Vụ bé Nhật Linh bị sát hại: Cộng đồng người Việt tại Nhật "dậy sóng" tranh luận về 50.000 chữ ký
Tại Nhật Bản, nhiều người Việt sẵn sàng chung tay kêu gọi công lý, các bạn trẻ đứng dưới tuyết ở nơi đông người, các ga tàu lớn, bỏ làm thêm đi kêu gọi xin chữ ký giúp cho bố mẹ bé Nhật Linh.
Trao đổi với PV, bạn Nguyễn Trang (sinh viên Việt tại Đại học IPU - International Pacific University, Okayama, Nhật Bản) cho biết: “Hiện tại ở Nhật một số du học sinh các trường đại học, trường tiếng và những người sinh sống tại Nhật đang đứng lên kêu gọi xin chữ ký giúp cho bố mẹ bé Nhật Linh. Có người ủng hộ việc ký và cũng có người không ủng hộ chuyện này”.
Nhiều người Việt tại Nhật đứng lên kêu gọi cộng đồng ký vào đơn của bố bé Nhật Linh.
Cá nhân Trang cho rằng, chúng ta không ở trong hoàn cảnh của bố mẹ bé Linh, không thấu được nỗi đau mất con, mất người thân, nên không thể nhận xét rằng đây là chuyện làm đúng hay sai, vậy nên tùy quan điểm và các nhân mỗi người sẽ có cách suy nghĩ khác nhau. N
hững ai muốn chung tay với bố mẹ bé Linh thì hãy tham gia ủng hộ, còn những ai không cùng suy nghĩ, quan điểm thì không nên nói hay gửi tin nhắn mang nội dung tiêu cực tới bố mẹ bé.
Đặng Thục Minh Yến Đặng (sinh viên năm 2 Khoa Quan hệ quốc tế - Trường Đại học Quốc tế Tokyo, Nhật Bản; Phó ban Thông tin Hội Sinh viên Việt Nam tại Nhật) cập nhật tình hình: “Người Việt Nam mình tại Nhật phần đông cũng tích cực vận động chia sẻ và ký tên ủng hộ cho mong muốn của gia đình bé Linh vì mọi người đều rất đau lòng cho bé và thông cảm với gia đình
Phần khác thì rất cảm thông sẻ chia với gia đình bé, nhưng không ký vì cảm thấy chưa đến thời điểm chữ ký cần dùng đến và cảm thấy yêu cầu bản án tử hình ngay có vẻ chưa được hợp lý.
Về phần mình nữ du học sinh Việt buồn và tiếc vì vụ án vẫn chưa có được đáp án rõ ràng để hồi đáp cho gia đình bé Nhật Linh.
“Em cảm thấy đau lòng nhiều và ngưỡng mộ gia đình vì anh chị ấy sẵn sàng chiến đấu cho điều anh chị ấy nghĩ là đúng. Tuy nhiên, em cảm thấy chữ ký bây giờ chưa phải là thời điểm thích hợp, vì nghi phạm chưa được luận tội và trở thành thủ phạm, nên ý nghĩa của bản ký hiện tại với em chưa có nhiều.
Đồng thời, em không mong muốn áp đặt bản án tử hình lên thủ phạm sau này. Nhưng với những ai cho rằng nghi phạm nên bị tử hình, em hoàn toàn ủng hộ lựa chọn ký của mọi người. Vì đó là lựa chọn của mọi người và em tôn trọng điều đó”, Đặng Thục Minh Yến chia sẻ.
Bản đơn xin 50.000 chữ ký lan truyền rất nhiều nơi trên nước Nhật.
Ở một góc nhìn khác, Nguyễn Huyền Trang (du học sinh Việt tại trường ngôn ngữ Human Academy Japanese Language, Nhật Bản) cho biết, qua vụ việc gia đình bé Nhật Linh kêu gọi 50.000 chữ ký phần nào có thể thấy sự đoàn kết chung tay của người Việt ở xứ người.
Có những người đã đứng lên, in giấy đến những nơi có đông người Việt và những người Nhật có cảm tình với Việt Nam để xin chữ kí. Có các bạn trẻ đứng dưới tuyết ở các ga tàu lớn, bỏ làm thêm đi kêu gọi.
