Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vượt khó làm dân số

Thứ tư, 09:20 02/09/2009 | Dân số và phát triển

Giadinh.net - Băng rừng, lội suối, đi từ sáng sớm để kịp đến buôn xa nhất cách trung tâm hơn 20 cây số phát tài liệu truyền thông dân số; Có người, đêm phải “nằm vùng” lại tại buôn đợi bà con đi làm về để cung cấp các phương tiện KHHGĐ - đó là công việc hàng ngày của các cán bộ chuyên trách, cộng tác viên dân số 2 huyện miền núi Đắk R’Lấp và Cư Jút- tỉnh Đắk Nông.

Ngày 31/8, Đoàn công tác của Tổng cục DS-KHHGĐ, do Quyền Tổng cục trưởng Dương Quốc Trọng làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với những người làm dân số nơi đây.

Bước chân không mỏi...

Chị Lê Thị Nghĩ, cán bộ chuyên trách xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút chia sẻ: “Công tác vận đồng đồng bào người dân tộc thiểu số ở đây rất khó khăn. Hằng ngày, mình phải tranh thủ đi từ sáng sớm, đến từng gia đình phổ biến chính sách dân số, vận động bà con không sinh nhiều con. Có những thôn, hầu hết đồng bào không biết tiếng Kinh, mình lại phải nhờ cộng tác viên dân số cơ sở dịch lại cho đồng bào hiểu...”.
 

Tuyên truyền cho bà con nhận thức rõ lợi ích của việc sinh đẻ ít là công việc hàng ngày của các cộng tác viên dân số vùng sâu, vùng xa (Ảnh: TL).

Từ khi làm công tác dân số đến nay, chị đã vận động được 46 ca triệt sản. Thôn Bua do chị phụ trách là thôn 3 năm liền không có người sinh con thứ 3.

Chị Nguyễn Thị Phương cán bộ chuyên trách xã Đắk Wil, huyện Cư Jút, nơi có nhiều đồng bào M’nông, Êđê lại chia sẻ bí quyết: “Hằng tuần vào thứ Bảy, Chủ nhật - khi bà con đi lễ, tôi lại xin cha xứ khoảng 30 phút để tuyên truyền lồng ghép đường lối của Đảng, chính sách dân số. Mới đầu, đồng bào Thiên chúa giáo, Tin lành cũng không ủng hộ. Nhưng khi được chúng tôi kiên trì giải thích, bà con dần hiểu ra và đã chấp nhận”.

 Cư Jút hiện có 8 cán bộ chuyên trách trực thuộc trạm y tế của các xã, thị trấn cùng 161 cộng tác viên thôn, buôn cùng cán bộ trung tâm DS - KHHGĐ huyện. Trong Chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ đợt I, huyện đã đạt và vượt các chỉ tiêu được giao (đình sản: 52/45 ca đạt 115,6%; dụng cụ tử cung: 1.366/1.300 đạt 105%; thuốc tiêm 587/310 đạt 189%, thuốc cấy 75/25 đạt 300%; thuốc uống: 1.663/1.450 đạt 101%; bao cao su: 1.466/1.450 đạt 101%).

Vượt khó...

Đắk R’Lấp là huyện có địa bàn rộng, dân cư thưa thớt, có đến 14 dân tộc anh em sinh sống, dân di cư tự do khá đông,  nên việc quản lý biến động dân cư cũng như trật tự an toàn xã hội rất phức tạp.

Bên cạnh đó, phong tục tập quán, những ràng buộc của đạo Thiên chúa, đạo Tin lành đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc truyền thông KHHGĐ. Toàn huyện có 11 cán bộ chuyên trách dân số xã và 220 cộng tác viên dân số rải đều các thôn, bon, tổ dân phố. Hằng năm con số này luôn biến động do nhiều lý do.

Phó Giám đốc Sở Y tế kiêm Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh, Trần Quang Hào cho biết: Khó khăn lớn nhất hiện nay ở Đắk R’Lấp là việc chuẩn hóa nguồn nhân lực. Hiện nay, Sở Nội vụ tỉnh đã thông báo giao 71 biên chế sự nghiệp làm công tác chuyên trách về DS-KHHGĐ nhưng hiện tại chỉ có 5 chuyên trách tốt nghiệp trung cấp; 30 chuyên trách tốt nghiệp phổ thông trung học. Đối với cán bộ chuyên trách dân số chưa đạt tiêu chuẩn đề ra tại Thông tư 05/TT-BYT, căn cứ đặc điểm tình hình cụ thể của địa phương, huyện đã quyết định tiếp tục sử dụng số cán bộ có nhiều kinh nghiệm này và cho hưởng chế độ theo quy định.

