Hà Nội
23°C / 22-25°C

Việt Nam cam kết ủng hộ mạnh mẽ chính sách về dân số

Thứ hai, 08:15 19/10/2009 | Dân số và phát triển

Giadinh.net - Ngày 12/10/2009, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã tổ chức kỷ niệm lần thứ 15 Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển (ICPD, Cairo) tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Bá Thủy dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự. GĐ&XH xin giới thiệu những nội dung chính trong bài phát biểu của Thứ trưởng Nguyễn Bá Thuỷ tại hội nghị.

Nhiều thành tựu

Việt Nam được Liên Hợp Quốc công nhận là một trong những quốc gia đạt được nhiều tiến bộ trong việc thực hiện Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG), trong đó có Mục tiêu 5 (sức khỏe bà mẹ) - giảm tỷ lệ tử vong mẹ xuống 60/100.000 ca sinh sống vào năm 2010. Số ca đẻ được đỡ bởi cán bộ có kỹ năng tăng nhanh, đạt 94,8% vào năm 2007. Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh (IMR), một chỉ báo phát triển quan trọng, đã giảm từ 16/1.000 ca sinh sống năm 2007 xuống 15/1.000 vào năm 2008. Tỷ lệ tử vong thấp trong những năm qua khẳng định sự tiến bộ trong nỗ lực đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ.

Năm 1994, Việt Nam là một trong 179 quốc gia tham gia ký Chương trình hành động của Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển (ICPD POA), Việt Nam nhận thức rằng trao quyền cho phụ nữ và đáp ứng nhu cầu của người dân về  giáo dục và y tế, trong đó có sức khỏe sinh sản là cần thiết đối với cả sự tiến bộ của mỗi cá nhân và sự phát triển cân bằng chung. Việt Nam coi dân số và sức khỏe sinh sản là cấu phần quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia và là nhân tố trọng yếu nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Vì vậy, Việt Nam đã thông qua nhiều luật, chính sách và hướng dẫn chỉ đạo về hai vấn đề quan trọng nêu trên. Hiện Việt Nam đang xây dựng Chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011- 2020.

Những năm qua, số con trung bình của mỗi phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ đã xuống dưới mức sinh thay thế và đạt 2,08 con. Điều này giúp giảm áp lực của gia tăng dân số đối với phát triển kinh tế - xã hội, cũng như đối với an ninh về chính trị và xã hội; góp phần để người dân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái tiếp cận một cách thuận tiện và hiệu quả hơn với chăm sóc y tế, giáo dục, việc làm và các dịch vụ xã hội khác.

Chăm sóc trước sinh cũng được cải thiện, tỷ lệ phụ nữ sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, khám ít nhất 3 lần trong giai đoạn mang thai đạt 86,2% năm 2007. Việt Nam cũng đã đạt kết quả trong giảm thiểu các biến chứng sản khoa, có thai ngoài ý muốn, nạo phá thai và làm tăng việc sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại. Chất lượng chăm sóc sức khỏe sinh sản và các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đã dần được cải thiện và nâng cao, bao gồm khám và điều trị các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục, nhiễm khuẩn đường sinh sản và công tác phòng chống HIV.
 

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Bá Thủy (bên phải), Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ Trần Hoa Mai và Đoàn đại biểu Việt Nam tại Hội nghị.

Còn lắm thách thức

Hội nghị là cơ hội để các quốc gia nhìn lại và đánh giá các kết quả đã đạt được từ Hội nghị ICPD năm 1994 đến nay; Đồng thời, xác định các khó khăn, thách thức cần vượt qua để thực hiện thành công Chương trình hành động ICPD. Nhân dịp này, Việt Nam một  lần nữa muốn khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ không chỉ đối với Chương trình hành động ICPD được thông qua tại Cairo năm 1994, mà còn đối với Phiên họp đặc biệt lần thứ 21 của Đại hội đồng LHQ (ICPD 5), với các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) được đưa ra năm 2000, các mục tiêu mở rộng của MDG được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh của các nguyên thủ quốc gia và các hiệp ước quan trọng khác như Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW).

Mặc dù đạt được nhiều thành tựu, nhưng Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Tỷ lệ tử vong mẹ chênh lệch nhiều giữa các vùng, có nơi là 40/100.000, nhưng có nơi như ở các vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa lên tới 410/100.000. Vẫn tồn tại sự khác biệt giữa các vùng về mức sinh. Dịch vụ kế hoạch hóa gia đình chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu, đặc biệt là cho thanh thiếu niên. Các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục có tỷ lệ cao và bệnh dịch HIV tiếp tục lan rộng.

Do sự giảm tỷ lệ tử vong và gia tăng tuổi thọ, dân số của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới, mặc dù tổng tỷ suất sinh đã thấp hơn mức sinh thay thế và tỷ lệ sinh đang giảm dần. Việt Nam đang bước vào giai đoạn “cơ cấu dân số vàng” (dư lợi nhân khẩu học). Trong mười năm tới, 2011- 2020, số người bước vào độ tuổi lao động hàng năm sẽ tăng khoảng hơn 1 triệu. Điều này có nghĩa là sẽ có cơ hội đặc biệt nhờ lực lượng lao động lớn tham gia sản xuất góp phần vào sự phát triển kinh tế và tạo thêm cơ hội việc làm cho thanh niên tham gia vào thị trường việc làm. Tuy nhiên, nó cũng đặt ra những thách thức về tạo việc làm, giáo dục và an sinh xã hội. Bên cạnh đó, cũng cần có kế hoạch đối với vấn đề già hóa dân số khi tỷ lệ người già (từ 60 trở lên) tăng nhanh và sẽ tăng lên 10% tổng dân số từ năm 2010, thách thức lớn về mặt an sinh xã hội.