“Em ấn tượng nhất là chị ở trường em đã bỏ cả làm thêm, tự bỏ tiền túi ra đi in màu giấy màu (giấy ở Nhật khá đắt tầm 4.000đ/tờ), rồi in rất nhiều, không chỉ trường em mà còn đến nhiều trường khác phát giấy nhờ mọi người vận động.
Người Việt mình khi nghe qua thì đa phần kí ngay, còn hỏi còn giấy không để mang đến chỗ làm thêm, chỗ người quen nhờ người kí vì ai biết/nghe qua câu chuyện cũng xót xa.
Còn em khi em nhờ các bạn em người Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc, Indonesia... thì các bạn hỏi rất kĩ, tức là trước khi kí các bạn ấy rất thận trọng. Nhưng nói chung là các bạn ấy cũng rất tức giận khi nghe chuyện này, và mong gia đình bé sớm tìm được công lý.
Em thì ngay từ đầu cũng không tin tưởng vào khả năng, sức ảnh hưởng của việc kí này vì pháp luật Nhật rất chặt chẽ”.
Xôn xao tranh cãi trái chiều
Trên mạng xã hội, vụ việc bố bé Nhật Linh kêu gọi 50.000 chữ ký để đòi công lý cho con gái bị sát hại đã làm “dậy sóng” cộng đồng người Việt tại Nhật với nhiều ý kiến trái chiều. Đọc bản đơn kêu gọi chữ ký, người Việt tại Nhật hiểu ngay nội dung được viết trong đơn (ủng hộ mức án tử hình đối với nghi phạm chứ không phải đẩy nhanh thời gian xét xử).
Vì vậy, bên cạnh nhiều ý kiến ủng hộ mạnh mẽ và kí ngay lập tức thì một luồng dư luận thận trọng đặt câu hỏi, việc ký đơn có phải chúng ta đang gián tiếp giết thêm một người không?
Trên các nhóm chung của cộng đồng người Việt tại Nhật, những ngày mọi người chia sẻ rất mạnh mẽ.
Thành viên Nương Bương bình luận: “Biết là thương bé nhưng các bạn đừng vội đưa ra kết luận. Vụ án vẫn còn chờ nhiều thứ, kể cả chờ việc thu thập chữ ký của gia đình bé. Chứ cảnh sát Nhật đã kết án vô tội đâu? Ngay cả vụ người Việt trộm cắp bị bắt, được gần 1 năm rồi đã xử đâu? Mà họ cứ tạm giam, tái bắt rồi giấy tờ nọ kia.
Mà tại sao không xử ngay nghi phạm này được, là vì vụ án giết người nó khác vụ trộm cắp ở chỗ, trộm cắp mà có vân tay hình ảnh thì có chối nó vẫn khép tội. Còn giết người, thì bé mất sau khi hắn bỏ đi, hay đã mất khi ở cùng hắn, hay mất lúc hắn vừa rời đi. Vì cái khó đó nên chính cảnh sát cũng bế tắc. Cái này là 1 luật sư người Nhật có phân tích cho mình khi mình hỏi tại sao”.
Sự việc nhận những phản hồi trái chiều về quan điểm.
Thành Viên Nguyễn Hữu Bằng cho rằng, người Việt không nên quá bức xúc đòi tử hình một nghi phạm khi chưa có kết luận đầy đủ của cơ quan pháp luật tại Nhật: “Ở Việt Nam tử hình còn đáng sợ. Chứ ở Nhật nơi có tỷ lệ tự sát cao như thế này tử hình thành ra nhẹ hơn cả chung thân”.
Trong khi đó, một thành viên khác cảm thán: “Đừng phân vân, do dự gì nữa ạ. Tại sao cùng chung sức hô hào U23 được mà việc chung sức để giúp 1 gia đình, 1 cháu bé lấy lại công bằng lại khiến mọi người phải suy xét. Cảm thấy trái tim thắt lại vì một vài lời nói của một vài người”.
Liên quan đến vụ việc, hôm qua (2/2), Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Quốc Cường đã gặp ông Shigeki Takizaki, Tổng vụ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản, để tiếp tục trao đổi về vụ cháu bé Lê Thị Nhật Linh bị sát hại dã man tại Nhật Bản.
Đại sứ cho biết gia đình cháu Nhật Linh đang kêu gọi cộng đồng trong và ngoài nước ký vào bản kháng nghị lên Tòa án tỉnh Chiba, đề nghị xét xử nghi phạm với khung hình phạt cao nhất là tử hình, thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân Việt Nam trong và ngoài nước.
