 8/5
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH - Ngành Y tế TP Huế triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới 8/5 nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về căn bệnh tan máu bẩm sinh.

3 lợi ích của tập luyện trong thời kỳ mãn kinh
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcTập thể dục có rất nhiều tác động tích cực đối với mọi người ở mọi lứa tuổi. Nhưng đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mãn kinh, tập thể dục đặc biệt có tác dụng mạnh mẽ.

Cụ bà lớn tuổi nhất thế giới nói 'không tranh cãi' là bí quyết để sống thọ
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcCụ Ethel Caterham, người vừa được công nhận là lớn tuổi nhất thế giới, nói bí quyết sống đến tuổi 115 là nhờ không to tiếng với ai và làm điều mình thích.

Massage tuyến tiền liệt có thể mang lại 4 lợi ích
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcTuy không có nhiều nghiên cứu về lợi ích của việc massage tuyến tiền liệt nhưng một số bằng chứng cho thấy massage tuyến tiền liệt có thể cải thiện các vấn đề như viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt, tiểu khó hoặc rối loạn cương dương.

Biến chứng nguy hiểm của sốt siêu vi ở trẻ em
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcSốt siêu vi (còn gọi là sốt virus) là phản ứng sốt ở trẻ khi nhiễm một loại virus nào đó. Bệnh sẽ trở nên nguy hiểm khi xảy ra các biến chứng trên nhiều cơ quan của cơ thể nếu không được phát hiện kịp thời và chăm sóc đúng cách như: viêm phổi nặng do RSV, phù não, viêm cơ tim, sốc do sốt xuất huyết...

Giao mùa, cảnh giác với virus hợp bào hô hấp ở trẻ nhỏ
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcVirus hợp bào hô hấp (RSV) là một trong những nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa.

Các thuốc điều trị rối loạn xuất tinh
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcRối loạn xuất tinh là tình trạng rối loạn bất thường về phản xạ xuất tinh ở nam giới, bao gồm xuất tinh sớm, xuất tinh muộn, không xuất tinh, xuất tinh ngược dòng...

Các giai đoạn ung thư vú
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGiai đoạn ung thư dựa trên kích thước của khối u và liệu nó đã di căn sang các khu vực khác hay chưa. Giai đoạn ung thư cũng dựa trên loại tế bào khối u (gene và dấu ấn sinh học).

Các phương pháp điều trị chậm nói
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcChậm nói (hay còn gọi là chậm phát triển ngôn ngữ) là tình trạng khi trẻ không phát triển khả năng nói và giao tiếp ngôn ngữ một cách bình thường so với độ tuổi. Chậm nói có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm các yếu tố sinh lý, tâm lý, môi trường và di truyền.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.