Vỡ mộng “góp gạo thổi cơm chung”
GiadinhNet - Sống xa nhà, thiếu thốn tình cảm nên tình trạng nam nữ công nhân chưa kết hôn nhưng vẫn ăn chung, ngủ chung đang là vấn đề đáng báo động. Không ít người vì thiếu kỹ năng sống, nghe theo lời đường mật của những tên "Sở Khanh” mà dễ dàng nhắm mắt đưa chân theo những mối tình chỉ là lợi dụng để rồi thời gian ngắn sau, những công nhân nữ một mình gánh chịu hậu quả.

“Khách quen” của cơ sở phá thai chui
Trong một xóm trọ nhỏ không xa Khu công nghiệp Linh Trung 2 (quận Thủ Đức, TPHCM), nữ công nhân Lê Thị Tuyền nằm dài trong phòng, gương mặt đầy vẻ mệt mỏi. Lý do hơn tuần nay cô gái Hậu Giang này không thể đi làm vì người “góp gạo thổi cơm chung” với cô hơn một năm qua đã bỏ phòng trọ mà đi biệt tăm, biệt tích. Trước đó, Tuyền quen Vũ Trọng Hậu, một thanh niên gốc Long An vốn làm công nhân cùng Khu công nghiệp. Sau hai tháng, họ dọn đến xóm trọ này và thuê phòng chung sống với nhau như vợ chồng.
“Bọn em chỉ nghĩ đơn giản là hai đứa hợp tính nhau, lại thương nhau thì sống cùng sẽ nương tựa, đỡ đần cho nhau trong cảnh xa nhà. Cả em và anh ấy hứa với nhau sẽ dành dụm đủ tiền thì cưới. Mà nói thật, hai đứa sống chung cũng giảm được chi phí sinh hoạt, tiền dành dụm cũng nhiều hơn chút đỉnh...”, Tuyền thực thà chia sẻ lý do cả cô lẫn bạn trai quyết định sống chung.
Thế nhưng,“Sau hơn bốn tháng chung sống, anh ấy đâu còn nhớ lời hứa giữ cho nhau đến ngày cưới. Vậy là em có thai. Em giục anh cưới nhưng anh nói đời còn nghèo, tiền dành dụm chưa nhiều, sao đủ mà cưới với hỏi, ráng thêm thời gian nữa mới tính tới chuyện cưới xin được. Vậy là em phải kiếm đường xử lý cái thai…”, Tuyền rơi lệ khi nhắc đến chuyện buồn diễn ra lần đầu tiên trong đời con gái.
Cuộc sống lần hồi lại trôi qua, nhưng đắng chát nhất lại là chuyện bỏ thai của Tuyền diễn ra như điệp khúc và đây là lần thứ tư. “Em không chịu nổi nữa, nói lần này em không phá thai nữa và buộc anh ấy phải cưới.Vì vậy mà anh ấy bỏ đi. Chuyện của hai đứa, gia đình đâu có biết gì! Giờ làm sao em dám giữ cái thai này, em đành phải bỏ...”, Tuyền nghẹn lời.
Trầy trật “mẹ đơn thân”
Không “góp gạo thổi cơm chung” một thời gian dài như Tuyền với những dự tính tốt đẹp nhưng bất thành, nữ công nhân Lê Bích Thảo ở Khu công nghiệp Tân Thuận (quận 7, TP HCM) lại “yêu nhầm” một tay chơi chuyên săn “rau sạch” ở Sài Gòn.
Cô gái 19 tuổi (ở Cà Mau) khá xinh xắn và hiều dịu trong những lần tan ca đã lọt vào “tầm ngắm” của một chàng họ Sở. Vậy là cuộc chinh phục diễn ra khá chóng vánh bởi một kẻ dạn dày kinh nghiệm. Sau những lần “rót mật vào tai” của chàng họ Sở về viễn cảnh đổi đời, rũ bỏ đời ca kíp, làm chủ một quán cà phê, cô gái nhẹ dạ đã đồng ý hiến dâng cho gã lừa lọc. Và rồi kịch bản mà “ai cũng hiểu, chỉ một người không hiểu” diễn ra sau đó. Thảo ôm bụng bầu, còn tay họ Sở thì “quất ngựa truy phong!”.
“Lúc đó, em quẫn trí quá, muốn đi phá thai nhưng tới phòng khám thì em lại sợ. Em sợ mang tội giết con. Trong lúc ngồi chờ, em nghĩ: “Sao tội mình dại dột mà con phải gánh, phải chết?”. Em ngồi nghĩ mãi rồi quyết định, khổ sở kiểu gì cũng ráng nuôi con lớn”, Thảo xoa đầu con gái đã gần 2 tuổi, nhớ lại cảnh tượng trước đây mà rơi lệ.
Cô nấc lên khi nhắc lại khoảng thời gian trầy trật thai sản. “Nếu không có ba người chị cùng phòng và dì chủ nhà cưu mang, chắc em không vượt qua nổi. Ở Sài Gòn thứ gì cũng phải có tiền, có cơm ăn là quý, lấy đâu ra sữa này, sữa kia mà uống. Trời thương cho đứa con này biết cảm thông với mẹ, cứ lớn từng ngày. Em chỉ sợ con đau ốm thì khó mà giữ việc làm. Mất việc nữa thì không biết sống ra sao? ”, người mẹ đơn thân chia sẻ.
Kiến thức ít, tổn thương nhiều