Đại sứ Nguyễn Quốc Cường đã yêu cầu các cơ quan thực thi pháp luật của Nhật Bản sớm kết thúc quá trình điều tra và củng cố chứng cứ để có thể đưa nghi phạm ra xét xử công khai và dành cho kẻ gây ra tội ác dã man trên một bản án thích đáng theo đúng các qui định của pháp luật Nhật Bản.
Theo Lệ Thu/Dân Trí
Phát hiện bất ngờ về cơn bão lớn nhất kéo dài suốt 190 năm trong Hệ Mặt trời
Tiêu điểm - 2 giờ trướcCác quan sát mới về Vết Đỏ Lớn của sao Mộc được Kính thiên văn Hubble ghi lại đã cho thấy cơn bão 190 năm tuổi này lắc lư như thạch và thay đổi hình dạng giống như một quả bóng bị bóp méo.
Dọn tủ đồ của chồng, người phụ nữ tìm thấy 'kho báu' trị giá 4 tỷ đồng
Tiêu điểm - 7 giờ trướcTrong lúc dọn tủ đựng đồ của người chồng quá cố, người phụ nữ đã vô cùng sửng sốt khi tìm "kho báu" có giá trị lên tới gần 4 tỷ đồng
Bỏ gần 500 tỷ đồng xây 'biệt thự trên trời' rộng 12.000m2, xa hoa trong từng viên gạch nhưng chủ nhân không thể ở: Vì sao?
Tiêu điểm - 18 giờ trước“Cung điện trên mây” này nằm ở độ cao 122 mét trên nóc tòa nhà cao tầng giữa trung tâm thành phố.
Đến thăm bố, người phụ nữ bất ngờ rơi khỏi tầng 9 và cái kết khiến người thân bối rối
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcVụ việc khiến người thân của nạn nhân không khỏi đau lòng. Tuy nhiên, sau những mất mát thì một điều kỳ diệu cũng bất ngờ xuất hiện.
Tỷ phú Ấn Độ qua đời, để lại phần lớn tài sản trị giá 3000 tỷ đồng cho chó cưng và 2 người giúp việc
Tiêu điểm - 1 ngày trướcCâu chuyện về di chúc của tỷ phú Ratan Tata đã gây bất ngờ lớn khi ông quyết định để lại phần lớn tài sản cho chú chó cưng của mình. Hành động này là minh chứng cho tấm lòng nhân hậu và tình yêu thương động vật của vị doanh nhân tài ba.
Hồ nước lớn nhất thế giới thu hẹp nhanh đến mức khó có thể phục hồi
Tiêu điểm - 1 ngày trướcHồ Caspi đang thu hẹp nhanh chóng, đứng trước nguy cơ không thể phục hồi do biến đổi khí hậu và ô nhiễm.
Đền cổ Ả Rập 2.000 tuổi bất ngờ 'hiện hình' gần bờ biển Ý
Tiêu điểm - 2 ngày trướcNhững người đến từ vương quốc huyền bí và xa hoa Nabataea của người Ả Rập đã để lại dấu tích văn minh của họ bên bờ Địa Trung Hải.
Người đàn ông 63 tuổi 'hóa' chàng trai 24 tuổi sau tai nạn giao thông, nghĩ mình sắp kết hôn
Chuyện đó đây - 2 ngày trướcTỉnh dậy sau cơn hôn mê, người đàn ông 63 tuổi tin rằng mình mới 24 tuổi và đang chờ kết hôn với vị hôn thê 19 tuổi.
Quét laser, thành phố ma thế kỷ 18 lộ ra giữa rừng Amazon
Tiêu điểm - 2 ngày trước"Bóng ma" của một thành phố đổ nát đã bất ngờ xuất hiện khi các nhà khoa học quét một vùng rừng mưa nhiệt đới bằng công cụ LiDAR.
'Em bé' 9 tháng tuổi, cân nặng khủng thu hút 2 tỷ lượt xem trên thế giới
Tiêu điểm - 3 ngày trước"Em bé" 9 tháng tuổi có cân nặng khủng là ngôi sao của thủy cung Sea Life Melbourne, Úc.
Vì sao Isaac Newton và Albert Einstein đều cho rằng thời gian chỉ là 'ảo ảnh'?
Chuyện đó đâyThời gian từ lâu đã là một khái niệm mà con người suy ngẫm, trải nghiệm và coi trọng.