eMagazine

Việt Nam rốt ráo tìm kiếm vaccine COVID-19 - Ảnh 1.
Việt Nam rốt ráo tìm kiếm vaccine COVID-19 - Ảnh 2.

Ngay khi dịch COVID-19 bùng phát và các nước thực hiện nghiên cứu, sản xuất, thử nghiệm vaccine phòng bệnh, Việt Nam vừa phải thực hiện triệt để các biện pháp chống dịch, vừa chủ động đặt ra 2 hướng đi để sớm tiếp cận vaccine: Vừa khởi động, đẩy nhanh tốc độ sản xuất vaccine COVID-19 trong nước, vừa nỗ lực tìm kiếm, đàm phán với các đối tác cung cấp vaccine COVID-19 trên thế giới để sớm nhập khẩu vaccine đưa vào sử dụng trong nước.

Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, Bộ Y tế xác định: Chỉ có vaccine mới có hi vọng đưa cuộc sống trở lại bình thường, sớm khôi phục nền kinh tế. Nhận định này được đưa ra tại nhiều cuộc họp Thường trực Chính phủ, hay họp Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch COVID-19.

Trong phiên họp Chính phủ vào ngày 31/3 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu tập trung việc nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước. Cùng ngày, Thủ tướng quyết định trích 1.237 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2021 để bổ sung dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2021 của Bộ Y tế thực hiện mua và tiêm vaccine phòng COVID-19.

Việt Nam rốt ráo tìm kiếm vaccine COVID-19 - Ảnh 3.

Hai loại vaccine nước ngoài sản xuất được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép trong tình trạng khẩn cấp

Hiện nay, khi nhu cầu vaccine lớn, nguồn cung của thế giới hạn chế, nhiều nước sẵn sàng mua dưới dạng kỳ vọng, thậm chí có hơn 30 nước đăng ký mua vaccine gấp nhiều lần nhu cầu thực tế. Chưa kể, những thông tin ban đầu cho thấy các vaccine phòng COVID-19 chỉ sinh ra kháng thể trong một thời gian nhất định. Điều này có nghĩa là nhiều khả năng hàng năm đều phải tiêm nhắc lại chứ không phải một đợt, hay một năm là xong. 

Do biến chủng virus nhiều, hiệu lực bảo vệ của vaccine chỉ trong thời gian nhất định, cho nên việc chủ động nguồn vaccine, nỗ lực thúc đẩy nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước, coi đây là vấn đề an ninh, sức khỏe là rất cần thiết.

Với mục tiêu đảm bảo miễn dịch cộng đồng trong năm 2021, Việt Nam cần đến 150 triệu liều vaccine COVID-19 để tiêm chủng cho người dân trên 18 tuổi.

Việt Nam rốt ráo tìm kiếm vaccine COVID-19 - Ảnh 4.

Với 60 triệu liều vaccine đàm phán được từ nguồn COVAX Facility và nguồn đàm phán thương mại của VNVC, Việt Nam vẫn thiếu hụt số lượng lớn vaccine so với nhu cầu thực tế.

Mọi nỗ lực đã cho kết quả ban đầu khi Việt Nam đã tiếp cận được với một số nguồn cung ứng vaccine. Chúng ta chắc chắn có được 60 triệu liều vaccine của AstraZeneca, gồm 30 triệu liều từ chương trình COVAX Facility hỗ trợ và 30 triệu liều từ đàm phán thương mại. Đáng nói, nguồn thương mại này do công ty VNVC đặt cọc tới 600 tỷ đồng để mua rồi bán lại cho Chính phủ Việt Nam theo hình thức phi lợi nhuận.

Đến nay, 117.600 liều vaccine AstraZeneca từ nguồn nhập khẩu của VNVC và 811.200 liều từ chương trình COVAX đã về tới Việt Nam. Sau gần 1 tháng triển khai tiêm vaccine từ nguồn của VNVC, đã có hơn 52.400 người tại 19 tỉnh/thành phố ở tuyến đầu chống dịch được tiêm vaccine. Với lô vaccine từ nguồn COVAX, Bộ Y tế khẳng định sẽ nhanh chóng lên kế hoạch phân bổ cho 63 tỉnh/thành phố để tiêm cho người dân.

Thông tin mới đây tại lễ bàn giao 811.200 liều vaccine do COVAX hỗ trợ cho biết dự kiến hơn 3,3 triệu liều vaccine tiếp theo sẽ được cung ứng vào tháng 5/2021. Các lô còn lại trong cam kết 30 triệu liều sẽ về đến Việt Nam vào cuối năm nay và đầu năm 2022.

