Vụ 26 người ngộ độc hải sản: Loại nước người bệnh cần uống trước khi đưa đến bệnh viện?
GiadinhNet – “Khi bị ngộ độc hải sản thì phải thải độc ra khỏi cơ thể, trong đó, nôn là biện pháp hiệu quả nhất. Sau đó, người bệnh uống nước trà đường nóng , nước sắc lá sim, lá ổi…để bù nước, cầm đi lỏng, phân giải hòa loãng chất độc rồi đưa đến viện”.
Sáng 14/5, khoa Cấp cứu Bệnh viện Việt- Tiệp (Hải Phòng) tiếp nhận 26 bệnh nhân vào cấp cứu trong tình trạng đau bụng, buốn nôn, đầu óc choáng váng, khó thở... nghi ngộ độc thức ăn.
Được biết, toàn bộ số bệnh nhân nhập viện đều nhân viên Công ty Cổ phần Anova Feed (địa chỉ Khu công nghiệp Vĩnh Niệm, quận Lê Chân, Hải Phòng). Sau khi thăm khám, bác sĩ đã cho các bệnh nhân truyền dịch, uống thuốc và chuyển đến các khoa Nội 1, Nội 4 và khoa Nhiệt đới để tiếp tục theo dõi và điều trị.
Trước đó, chiều 12-5, hơn 100 nhân viên Công ty Cổ phần Anova Feed tổ chức đi du lịch tham quan Cát Bà.
Tối cùng ngày (12/5), đoàn ăn tối và hoạt động văn nghệ tại bãi biển của bãi tắm Cát Cò 1 thuộc trung tâm du lịch Hùng Vương Cát Bà (có trụ sở tại khu bãi tắm Cát Cò 2) dưới hình thức ăn buffet. Thực đơn buffet hôm đó gồm 23 món, trong đó có nhiều món hải sản nướng tại bãi biển.
Sau khi kết thúc tiệc, 8 người trong đoàn có dấu hiệu đau bụng, tiêu chảy và được đưa vào cấp cứu tại BVĐK Cát Bà.
Đến 10 giờ 30 ngày 13/5/2017 đoàn ăn trưa tại khách sạn Mỹ Ngọc (nơi đoàn lưu trú) với 122 suất, thực đơn gồm 9 món chinh, chủ yếu hải sản. Đến 17 giờ 30 ngày 13/5/2017 đoàn tiếp tục dùng bữa tại nhà hàng Treo địa chỉ số 427 đường 1-4 trong thị trấn Cát Bà với 120 suất thực đơn gồm 11 món chủ yếu hải sản.

26 bệnh nhân vào cấp cứu trong tình trạng đau bụng, buốn nôn, đầu óc choáng váng, khó thở. Ảnh: NLĐ
Tại đây, thêm 12 người trong đoàn bị đau bụng, nôn, tiêu chảy phải nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Cát Bà điều trị với chẩn đoán rồi loạn tiêu hóa.
Ngay sau khi nhận được tin báo, đoàn kiểm tra của Chi cục VSAT thực phẩm thành phố Hải Phòng đã ra Cát Bà, tiến hành tổ chức các bước điều tra vụ ngộ độc tại các cơ sở phục vụ dịch vụ ăn uống và tham khảo hồ sơ Bệnh án lưu tại Bệnh viện Đa khoa Cát Bà.
Qua các bước kiểm tra, đoàn nhận định nguyên nhân dẫn đến vụ ngộ độc tập thể trên nhiều khả năng do vi sinh từ bữa tiệc tối ngày 12/5/2017 vì quá trình nướng hải sản tại bãi biển không đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh.
Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, PGS.TS Trần Hồng Côn (Khoa Hóa Học, ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG Hà Nội), chuyên gia nghiên cứu về độc học và môi trường nhiều năm cho biết: “Về cơ bản hải sản chứa thành phần dinh dưỡng cao, có khả năng kháng khuẩn tốt. Ngộ độc hải sản có thể gây triệu chứng như nôn, đau bụng đi ngoài, tiểu ra máu. Trường hợp nặng, nạn nhân có thể vong.

PGS.TS Trần Hồng Côn (Khoa Hóa Học, ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG Hà Nội). Ảnh: Ngọc Thi
Ngộ độc hải sản cũng như ngộ độc các loại thực phẩm khác, cần loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể càng sớm càng tốt, trong đó nôn là biện pháp có hiệu quả nhất.
Để tạo cảm giác buồn nôn, người bị ngộ độc có thể dùng lông gà (rửa sạch bằng nước muối), đưa vào gần cuống họng sẽ có phản ứng nôn hoặc cũng có thể dùng ngón tay ngoáy họng”.
Sau khi đã nôn, người bệnh uống nước trà đường nóng, nước sắc lá sim, lá ổi…để bù nước, cầm đi lỏng, phân giải hòa loãng chất độc rồi đưa đến viện cấp cứu.
Ông Côn khuyến cáo, thực tế nhiều du khách có sở thích ăn các loại hải sản tái mà không biết đây là thói quen cực kỳ nguy hiểm vì có thể gây ngộ độc cao. Do đó, tuyệt đối không được ăn các loại hải sản chưa được nấu chín. Những loại cá được nuôi ở những vùng nước dễ nhiễm thủy ngân có khả năng gây ngộ độc khi ăn phải.
Ngọc Thi

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này
Mẹ và bé - 1 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên chị tầm soát ung thư cổ tử cung cách đây 1 tháng bằng cách tự lấy mẫu tại nhà, cho kết quả xét nghiệm HPV 1/12 (+), khi soi CTC, các bác sĩ đã phát hiện bất thường.

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời
Sống khỏe - 1 giờ trướcCác nhà nghiên cứu Brazil và Đức đã phát hiện ra tiềm năng điều trị ung thư của đu đủ, chanh dây qua cách thức hoạt động của các hợp chất hóa học thực vật.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 3 giờ trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 4 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 4 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 23 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 23 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặpGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.