Vĩnh Phúc: Mười năm kiến tạo mảnh đất đáng sống
GiadinhNet - Tính đến hết tháng 9/2019, toàn tỉnh Vĩnh Phúc có 109/112 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 98,2% trung tâm văn hóa xã và 99,2% nhà văn hóa thôn đạt chuẩn theo quy định, tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 2,11%, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 80 triệu đồng/người/năm, 89,3% người dân tham gia bảo hiểm y tế.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020, tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc cải tạo, nâng cấp và xây mới cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, giảm tỉ lệ hộ nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân… Tính đến hết tháng 9/2019, toàn tỉnh có 109/112 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 98,2% trung tâm văn hóa xã và 99,2% nhà văn hóa thôn đạt chuẩn theo quy định, tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 2,11%, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 80 triệu đồng/người/năm, 89,3% người dân tham gia bảo hiểm y tế… Những con số đáng tự hào đó là kết quả sau nhiều nỗ lực của tập thể lãnh đạo các cấp và nhân dân Vĩnh Phúc trong mười năm quyết tâm kiến tạo một mảnh đất đáng sống ở vùng trung du đồng bằng Bắc Bộ.
Vượt qua trở ngại
Bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, Vĩnh Phúc gặp không ít trở ngại khi nguồn lực của địa phương không nhiều, trong khi các hạng mục cơ sở hạ tầng cần được đầu tư cải tạo, xây mới và những dự án phát triển sản xuất, thúc đẩy giáo dục, bảo vệ môi trường… đều đòi hỏi lượng vốn vô cùng lớn. Bên cạnh đó, địa hình đồi núi hiểm trở ở một số địa bàn, tâm lý thụ động và nhận thức chưa đúng của một bộ phận người dân về chương trình cũng gây nhiều khó khăn trong việc hoàn thiện các mục tiêu mà Đảng và chính quyền các cấp đã đề ra. Tuy nhiên, bằng những chính sách, giải pháp phù hợp, đúng đắn và sự kiên trì giải thích, tuyên truyền, động viên nhân dân tham gia tích cực vào tiến trình chung, Vĩnh Phúc đã từng bước vượt qua những thách thức đó.
Với chủ trương "Lấy sức dân để lo cho dân", lãnh đạo tỉnh đã huy động được nguồn lực vật chất đáng kể từ trong nhân dân để nâng cấp, kiên cố hóa đường xá, hệ thống đê điều, rãnh thoát nước, trường học, nhà văn hóa… Ngoài việc ủng hộ bằng tiền bạc, nhiều hộ dân ở các huyện Lập Thạch, Sông Lô, Bình Xuyên… còn tự nguyện hiến một phần đất ở của gia đình để làm các công trình công cộng và tham gia vào hoạt động cải tạo, xây dựng đường làng ngõ xóm. Không chỉ là người góp công, góp của, nhân dân cũng là người giám sát, bảo vệ an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, xây dựng nếp sống văn hoá… ở làng xã. Các đoàn, hội như Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên cũng phát huy vai trò tích cực với những mô hình "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch", "Thu gom rác thải", "Thanh niên xung kích xây dựng nông thôn mới và bảo vệ môi trường", "Ngày thứ 7 tình nguyện", "Ngày chủ nhật xanh"...vv.