"Số liều vaccine còn lại, Việt Nam rất mong các tổ chức thuộc UN (Liên Hợp Quốc-PV) thúc đẩy để có lộ trình cung ứng phù hợp, ưu tiên trong năm 2021 để có thể bao phủ được tỷ lệ tiêm vaccine tới đông đảo người dân. Đây là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trong năm nay" – Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề xuất trong cuộc gặp 3 tổ chức quốc tế tuần qua.

Hôm 24/3, để có thêm nguồn cung ứng vaccine, Bộ Y tế khuyến khích tất cả doanh nghiệp trong và ngoài nước có đủ điều kiện tiếp cận, đàm phán với các đối tác trên thế giới có khả năng cung cấp vaccine COVID-19 theo đúng tinh thần Nghị quyết 21/NQ-CP. Hiện có Tập đoàn AMV, VABIOTECH, Vimedimec cũng đang tiếp cận với các đối tác khác từ Mỹ và Ấn Độ.

Việt Nam rốt ráo tìm kiếm vaccine COVID-19 - Ảnh 5.

3 Thứ trưởng Bộ Y tế trực tiếp kiểm tra công tác chuẩn bị, triển khai tiêm vaccine COVID-19

Trước đó 1 ngày, Bộ Y tế đã quyết định phê duyệt có điều kiện vaccine Sputnik V của Nga cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch tại Việt Nam. Như vậy, Sputnik V là vaccine phòng COVID-19 thứ hai được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng, sau AstraZeneca. Việt Nam là nước thứ 56 phê duyệt khẩn cấp sử dụng vaccine này.

Theo Bộ Y tế, để được phê duyệt khẩn cấp chính thức sử dụng vaccine Sputnik V tại Việt Nam, cuối năm 2020 Trung tâm Nghiên cứu, Sản xuất Vaccine và Sinh phẩm Y tế (POLYVAC) thuộc Bộ Y tế đã liên hệ, trao đổi với đối tác Nga để phối hợp nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu và phân phối vaccine.

Tháng 12 năm ngoái, POLYVAC đã ký Thỏa thuận Bảo mật với Công ty Cổ phần Quỹ Đầu tư Trực tiếp (DIRF) của Liên bang Nga với mục đích thực hiện sản xuất và phân phối vaccine Sputnik V tại Việt Nam. Sau các cuộc đàm phán với sự tham dự của đại diện của Bộ Y tế Việt Nam, Đại sứ quán Liên bang Nga, POLYVAC, RDIF và Viện Nghiên cứu Gamalaya, hai bên đã ký thỏa thuận hợp tác.

Phía Nga đã ủy quyền cho POLYVAC là đơn vị đăng ký, nhập khẩu, phân phối vaccine này tại Việt Nam; sản xuất vaccine này tại Việt Nam đáp ứng nhu cầu sử dụng tại Việt Nam và xuất khẩu.

Bộ Y tế khẳng định POLYVAC sẽ thương thảo với phía Nga "Thỏa thuận cung cấp vaccine", tuy nhiên, hiện chưa có kế hoạch cụ thể về cung ứng trong năm 2021.

Ngoài ra, Bộ Y tế và các đơn vị cung ứng vaccine, dược cũng đã khẩn trương làm việc với hãng Johnson & Johnson và Moderna, các nhà sản xuất của Ấn Độ và các nước khác đề nghị thông báo chính thức khả năng cung ứng vaccine. Cho đến nay chưa có đơn vị nào trong số các hãng nêu trên cho biết về khả năng cung ứng trong năm 2021.

Việt Nam rốt ráo tìm kiếm vaccine COVID-19 - Ảnh 6.

Với 60 triệu liều vaccine đàm phán được, Việt Nam vẫn thiếu hụt số lượng lớn vaccine so với nhu cầu thực tế. Công cuộc tìm kiếm và đa dạng hóa nguồn cung vaccine COVID-19 đang được Bộ Y tế rốt ráo thực hiện.

Việt Nam rốt ráo tìm kiếm vaccine COVID-19 - Ảnh 7.

Trong 2 ngày 31/3 và 1/4, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã có 7 cuộc làm việc với các phái đoàn ngoại giao của 5 nước (Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản, Ấn Độ), Liên minh Châu Âu và 3 tổ chức quốc tế gồm: Tổ chức Y tế Thế giới, Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc liên quan vaccine COVID-19.

