Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cần một bờ vai lại ra... em bé

Thứ tư, 12:36 30/09/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Do nhiều hạn chế về điều kiện làm việc, thời gian và kinh tế… công nhân ở hầu hết các khu công nghiệp trên cả nước ít được hưởng thụ các hoạt động vui chơi giải trí, ít được quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là SKSS/KHHGĐ. Làm gì để giải quyết tình trạng này?

Nữ công nhân làm việc trong các khu công nghiệp, đặc biệt là sản xuất hàng xuất khẩu, luôn phải làm việc trong điều kiện áp lực cao về thể chất và tinh thần. Phải làm việc trong nhiều giờ liên tục, song điều kiện sinh hoạt tập trung của họ cũng không được thoải mái. Những công nhân nữ thường phải sống tại các khu trọ chật chội, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, không đảm bảo dinh dưỡng, thiếu các  thông tin truyền thông tối thiểu...

 

Nhu cầu được chăm sóc, nâng cao các kiến thức về SKSS/tình dục an toàn đối tượng là nữ công nhân rất lớn.
  Ảnh minh họa
Nhu cầu được chăm sóc, nâng cao các kiến thức về SKSS/tình dục an toàn đối tượng là nữ công nhân rất lớn. Ảnh minh họa

 

Cần lắm “bờ vai”…

Rời vùng quê Bạc Liêu lên TP HCM gia nhập “thế giới ca kíp” hồi đầu năm 2015, cô gái Trần Thanh Lụa vừa tròn 20 tuổi. Lụa là chị lớn trong nhà có ba chị em. Hai em của Lụa còn đang tuổi ăn, tuổi học. Cả gia đình sống trầy trật vì không có đất canh tác, bố mẹ nay làm thuê việc này, mai làm thuê việc nọ. Lụa cũng được đi học nhưng đến lớp 6 phải nghỉ. Lên 15 tuổi, em theo bố mẹ làm thuê kiếm tiền. Một ngày, Lụa nghe đi làm công nhân ở TP HCM lương cũng ngoài 3 triệu đồng/tháng. Tính ra ngày nào cũng có chắc 100.000 đồng, còn hơn ở quê nhà.

Đời ca kíp, công việc khá áp lực nhưng với cô gái này đây không phải là chuyện lớn! Điều mà Lụa “chịu không nổi” chính là nỗi nhớ nhà, khao khát tình thương của người thân bởi đây là lần đầu tiên cô xa gia đình. Lụa ở trọ cùng bốn nữ công nhân khác, mỗi người một quê, mỗi người một cảnh, Lụa nhỏ tuổi nhất. Những lúc tan ca, các chị trong phòng có bạn trai nên đã vội vã đi cà phê hay đâu đó tâm sự. Một mình Lụa ở phòng, tivi không, báo đài cũng không, vừa nhớ nhà quay quắt, vừa cô đơn lạnh lẽo. “Em chỉ thèm một bờ vai để chuyện trò, tâm sự để em đỡ nhớ nhà…”- cô gái chưa hề biết đến tình cảm nam nữ chia sẻ. Lụa cũng nói hồi ở quê, cô cũng chỉ biết bố mẹ và các em. Nay sống đời công nhân, cô mới chứng kiến chuyện hẹn hò nam nữ của các chị cùng phòng.

Lại “thòi” ra... em bé !

Rồi một ngày, “bờ vai”mà cô gái quê ao ước cũng xuất hiện. Tân là sinh viên trọ học gần đấy, họ tình cờ quen nhau khi cùng đi chợ chồm hổm (chợ tự phát ven đường) gần khu trọ. Tân có học, nói chuyện lại duyên, biết gợi chuyện, biết lắng nghe nên sự gần gũi của hai bạn trẻ diễn ra nhanh chóng.

Từ ngày quen biết Tân, Lụa tươi tắn hẳn. Lụa không thích cà phê như các chị nên thường cùng chàng sinh viên chuyện trò tâm sự ngay tại phòng trọ. Song “lửa  gần rơm lâu ngày cũng bén”. Ở độ tuổi đôi mươi của Lụa và Tân thì làm sao “đủ sức đề kháng” với ham muốn khi luôn có cơ hội cận kề bên nhau! Vậy là “chuyện gì đến sẽ đến” khi một buổi tối chỉ có Lụa và Tân ở phòng. Họ đã vượt quá giới hạn một cách tự nguyện mà không hề lường trước những chuyện đương nhiên phải xảy ra sau đó. Sau 3 tháng liên tục gặp gỡ, Lụa thông báo với Tân mình đã mang thai. Cả hai đều hoảng sợ trước biến cố này vì chưa hề sẵn sàng. Sau nhiều lần bàn bạc với người yêu, Lụa đau đớn nhờ chị cùng phòng đưa đến một điểm phá thai tư nhân cách xóm trọ không xa.

Thiếu cả kiến thức lẫn phương tiện

Trong giới công nhân nữ ở TP HCM, chuyện của Lụa, đáng buồn thay không phải cá biệt mà là “chuyện cơm bữa” đang xảy ra với hàng trăm, hàng ngàn nữ công nhân khác.