Trong khi năm 2000, tỷ số giới tính khi sinh (SRB) ở mức bình thường và ước tính khoảng 106,2/100 (nam/nữ) thì năm 2008 đã tăng lên 112,1/100. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc tiếp tục giám sát thực hiện Pháp lệnh Dân số và Nghị định của Thủ tướng Chính phủ về việc cấm xác định và lựa chọn giới tính thai nhi. Cần tăng cường giáo dục người dân về quyền con người để thúc đẩy bình đẳng giới nhằm đề cao vai trò quan trọng của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.

Di cư là một thách thức mới đang nổi lên do sự phát triển nhanh chóng về kinh tế của đất nước trong vòng 20 năm qua. Người dân di cư để tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn và họ thường bị hút về các thành phố đang phát triển và các khu công nghiệp. Nhìn chung, di cư nông thôn-thành thị góp phần đáng kể vào quá trình đô thị hóa, do vậy làm gia tăng áp lực đối với cơ sở hạ tầng đô thị hiện có và các dịch vụ xã hội, như nhà ở, giáo dục, y tế, điện, nước và vệ sinh môi trường và giao thông vận tải.

Sự thay đổi khí hậu cũng là một trong những mối đe dọa lớn đối với Việt Nam. Theo Báo cáo năm 2007 của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam sẽ là một trong những nước ở Đông Nam Á bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu do khả năng nước biển dâng cao. Mặc dù Việt Nam đã đối phó có hiệu quả với các thảm họa thiên nhiên thường xuyên xảy ra, nhưng vẫn cần tiếp tục các nỗ lực để chuẩn bị đối phó tốt hơn và cần chú trọng đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục trong khi giải quyết các tình huống khủng hoảng như vậy.

Việt Nam mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế để bảo vệ các thành tựu đã đạt được và vượt qua các khó khăn, thách thức nhằm quyết tâm hoàn thành các mục tiêu của Chương trình hành động ICPD và các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ vào năm 2015.  

 Đinh Huy Dương
Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục DS-KHHGĐ
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Không chủ quan với viêm âm đạo do vi khuẩn

Không chủ quan với viêm âm đạo do vi khuẩn

Dân số và phát triển - 6 giờ trước

Viêm âm đạo do vi khuẩn không chỉ đơn thuần là một sự mất cân bằng vi sinh vật. Các bằng chứng ngày càng tăng cho thấy sự liên quan của lây truyền qua đường tình dục trong sự phát triển và tái phát của viêm âm đạo do vi khuẩn.

Huế triển khai nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới 8/5

Huế triển khai nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới 8/5

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế TP Huế triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới 8/5 nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về căn bệnh tan máu bẩm sinh.

3 lợi ích của tập luyện trong thời kỳ mãn kinh

3 lợi ích của tập luyện trong thời kỳ mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Tập thể dục có rất nhiều tác động tích cực đối với mọi người ở mọi lứa tuổi. Nhưng đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mãn kinh, tập thể dục đặc biệt có tác dụng mạnh mẽ.

Cụ bà lớn tuổi nhất thế giới nói 'không tranh cãi' là bí quyết để sống thọ

Cụ bà lớn tuổi nhất thế giới nói 'không tranh cãi' là bí quyết để sống thọ

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Cụ Ethel Caterham, người vừa được công nhận là lớn tuổi nhất thế giới, nói bí quyết sống đến tuổi 115 là nhờ không to tiếng với ai và làm điều mình thích.

Massage tuyến tiền liệt có thể mang lại 4 lợi ích

Massage tuyến tiền liệt có thể mang lại 4 lợi ích

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Tuy không có nhiều nghiên cứu về lợi ích của việc massage tuyến tiền liệt nhưng một số bằng chứng cho thấy massage tuyến tiền liệt có thể cải thiện các vấn đề như viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt, tiểu khó hoặc rối loạn cương dương.

Biến chứng nguy hiểm của sốt siêu vi ở trẻ em

Biến chứng nguy hiểm của sốt siêu vi ở trẻ em

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Sốt siêu vi (còn gọi là sốt virus) là phản ứng sốt ở trẻ khi nhiễm một loại virus nào đó. Bệnh sẽ trở nên nguy hiểm khi xảy ra các biến chứng trên nhiều cơ quan của cơ thể nếu không được phát hiện kịp thời và chăm sóc đúng cách như: viêm phổi nặng do RSV, phù não, viêm cơ tim, sốc do sốt xuất huyết...

Giao mùa, cảnh giác với virus hợp bào hô hấp ở trẻ nhỏ

Giao mùa, cảnh giác với virus hợp bào hô hấp ở trẻ nhỏ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Virus hợp bào hô hấp (RSV) là một trong những nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa.

Các thuốc điều trị rối loạn xuất tinh

Các thuốc điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Rối loạn xuất tinh là tình trạng rối loạn bất thường về phản xạ xuất tinh ở nam giới, bao gồm xuất tinh sớm, xuất tinh muộn, không xuất tinh, xuất tinh ngược dòng...

Các giai đoạn ung thư vú

Các giai đoạn ung thư vú

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Giai đoạn ung thư dựa trên kích thước của khối u và liệu nó đã di căn sang các khu vực khác hay chưa. Giai đoạn ung thư cũng dựa trên loại tế bào khối u (gene và dấu ấn sinh học).

Các phương pháp điều trị chậm nói

Các phương pháp điều trị chậm nói

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chậm nói (hay còn gọi là chậm phát triển ngôn ngữ) là tình trạng khi trẻ không phát triển khả năng nói và giao tiếp ngôn ngữ một cách bình thường so với độ tuổi. Chậm nói có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm các yếu tố sinh lý, tâm lý, môi trường và di truyền.

Top