Trong các cuộc họp này, Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định Việt Nam rất cần sự hỗ trợ, tạo điều kiện của các quốc gia, tổ chức, trong việc tăng cường khả năng sớm tiếp cận với các nguồn vaccine phòng COVID-19; đồng thời có những hỗ trợ về tăng cường năng lực, tiếp nhận, bảo quản, phân phối và sử dụng hiệu quả.

Việt Nam rốt ráo tìm kiếm vaccine COVID-19 - Ảnh 8.

Chỉ trong 2 ngày, Bộ trưởng Bộ Y tế có 7 cuộc làm việc với các phái đoàn ngoại giao

> Tại cuộc tiếp và làm việc cùng ngài Hùng Ba - Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đề nghị Trung Quốc hỗ trợ Việt Nam vaccine phòng COVID-19 để tiêm cho các đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết 21/NĐ-CP, trong đó có các công dân Việt Nam có nhu cầu đi lại, giao thương, học tập tại Trung Quốc do nước bạn đã triển khai chính sách "hộ chiếu vaccine", trong đó có ưu tiên với người tiêm vaccine của Trung Quốc.

Công ty Vabiotech (trực thuộc Bộ Y tế) là đơn vị đầu mối chịu trách nhiệm tiếp cận, trao đổi, đánh giá tổng thể nguồn lực, khả năng cung ứng vaccine COVID-19 của đối tác Trung Quốc, cũng như nhu cầu sử dụng vaccine trong nước.

"Khi tiếp nhận hồ sơ đầy đủ điều kiện, việc cấp phép sẽ được tiến hành nhanh chóng trong vòng 2 tuần"- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long khẳng định.

Việt Nam rốt ráo tìm kiếm vaccine COVID-19 - Ảnh 9.

> Tiếp ngài Đại sứ Liên minh Châu Âu (EU) tại Việt Nam, Bộ trưởng đề nghị ngài Đại sứ và phía EU quan tâm, hỗ trợ Việt Nam trong các chính sách tiếp cận nguồn vaccine của châu Âu, không chỉ qua cơ chế COVAX mà còn từ nguồn trực tiếp hay các chương trình khác; đồng thời có những hỗ trợ giúp tăng cường năng lực, hỗ trợ kỹ thuật để đảm bảo tổ chức chiến dịch tiêm chủng vaccine COVID-19 thành công.

> Tiếp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho rằng việc Chính phủ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc có thể hỗ trợ 1 tỉ liều vaccine cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương là tin vui đối với các nước trong khu vực này, trong đó có Việt Nam. Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị Hoa Kỳ hỗ trợ trực tiếp cho người dân Việt Nam các loại vaccine của Hoa Kỳ, đồng thời tạo điều kiện cho Việt Nam có thể tiếp cận nguồn vaccine sản xuất của Hoa Kỳ như Moderna, Pfizer, Johnson & Johnson.

Đánh giá công tác tiêm chủng vaccine  COVID-19 ở Hoa Kỳ là bài học quý báu với nhiều nước trên thế giới, bộ trưởng Bộ Y tế bày tỏ mong muốn Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ về kỹ thuật, tài chính cho Việt Nam để có thể tổ chức chiến dịch tiêm vaccine  thành công.

Việt Nam rốt ráo tìm kiếm vaccine COVID-19 - Ảnh 10.

> Tại cuộc tiếp và làm việc với Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết các công ty ở Nhật Bản cũng đang phát triển các vaccine với những tín hiệu khả quan cùng với nguồn cung vaccine ở Nhật Bản dồi dào. Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đề nghị Nhật Bản hỗ trợ, chia sẻ nguồn vaccine với Chính phủ và người dân Việt Nam. Đồng thời phối hợp, hợp tác với các cơ quan, đơn vị có khả năng sản xuất vaccine ở Việt Nam để trao đổi, chia sẻ, hợp tác chuyển giao công nghệ để sản xuất và thử nghiệm vaccine  ở Việt Nam.

Bộ trưởng cũng bày tỏ mong muốn phía Nhật Bản hỗ trợ hệ thống dây chuyền tiêm chủng mở rộng thời gian tới, để giúp Việt Nam có đủ khả năng cung cấp vaccine  cho người dân. Đây là hoạt động lớn, đòi hỏi sự đầu tư, năng lực cho cả hệ thống y tế để đáp ứng yêu cầu này.

Việt Nam rốt ráo tìm kiếm vaccine COVID-19 - Ảnh 11.

