Viêm phổi ở trẻ có dấu hiệu gì?
Viêm phổi có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất là ở nhóm trẻ em từ 0 - 5 tuổi. Đây là nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em hàng đầu trên thế giới. Viêm phổi có thể xuất hiện khi trẻ đang trong các đợt bệnh đường hô hấp kéo dài.
Nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ
Viêm phổi ở trẻ thường do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có thể do các nguyên nhân sau:
- Viêm phổi ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi thường do vi khuẩn gây ra. Viêm phổi do vi khuẩn thì bệnh có chiều hướng tiến triển nhanh hơn, triệu chứng ở mức độ nặng hơn so với viêm phổi do virus.
Vi khuẩn sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ bắt đầu di chuyển và khu trú ở các thùy phổi, sau đó chúng bắt đầu quá trình phát triển gây bệnh lý. Vi khuẩn lây truyền qua đường hô hấp (hắt hơi, giọt bắn khi ho...), lây khi tiếp xúc với mầm bệnh hay thậm chí là tiếp xúc với người lành mang vi khuẩn.
- Viêm phổi ở nhóm trẻ từ 5 - 15 tuổi phần lớn là do virus gây ra. Viêm phổi do virus thường xảy ra chậm hơn, ít nghiêm trọng hơn so với các yếu tố gây bệnh viêm phổi khác và nó chiếm khoảng 50% tổng số các ca viêm phổi. Ở những trường hợp này, triệu chứng của bệnh tương tự như cảm cúm thông thường.
Triệu chứng khi trẻ bị viêm phổi
Khi trẻ bị viêm phổi ở giai đoạn sớm trẻ sẽ có biểu hiện thở nhanh, đây là triệu chứng xuất hiện sớm nhất. Người nhà có thể đếm số nhịp thở trên 1 phút của trẻ như sau:
- Trẻ dưới 2 tháng tuổi: 60 lần/phút trở lên được coi là thở nhanh.
- Trẻ từ 2 – 11 tháng tuổi: 50 lần/phút trở lên được coi là thở nhanh.
- Trẻ từ 12 tháng – 5 tuổi: 40 lần/phút trở lên được coi là thở nhanh.
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để bác sĩ có thể thăm khám và điều trị ngay nếu có các dấu hiệu sau: Thở rít hoặc khò khè, mệt mỏi, ngủ li bì, sốt cao , môi và da dẻ nhợt nhạt...
Khi trẻ bị viêm phổi giai đoạn nặng
Thở co lõm lồng ngực là biểu hiệu của viêm phổi giai đoạn nặng. Để theo dõi tình trạng này, cha mẹ chú ý quan sát vùng ngực và bụng trẻ khi trẻ nằm yên (không bú không khóc). Khi hít vào, thay vì nở ra như bình thường thì phần dưới lồng ngực của trẻ bị cơ này kéo lõm vào. Đây là dấu hiệu trẻ bị viêm phổi nặng và nguy hiểm, cha mẹ phải đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.

Viêm phổi ở trẻ là bệnh lý đặc biệt nguy hiểm. Ảnh minh hoạ.
Biến chứng viêm phổi ở trẻ
Nếu không được điều trị, viêm phổi ở trẻ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, cụ thể:
- Áp xe phổi : Các vùng nhiễm trùng ở phổi rất dễ trở thành các ổ áp xe.
- Tràn dịch màng phổi: Việc tích tụ dịch quá nhiều dễ gây ra tràn dịch màng phổi. Điều này sẽ chèn ép lên phổi và gây khó thở.
- Hội chứng suy hô hấp cấp: Những người bị viêm phổi cả hai thùy rất dễ gặp phải tình trạng này.
- Suy hô hấp : Dưới sự tác động của vi khuẩn, tình trạng viêm phổi có thể gây ra các tác động tiêu cực đến cơ quan khác. Chẳng hạn như giảm huyết áp, nhịp tim hoặc thậm chí là mất nhận thức.
- Nhiễm trùng máu: Nhiễm trùng ở phổi có thể lây lan sang máu và dần dần nhiễm trùng từ máu sẽ lây lan qua các bộ phận khác trong cơ thể.
Điều trị viêm phổi ở trẻ
Khi trẻ có các dấu hiệu của viêm phổi cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chỉ định chụp X-quang phổi để chẩn đoán và đánh giá chính xác mức độ tổn thương phổi.
Ngoài ra, các xét nghiệm máu , cấy dịch tiết đường hô hấp cũng được tiến hành tùy thuộc vào mức độ của bệnh và để tìm căn nguyên gây bệnh.
Khi đã xác định trẻ mắc bệnh viêm phổi, tùy vào giai đoạn và nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ có hướng điều trị khác nhau. Việc dùng thuốc sẽ tùy theo nguyên nhân và sẽ có phác đồ điều trị cụ thể:
- Bệnh viêm phổi ở trẻ em do vi khuẩn và Mycoplasma: Điều trị bằng thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Viêm phổi ở trẻ em do virus : Điều trị bằng cách nghỉ ngơi và uống nhiều nước.
- Viêm phổi ở trẻ em do nấm: Điều trị bằng thuốc chống nấm.
Tùy theo tác nhân gây bệnh, mức độ viêm, lứa tuổi... bác sĩ sẽ lựa chọn dùng kháng sinh phù hợp, liều lượng và thời gian dùng thuốc. Thông thường nếu đáp ứng tốt thì một liệu trình trị liệu kéo dài ít nhất 7 - 10 ngày.
Tóm lại: Viêm phổi ở trẻ là bệnh lý đặc biệt nguy hiểm, nó đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của trẻ. Nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh viêm phổi, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Những trái cây nào không nên ăn vào buổi sáng
Sống khỏe - 1 giờ trướcGĐXH - Ăn một số loại trái cây có chứa axit tannic hoặc các axit hữu cơ khác (như hồng, cam, táo gai) khi bụng đói dễ gây ra các cơn đau dạ dày.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê
Sống khỏe - 16 giờ trướcQuả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 17 giờ trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn
Sống khỏe - 19 giờ trướcGĐXH - Kiểm soát chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường và thói quen ăn uống hợp lý giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcĂn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.