Vì sao “Cúng bái quanh năm không bằng lễ Rằm tháng Giêng”?
GiadinhNet - Người xưa vẫn có câu “Cúng bái quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng?. Vậy vì sao Rằm tháng Giêng có ý nghĩa quan trọng như vậy?.

Tuỳ từng gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng theo hoàn cảnh, thời gian. Ảnh: T.L
Rằm tháng Giêng được coi trọng vì mang nhiều ý nghĩa
TS Vũ Thế Khanh - Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA cho biết, năm Kỷ Hợi 2019 lễ Rằm tháng Giêng sẽ rơi vào thứ Ba ngày 19/2/2019. Rằm tháng Giêng có ý nghĩa quan trọng trong tâm thức của người Việt và được nhiều gia đình coi trọng vì đây là Rằm khởi đầu của năm sau khi Tết qua. Đồng thời, đây thuộc mùa xuân tượng trưng cho sự phát triển. Cũng như con người sau một năm khởi đầu mới thường chuẩn bị cho nhiều dự định, công việc. Chính vì vậy mà việc thờ cúng họ cũng rất quan tâm.
Sở dĩ mọi người thường nói “cúng bái quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng” là để nhấn mạnh và nhắc nhở mọi người cần nhớ đến ngày lễ mặc dù trong năm vẫn còn nhiều ngày lễ quan trọng khác. Trong sách "Cơ sở văn hóa Việt Nam”, GS Trần Ngọc Thêm viết không chỉ ngày đầu năm mà tháng đầu năm cũng đặc biệt quan trọng. Theo quan niệm của người Việt, phàm làm bất kỳ điều gì hễ đầu xuôi thì đuôi lọt. Bởi vậy trong những ngày đầu năm, đầu tháng, người dân Việt có tục cúng vái và kiêng kỵ rất được coi trọng.
Rằm tháng Giêng - đó là ngày trăng tròn đầu tiên còn gọi là Tết Thượng Nguyên. Đây là một Tết nằm trong hệ thống Thượng - Trung - Hạ Nguyên. Tết Thượng Nguyên là Rằm tháng Giêng, Tết Trung Nguyên là Rằm tháng Bảy và Tết Hạ Nguyên là Rằm tháng Mười. Ba ngày Tết này mang các ý nghĩa khác nhau. Tết Thượng Nguyên là Tết hướng thiên cầu phúc an lành, Tết Trung Nguyên là địa quan xá tội, Tết Hạ Nguyên là thủy quan giải ách.
Cũng theo TS Vũ Thế Khanh, từ xưa trong tâm thức của người Việt Rằm tháng Giêng còn được coi là Tết muộn, có ý nghĩa không khác gì ngày Tết Nguyên đán. Bởi dư âm những ngày Tết Nguyên đán vẫn còn khi nhiều gia đình vẫn tiếp tục ăn Tết, gói bánh chưng, chơi mai, đào nở muộn.
Với Phật giáo, Rằm tháng Giêng còn gọi là ngày Pháp Bảo. Ngày này liên quan đến Phật tích là kỷ niệm ngày Đức Phật thuyết Kinh Giải thoát tại Thánh hội Tăng Già trong vườn Trúc Lâm. Bởi vậy nên nhiều nơi, vào Rằm tháng Giêng mọi người thường đến chùa sắm lễ thanh tịnh dâng cúng Phật, làm lễ phóng sinh tạo phúc. Tham gia làm nhiều việc công đức để cầu chư Phật, chư Bồ Tát, chư Thiên Thần Thánh gia hộ cho cả gia đình một năm bình an, hạnh phúc và thịnh vượng. Trong ngày này, các chùa cũng lập đàn, tụng niệm và hồi hướng công đức đầu năm, mong cầu quốc thái dân, cầu chư Phật, chư Bồ Tát gia trì cho mọi người được một năm an lành, hạnh phúc…
Những lưu ý khi cúng lễ Rằm tháng Giêng
Bên cạnh việc đi lễ chùa, Rằm tháng Giêng các gia đình rất chú trọng đến sắm sửa lễ vật để cúng tại gia đình. Theo TS Vũ Thế Khanh, trước khi cúng Rằm tháng Giêng, các gia đình phải chuẩn bị rất nhiều thứ. Trong đó, một việc quan trọng cần chú ý là việc bao sái ban thờ. Lưu ý khi lau dọn phải chọn khăn mới, chổi mới hoặc khăn lau, chổi quét chuyên dùng. Lau dọn bằng nước sạch, khăn sạch, chổi sạch… với nguyên tắc lau từ cao xuống thấp.
Nhiều gia đình trong những ngày Tết Nguyên đán đi chơi, lễ chùa thường mang những cành vàng lá ngọc hay những đồ hàng mã đẹp để dâng cúng rồi xin lộc về đặt lên bàn thờ cúng rằm. Bàn thờ là nơi tâm linh, thanh tịnh nên những cành vàng lá ngọc không nên đặt lên. Cũng giống như hoa, trái cây chỉ cúng các loại quả tươi để ông bà tổ tiên có thể "ăn hương ăn hoa", hưởng lộc con cháu gửi. Nếu đang cúng quả giả nên bỏ ngay.
Cũng vì quan niệm “quanh năm lễ lạt không bằng cúng Rằm tháng Giêng” nên không hiếm gia đình cho rằng lễ vật nhất thiết phải lễ lớn, lễ to. Có những gia đình đã đầu tư hàng chục triệu đồng để mua sắm lễ vật, bày cỗ to để cầu cúng và hy vọng “người âm” sẽ được hưởng. Thậm chí, có những gia đình đốt tiền, vàng mã thật nhiều với mong muốn người chết có cuộc sống đủ đầy ở thế giới bên kia. Đây là quan niệm sai lầm.
Việc cúng cho người đã mất dù đồ vật thật hay là đồ tượng trưng thì người đã khuất cũng không thể nhận được mà chủ yếu là thể hiện tấm lòng thành của những người còn sống. Việc cúng đồ mã nhiều không những gây lãng phí tiền của mà còn ảnh hưởng xấu đến môi trường. Hãy cứ cúng đồ thật thay vì mấy chục, mấy trăm triệu tiền vàng mã đốt rồi chỉ còn tro bụi, không mang lại niềm hoan hỉ hay lợi ích nào cả.
Theo các chuyên gia tâm linh, Rằm tháng Giêng thường các gia đình sẽ sắm lễ cúng Phật và cúng gia tiên. Như đã nói ở trên, không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy mà tùy theo điều kiện mỗi gia đình và phong tục từng vùng mà mâm cỗ có sự chuẩn bị khác nhau.
Trong đó, lễ cúng Phật là mâm lễ chay thanh tịnh, cùng hương hoa đèn nến, không cúng tiền giả, không cúng đồ sát sinh. Cúng gia tiên có thể làm các món ăn mặn với các món ăn truyền thống của người Việt như xôi gấc, hoa quả, gà luộc, chân giò… Trong mâm cỗ của ngày Rằm tháng Giêng không thể thiếu bánh trôi, chay với mong muốn mang đến một năm mới mọi sự trôi chảy, thuận lợi.
Lưu ý, lễ vật cúng của lễ Phật và lễ gia tiên cần phải để riêng. Tuyệt đối không để chung đồ lễ mặn, chay, hoa quả trên bàn thờ hoặc dùng lẫn lộn đồ cúng. Hoa quả có thể để ở ban trên, còn đồ cúng mặn nên kê thêm bàn để ở dưới sau đó thắp hương.
Hà My – Mai Thùy