> Thông tin tại buổi tiếp ngài Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Pranay Verna, cho thấy Ấn Độ hiện đang sản xuất 2 loại vaccine phòng COVID-19, một loại của hãng AstraZeneca đặt hàng (loại này không phục vụ thị trường Việt Nam) và một loại do Công ty Bharat Biotech sản xuất có tên Covaxin. Ở Việt Nam, Công ty Đức Minh đã nộp hồ sơ lên Bộ Y tế để xin đăng ký cấp phép cho vaccine Covaxin.

Về đề xuất của phía Việt Nam trong việc phối hợp hỗ trợ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 vaccine COVID-19 do Việt Nam nghiên cứu, phát triển, phía Ấn Độ cho biết sẽ trao đổi vấn đề này với các công ty nghiên cứu, phát triển, sản xuất vaccine của Ấn Độ để bàn luận về phương thức hợp tác.

Việt Nam rốt ráo tìm kiếm vaccine COVID-19 - Ảnh 12.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định với hơn 100 triệu người dân, Việt Nam phải có giải pháp để sản xuất vaccine trong nước, không chỉ phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 mà còn chuẩn bị để ứng phó đối với những dịch bệnh có thể xảy ra trong tương lai. Việc phát triển thành công vaccine trong nước cũng khẳng định năng lực, niềm tự hào của đội ngũ khoa học y tế Việt Nam.

Việt Nam rốt ráo tìm kiếm vaccine COVID-19 - Ảnh 13.

Hiện đã có 2 loại vaccine do Việt Nam nghiên cứu sản xuất đã đưa vào thử nghiệm giai đoạn 1 và giai đoạn 2, đó là vaccine Nano Covax (của Công ty Nanogen) và vaccine Covivac (của Viện Vaccine và Sinh phẩm y tế - IVAC). Ngoài ra, vaccine của Công ty TNHH một thành viên vaccine và sinh phẩm số 1 (Vabiotech) dự kiến triển khai thử nghiệm giai đoạn một vào tháng 4/2021. Quá trình thử nghiệm đang được tất cả các cơ quan, lực lượng thúc đẩy tối đa theo đúng quy trình, quy chuẩn, "khẩn trương, rút ngắn thời gian, nhưng không bỏ qua bất cứ giai đoạn nào, đảm bảo các điều kiện khoa học".

Nano Covax là vaccine có triển vọng ra thị trường sớm nhất trong 3 vaccine nội địa trên đây. Dự kiến trong tuần này, Học viện Quân y (Hà Nội) sẽ hoàn thành tiêm mũi 2 giai đoạn 2 cho 280 người tham gia tình nguyện thử nghiệm lâm sàng vaccine Nano Covax. Ngoài ra, có 280 người khác cũng được tiêm mũi 2 tại huyện Bến Lức tỉnh Long An (do Viện Pasteur TP HCM thực hiện).

Việt Nam rốt ráo tìm kiếm vaccine COVID-19 - Ảnh 14.

Tiêm thử nghiệm 2 loại vaccine "made in Vietnam" cho người tình nguyện

Đại diện nhóm nghiên cứu cho biết trong toàn bộ giai đoạn nghiên cứu đến nay không ghi nhận bất kỳ trường hợp nào gặp phản ứng nặng sau tiêm, chỉ có một tỉ lệ gặp phản ứng nhẹ như sưng, đỏ, đau vết tiêm và sốt nhẹ.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, người đã tiêm đủ 2 mũi thử nghiệm vaccine Nano Covax, cho biết ông cũng gặp các phản ứng nhẹ "như các bác sĩ đã dự liệu". "Sau khi tiêm mũi thứ nhất, cơ thể tôi sinh kháng thể ở mức tốt" – Phó Thủ tướng nói và cho biết "vaccine vẫn đang được thử nghiệm. Đến giờ phút này kết quả được báo cáo là tốt".

Bộ Khoa học – Công nghệ cho biết theo kế hoạch, đến đầu tháng 5, vaccine Nano Covax sẽ được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3. Nếu thuận lợi cuối tháng 8 sẽ hoàn thành mục tiêu đánh giá đối với khoảng 1.000 người.

Riêng với vaccine Covivac, đến nay đã tiêm thử nghiệm lâm sàng cho 56/120 người mũi thứ 1 giai đoạn 1. IVAC dự kiến hoàn thành thử nghiệm lâm sàng vào tháng 10/2021. Vaccine Covivac có công suất 6 triệu liều/năm, nhưng có thể nâng lên 30 triệu liều/năm.

Ảnh: Minh Quyết - TL

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 16 giờ trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 1 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Y tế - 3 ngày trước

Sốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.

Top