Số liệu từ ngành DS-KHHGĐ TP HCM cho thấy, số ca nạo phá thai trong giới vị thành niên - thanh niên vào khoảng 3.000 ca/năm và vẫn đang tăng hàng năm. Trong số đó, có khoảng 70% trường hợp nạo phá thai rơi vào giới học sinh - sinh viên và công nhân. Toàn địa bàn thành phố hiện có khoảng 300.000 công nhân với đại đa số là nữ, hầu hết là người ngoại tỉnh. Vì vậy câu chuyện buồn của nữ công nhân Lụa hoàn toàn có thể lặp lại với những nữ công nhân trẻ khác.

Theo các chuyên gia tâm lý, cuộc sống gắn liền nhịp sinh hoạt ca kíp cộng với cảnh xa nhà khiến nhu cầu giải tỏa tâm lý, tình cảm của công nhân (đặc biệt giới nữ) chưa kết hôn là rất lớn. Bên cạnh đó, những nhu cầu khác phát sinh như giao lưu, kết bạn chia sẻ tình cảm như trường hợp của Lụa là điều hết sức chính đáng, bình thường!

Tuy nhiên, điều bất bình thường nào đã gây nên kết cục đáng buồn trong chuyện tình cảm của cô gái này? Phải chăng những nữ công nhân như Lụa (vốn là đối tượng yếu thế trong xã hội) chưa được trang bị đầy đủ các kiến thức về chăm sóc SKSS/tình dục an toàn,cũng như được hỗ trợ các phương tiện phòng tránh thai hiệu quả?

 

Mở rộng mô hình cung cấp dịch vụ SKSS cho công nhân

 

 

Ngày 29/9 tại TP HCM, Tổng cục DS-KHHGĐ đã phối hợp với Quỹ Dân số Liêp Hợp Quốc (UNFPA) tổ chức Hội thảo “Huy động nguồn lực và mở rộng Mô hình cung cấp dịch vụ SKSS và phương tiện tránh thai cho công nhân một số khu công nghiệp”.  Hội thảo quy tụ các đại biểu đến từ ngành Dân số tỉnh Long An, Nghệ An, Nam Định, đại diện VCCI, Bộ Kế hoạch- Đầu tư, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam…

Tại Hội thảo, các đại biểu đã đóng góp ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm triển khai thực hiện hiệu quả “Mô hình cung cấp dịch vụ SKSS và phương tiện tránh thai cho công nhân một số khu công nghiệp” tại 3 địa phương: Long An, Nghệ An, Nam Định.

Theo ông  Hồ Chí Hùng- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ, những ý kiến đóng góp tại Hội thảo sẽ là cơ sở hữu ích giúp ngành Dân số cùng UNFPA và các cơ quan liên quan xây dựng Đề án trình Chính phủ nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc SKSS cho công nhân tại các khu công nghiệp trên toàn quốc. Đề án thiết thực nói trên dự kiến sẽ trình Chính phủ vào năm 2016. Trước đó, từ năm 2014 Tổng cục DS-KHHGĐ đã tiến hành triển khai thí điểm Mô hình này tại một số khu công nghiệp lớn.

    (Còn nữa)

Thanh Giang/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Trẻ sơ sinh được bú mẹ có sức khoẻ tim mạch tốt hơn

Trẻ sơ sinh được bú mẹ có sức khoẻ tim mạch tốt hơn

Dân số và phát triển - 23 giờ trước

Trẻ bú mẹ ít nhất sáu tháng có thể thúc đẩy vi khuẩn đường ruột có lợi, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch ở trẻ khi trưởng thành.

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Một trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Việc chủ động tránh thai cũng được xem là một cách yêu thương bản thân, giúp bạn gái bảo vệ sức khỏe và cả tương lai của mình.

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Giang mai bẩm sinh là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra khi một người mẹ mắc bệnh giang mai truyền bệnh cho con trong quá trình mang thai hoặc khi sinh.

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

"Chuyện yêu" cũng giống như chất xúc tác - giúp các cặp đôi gắn kết sâu sắc hơn, tạo điều kiện cho tình yêu thêm bền chặt và thăng hoa. Tuy nhiên, giữa thời điểm tuổi trẻ vẫn còn mải mê chạy theo đam mê và chưa nghĩ đến trách nhiệm, câu hỏi lớn đặt ra cho các bạn nữ là: "Nàng đã biết cách "yêu" an toàn mà không phải lo lắng về những rủi ro ngoài ý muốn?".

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh rất quan trọng với người bị liệt dương, giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ sản xuất testosterone, tất cả đều cần thiết đối với chức năng cương dương.

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Theo Dữ liệu dân cư quốc gia, cả nước hiện có khoảng 16,1 triệu người cao tuổi, chiếm trên 16% dân số. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất Châu Á, thời gian chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già là 17 - 20 năm, ngắn hơn so với nhiều nước khác...

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Chị Vân, 29 tuổi, đi tháo que tránh thai, bất ngờ phát hiện que cấy 3 năm trước lạc sâu vào bắp tay, phải nhập viện phẫu thuật.

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Điều kỳ diệu đến chỉ sau 2–3 ngày kể từ mũi tiêm đầu tiên, cụ đã tự dậy, rửa mặt, ăn uống và đi lại nhẹ nhàng sau khi bị mất hoàn toàn khả năng vận động.

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Có nhiều nguyên nhân gây đau núm vú, trong đó một số nguyên nhân đơn giản nhưng cũng có những tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn cần lưu ý.

Top