Nhiều ngôi chùa tại quận Gò Vấp, quận 7, quận Thủ Đức (TP HCM) và tại Bình Dương thường xuyên nhận được các trẻ sơ sinh trước cổng chùa, trong số những bà mẹ dứt ruột lìa xa con ấy, đối tượng là nữ công nhân không hiếm. Đó là chia sẻ của một vị sư nữ tại chùa Linh Sơn (TP HCM), nơi nhiều năm qua liên tục nhận nuôi trẻ sơ sinh bởi những bà mẹ vụng dại đến cổng chùa gửi con rồi đi mất.
Trong một chia sẻ tại Hội thảo liên quan đến công tác truyền thông chăm sóc SKSS/KHHGĐ do Tổng cục DS-KHHGĐ tổ chức, đại diện một doanh nghiệp thuộc Khu công nghiệp Long Hậu (tỉnh Long An) cho rằng, tình trạng “góp gạo thổi cơm chung” trong giới công nhân là thực tế đáng lo ngại. “Hầu hết công nhân đều là lao động nhập cư, giới hạn nhiều về học vấn. Kiến thức chăm sóc SKSS, phòng tránh thai ngoài ý muốn và tình dục an toàn với nữ công nhân rất thiếu thốn. Đó là chưa kể đến trải nghiệm cuộc sống rất mỏng, vì vậy khi va vấp đến vấn đề này, các nữ công nhân thường gánh hậu quả đắng lòng”. Với những nữ công nhân rơi vào trường hợp của Tuyền, của Thảo, thương tổn phải gánh chịu vừa nhiều, vừa đau đớn. Trước hết, sức khỏe sinh sản của phụ nữ, theo các chuyên gia y tế, sẽ bị tổn hại nghiêm trọng sau những lần phá thai, đôi khi dẫn đến chứng vô sinh. Thứ đến là vấn đề tâm lý, bởi không phải ai cũng có thể dễ dàng vượt qua những biến cố cuộc đời. Thực tế ghi nhận, không hiếm người như Thảo, như Tuyền đã sa chân vào con đường mại dâm vì mất niềm tin vào cuộc đời.
Những bước đi, cách làm phù hợp
Theo các chuyên gia, bản thân những nhà quản lý doanh nghiệp, những tổ chức xã hội cần phải lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của những người công nhân trong các khu công nghiệp để qua đó có những bước đi, cách làm phù hợp. Những việc làm như tặng báo, bao cao su cho công nhân; phục vụ chiếu phim, trình diễn ca nhạc quần chúng tưởng chừng hết sức đơn giản nhưng lại vô cùng thiết thực. Chính điều này là những bước đi cụ thể để góp phần “giúp đỡ” những người công nhân có điều kiện tiếp xúc với thông tin nhiều hơn.
Tổ chức tư vấn sức khỏe, kiến thức hôn nhân, các loại hình vui chơi giải trí để công nhân sinh hoạt lành mạnh có ý thức, trách nhiệm với người mình yêu cũng là một việc nên làm để mọi người hiểu rõ về hôn nhân, gia đình.
(còn nữa)
Thanh Giang/Báo Gia đình & Xã hội

Vì sao phụ nữ mãn kinh dễ bị mất ngủ?
Dân số và phát triển - 16 giờ trướcNhiều phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh thường bị mất ngủ kèm theo những cơn bốc hoả và đổ mồ hôi ban đêm vô cùng khó chịu. Vậy mối liên hệ giữa mãn kinh và giấc ngủ như thế nào và cách ứng phó với tình trạng này?

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư thần kinh nội tiết đã mãn kinh 10 năm nay nhưng lại ra dịch nhầy màu hồng ở âm đạo, tiểu cảm giác không hết, sau đó chảy máu nhiều như kinh nguyệt...

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcChlamydia âm thầm lây lan qua đường tình dục, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcYoga đã được chứng minh là giúp giảm bớt cơn đau liên quan đến đau bụng kinh và nhiều triệu chứng khác liên quan đến tiền kinh nguyệt. Dưới đây là 4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcKhông chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai
Dân số và phát triển - 4 ngày trước14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương tại Bắc Giang thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcCứ mỗi mùa thi đến, số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần lại gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi như thế nào?

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcNgày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng sức khỏe của bà mẹ khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sau này của trẻ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai thì em bé cũng có thể bị tăng huyết áp.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.