Ông Nguyễn Văn Trì, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc trao cờ thi đua của UBND tỉnh cho tập thể có thành tích xuất sắc. Ảnh: TL
Sau mười năm, các con đường bê tông sạch sẽ cùng những ngôi nhà cao tầng đã mọc lên san sát ở nhiều miền quê, báo, tạp chí, mạng internet, truyền thanh, truyền hình số mặt đất đã về với nhiều xã miền núi, giúp người dân tiếp cận những thông tin hữu ích cho sản xuất, chăn nuôi và nâng cao đời sống tinh thần… Đó là dấu hiệu cho thấy đời sống ngày càng được nâng cao của người dân Vĩnh Phúc.
Bên cạnh việc xây dựng những cơ sở hạ tầng cần thiết về giao thông, giáo dục, y tế…, việc phát triển kinh tế dựa trên những điều kiện đặc thù và thuận lợi của địa phương cũng được chú trọng. Sản xuất nông nghiệp có những thay đổi căn bản khi được cơ cấu lại theo hướng tập trung, quy mô lớn và người nông dân được hỗ trợ về giống cây trồng, vật nuôi, máy móc với sự tư vấn, hỗ trợ kịp thời từ các chuyên gia, cán bộ khuyến nông. Dồn điền đổi thửa được khuyến khích nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng những tiến bộ về khoa học kỹ thuật và các phương tiện cơ giới vào sản xuất. Ngoài việc hỗ trợ vốn và kỹ thuật cho những mô hình có giá trị kinh tế cao, quỹ tín dụng địa phương còn hỗ trợ kinh phí cho các hộ nghèo, đối tượng chính sách để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Mối gắn kết giữa nông dân và doanh nghiệp cũng được thúc đẩy nhằm đảm bảo đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp, góp phần thúc đẩy lĩnh vực thương mại. Bên cạnh đó, các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch… tiếp tục được khuyến khích với những chính sách cởi mở về mặt bằng, vốn, thị trường... nhằm thu hút đầu tư và phát triển sản xuất. Nhờ đó, Vĩnh Phúc từng bước trở thành một vùng đất hứa với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa và du lịch.
Hướng đến tương lai
Tham gia Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 (diễn ra vào ngày 27/9/2019 tại Vĩnh Phúc), các đại biểu thống nhất mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, có 9/9 huyện, thành phố được công nhận đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, 18 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 2 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu, 26 thôn dân cư đạt chuẩn thôn dân cư nông thôn kiểu mẫu; đến hết năm 2025, toàn tỉnh có 1 huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới kiểu mẫu, 50% số xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao, 15% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Tuy nhiên, vẫn còn không ít trăn trở về những điều cần phải làm ngay lập tức và trong tương lai để Vĩnh Phúc trở thành một mảnh đất thực sự đáng sống đối với người dân về cả kinh tế, xã hội, môi trường.

Các đại biểu tham quan gian trưng bày sản phẩm tiêu biểu của chương trình nông thôn mới. Ảnh: TL
Ghi nhận những kết quả đạt được sau 10 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Trì đồng thời nhận định đó mới chỉ là các thành tựu bước đầu, chưa bền vững và cho rằng trong giai đoạn tới, các cấp, các ngành và nhân dân toàn tỉnh cần tiếp tục đoàn kết, tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới để xây dựng quê hương Vĩnh Phúc ngày càng giàu đẹp, văn minh. Một số chủ trương và giải pháp cũng được đặt ra để thực hiện thắng lợi các mục tiêu trên, trong đó, có thể kể đến những định hướng mới trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn như phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ và an toàn sinh học; xây dựng vùng nông sản tập trung, đáp ứng yêu cầu quản lý chất lượng các sản phẩm nông nghiệp; tăng cường đầu tư cho khâu bảo quản và chế biến nông sản, đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi xuất ra thị trường; hình thành hệ thống trung tâm kết nối, xúc tiến tiêu thụ nông sản; phát triển các mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn; xây dựng và thực hiện các chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn để thúc đẩy sản xuất và tạo việc làm cho lao động nông thôn…
Dẫu các việc cần làm còn nhiều bề bộn, nhưng với tiềm lực sẵn có và những kinh nghiệm tích lũy được sau mười năm gắng gỏi kiến tạo diện mạo mới cho một địa phương vốn gặp nhiều khó khăn, lãnh đạo và nhân dân Vĩnh Phúc tin tưởng rằng những mục tiêu trên không phải là phi thực tế khi tất cả mọi người cùng chung sức đồng lòng.
Xuân Thắng

Phẫn nộ hình ảnh bé trai bị bố xích chân kéo lê trên đường phố Hải Phòng
Đời sống - 2 giờ trướcHình ảnh một bé trai bị xích chân, kéo lê bằng xe máy trên đường, tay chân bầm tím, chảy máu khiến dư luận phẫn nộ.