61 tuổi tôi ly hôn: 30 năm sống cùng mái nhà, chưa bao giờ tôi cảm thấy mình có một người đồng hành thực sự
Chuyện vợ chồng - 1 giờ trướcGĐXH - Người ta nói hôn nhân là cùng nhau già đi. Nhưng chúng tôi sống như hai đường thẳng song song, không còn lý do để níu kéo.

Cha mẹ có tầm nhìn xa thường làm điều này: Kết quả, con họ lớn lên lại thành công, phát triển vượt chúng bạn!
Nuôi dạy con - 2 giờ trướcTriết lý "đầy - vơi" trong cuộc đời được thể hiện rõ ràng nhất trên hành trình trưởng thành của con người.

Cưới chàng phi công ngoại quốc, cô gái Việt theo chồng trên những chuyến bay
Chuyện vợ chồng - 6 giờ trướcKhám phá bầu trời qua những chuyến bay mà chồng mình ngồi trong buồng lái, cô gái Việt luôn có cảm giác khó tả.

Tài tán gái thần sầu giúp cụ ông 102 cưa đổ cụ bà 85 tuổi
Chuyện vợ chồng - 17 giờ trướcCụ ông 102 tuổi ở Trung Quốc tán đổ cụ bà 85 tuổi tại viện dưỡng lão bằng nhiều tài lẻ, chuyện tình của họ khiến các cư dân mạng trẻ ngưỡng mộ.

Vợ chọn im lặng khi chứng kiến chồng ngoại tình, có con với người phụ nữ khác, biết lý do, ai cũng đau lòng
Gia đình - 18 giờ trướcGĐXH – Thời điểm ấy, chồng chị nhiều lần hỏi chị, sao không đánh, không mắng, không nổi giận như những người vợ khác, chị chỉ khẽ mỉm cười mà không đưa ra bất cứ câu trả lời nào.

'Con ai thì người nấy chăm' – lời nói lạnh lùng của mẹ chồng khi con dâu sinh mổ khiến bà phải trả giá lúc nằm viện
Gia đình - 20 giờ trướcGĐXH - Giữa lúc con dâu đang đau đớn vì vết mổ, mất ngủ vì con quấy khóc, mẹ chồng lại vô tư check-in ở những điểm du lịch nổi tiếng.

Người mẹ gọi điện cho con trai đã khuất và cái kết kỳ diệu
Gia đình - 1 ngày trướcQuá nhớ thương đứa con trai đã chết, bà Trịnh thường gọi vào số di động của con và một ngày có người bắt máy, chuyện kỳ diệu xảy ra sau đó khiến mọi người cảm động.

Bị ghét vì quá thẳng thắn gọi tên 5 chòm sao này
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Với 5 chòm sao này, họ sống rất thành thật và thẳng thắn. Nhưng cũng chính bởi tính cách này, mà họ thường bị mất lòng người khác, gặp một số khó khăn, cản trở trên đường đời.

Đồng nghiệp con rể đến nhà khen tôi là bảo mẫu giỏi: Câu trả lời của con khiến tôi sững sờ bỏ về quê
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Sống cùng gia đình con gái nửa năm, tôi hiểu ra mình không khác gì người làm thuê.

Cha ăn trộm để có tiền chữa ung thư cho con, con mất khi cha đang ở tù
Gia đình - 1 ngày trướcTro cốt của đứa trẻ qua đời vì ung thư được rải xuống hồ cạnh nhà tù nơi giam giữ người cha; anh bị kết án vì ăn trộm để kiếm tiền chữa bệnh cứu sống con.

Trốn trong cốp xe theo dõi vợ ngoại tình, chồng nhận hậu quả cay đắng
Chuyện vợ chồngNgười đàn ông trốn trong cốp xe để theo dõi vợ nhưng không ngờ khiến tình cảm vợ chồng tan nát. Vợ anh bỏ đi cả tháng không hề có tin tức gì.