Từ tháng 7/2025, người dân coi chừng bị loại khỏi khấu trừ thuế chỉ vì thanh toán sai cách
Đời sống - 3 giờ trướcNghị định 181/2025/NĐ-CP sẽ ảnh hưởng đến việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng từ 1/7/2025. Hóa đơn từ 5 triệu đồng yêu cầu thanh toán không dùng tiền mặt. Doanh nghiệp hãy cập nhật quy định này để tránh bị loại chi phí. Đảm bảo bạn không gặp rắc rối trong quyết toán thuế!

Cận cảnh sân vận động quy mô 'khủng' ở Thái Nguyên sắp hoàn thiện
Thời sự - 3 giờ trướcGĐXH - Sau 3 năm thi công, dự án sân vận động Thái Nguyên có tổng mức đầu tư hơn 535 tỷ đồng, với diện tích lên tới trên 15ha, sức chứa 22.000 chỗ ngồi đã hiện hình hài và được trồng cỏ nhìn đẹp mắt.

Loạt trường THPT ở Hà Nội có điểm chuẩn giảm ‘sốc’ năm nay
Giáo dục - 5 giờ trướcNhững năm trước, thí sinh phải đạt trên 7,5 điểm/môn mới có thể trúng tuyển vào trường này. Tuy nhiên, năm nay thí sinh chỉ cần đạt dưới 5 điểm/môn đã có thể đỗ.

Hiện trạng bán đảo hồ Đống Đa hơn 5.600 m2 chuẩn bị được thu hồi để cải tạo cảnh quan
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Bán đảo hồ Đống Đa (hồ Hoàng Cầu) rộng hơn 5.600m2 sẽ được TP. Hà Nội thu hồi để chỉnh trang, cải tạo tổng thể cảnh quan, biến nơi đây thành không gian công cộng hiện đại của Thủ đô.

Nữ sinh Hà Nội với ‘cú ăn ba’ thủ khoa chuyên Anh thi lớp 10
Giáo dục - 6 giờ trướcỞ mùa tuyển sinh lớp 10 năm 2025, Hứa Quỳnh Bảo (lớp 9A8 Trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội) có 5 lượt đỗ các khối chuyên của 4 trường chuyên, đặc biệt còn đạt “cú ăn ba” thủ khoa khối chuyên Tiếng Anh.

Hướng dẫn mới về chế độ ốm đau, hưu trí trong BHXH bắt buộc
Thời sự - 6 giờ trướcThông tư 12/2025 của Bộ Nội vụ chính thức có hiệu lực từ 1/7, hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 liên quan đến BHXH bắt buộc.

7 đối tượng lạng lách, đánh võng rồi quay clip 'khoe', Giám đốc Công an chỉ đạo nóng
Pháp luật - 6 giờ trướcNhóm thanh, thiếu niên ở Ninh Bình chạy xe máy tốc độ cao, lạng lách, đánh võng rồi quay clip đăng “chiến tích” lên mạng xã hội. Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm vụ việc.

Các khu vực có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh ngày 5/7
Đời sống - 7 giờ trướcGĐXH - Dự báo thời tiết 5/7/2025, mưa rào và giông rải rác còn tiếp diễn ở nhiều khu vực trên cả nước.

Thông tin mới nhất về cơn bão số 2 trong 24 giờ tới
Thời sự - 7 giờ trướcGĐXH - Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 2 có khả năng mạnh thêm hai cấp lên cấp 10-11 (89-117km/h), giật cấp 13.

5 con giáp bứt tốc mạnh mẽ từ tháng 7, cuối năm trả hết nợ nần, đón Tết dư dả
Đời sốngGĐXH - Trong 12 con giáp, có 3 con giáp được dự đoán sẽ tỏa sáng rực rỡ từ tháng 7, hứa hẹn những đột phá sự nghiệp và bứt phá tài chính.