Một khó khăn nữa là tỉ lệ giới tính tương đối chênh lệch. Theo TS Dương Quốc Trọng: Đắk Nông là một tỉnh nghèo. Tuy nhiên, tỉ suất sinh tại đây vẫn còn cao. Về cán bộ chuyên trách xã, cần phải được xét tuyển cho phù hợp; đối tượng nào chưa đủ chuẩn, có khả năng đào tạo thì cho nợ bằng, sau đó tiếp tục đào tạo cho đủ chuẩn. Đối tượng nào không có khả năng đào tạo thì tuyển mới nhưng trong khi đợi người thay thế thì vẫn giữ cán bộ cũ để duy trì công việc.

Tiến sĩ Dương Quốc Trọng nhấn mạnh: Nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Đắk Nông hiện nay là tập trung giảm sinh. Cần triển khai đông bộ chiến dịch truyền thông lồng ghép SKSS đến tận người dân để đạt hiệu quả cao.

Tình trạng già hóa ở Tây Nguyên nói chung và ở Đắk Nông nói riêng cũng là một vấn đề đáng lo ngại, cần sớm đề ra những giải pháp để khắc phục.

Vấn đề chất lượng dân số cũng cần được chú trọng vì tại tỉnh tỉ lệ tử vong mẹ, trẻ sơ sinh, trẻ dưới 1 tuổi; trẻ suy dinh dưỡng vẫn còn ở mức cao.

“Đắk Nông cần khắc phục sớm những tồn tại trên; Cần xây dựng kế hoạch hành động cụ thể, chi tiết trong thời gian tới” - Tiến sĩ Dương Quốc Trọng nhấn mạnh...

 Huyền Trang

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Không chủ quan với viêm âm đạo do vi khuẩn

Không chủ quan với viêm âm đạo do vi khuẩn

Dân số và phát triển - 6 giờ trước

Viêm âm đạo do vi khuẩn không chỉ đơn thuần là một sự mất cân bằng vi sinh vật. Các bằng chứng ngày càng tăng cho thấy sự liên quan của lây truyền qua đường tình dục trong sự phát triển và tái phát của viêm âm đạo do vi khuẩn.

Huế triển khai nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới 8/5

Huế triển khai nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới 8/5

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế TP Huế triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới 8/5 nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về căn bệnh tan máu bẩm sinh.

3 lợi ích của tập luyện trong thời kỳ mãn kinh

3 lợi ích của tập luyện trong thời kỳ mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Tập thể dục có rất nhiều tác động tích cực đối với mọi người ở mọi lứa tuổi. Nhưng đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mãn kinh, tập thể dục đặc biệt có tác dụng mạnh mẽ.

Cụ bà lớn tuổi nhất thế giới nói 'không tranh cãi' là bí quyết để sống thọ

Cụ bà lớn tuổi nhất thế giới nói 'không tranh cãi' là bí quyết để sống thọ

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Cụ Ethel Caterham, người vừa được công nhận là lớn tuổi nhất thế giới, nói bí quyết sống đến tuổi 115 là nhờ không to tiếng với ai và làm điều mình thích.

Massage tuyến tiền liệt có thể mang lại 4 lợi ích

Massage tuyến tiền liệt có thể mang lại 4 lợi ích

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Tuy không có nhiều nghiên cứu về lợi ích của việc massage tuyến tiền liệt nhưng một số bằng chứng cho thấy massage tuyến tiền liệt có thể cải thiện các vấn đề như viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt, tiểu khó hoặc rối loạn cương dương.

Biến chứng nguy hiểm của sốt siêu vi ở trẻ em

Biến chứng nguy hiểm của sốt siêu vi ở trẻ em

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Sốt siêu vi (còn gọi là sốt virus) là phản ứng sốt ở trẻ khi nhiễm một loại virus nào đó. Bệnh sẽ trở nên nguy hiểm khi xảy ra các biến chứng trên nhiều cơ quan của cơ thể nếu không được phát hiện kịp thời và chăm sóc đúng cách như: viêm phổi nặng do RSV, phù não, viêm cơ tim, sốc do sốt xuất huyết...

Giao mùa, cảnh giác với virus hợp bào hô hấp ở trẻ nhỏ

Giao mùa, cảnh giác với virus hợp bào hô hấp ở trẻ nhỏ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Virus hợp bào hô hấp (RSV) là một trong những nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa.

Các thuốc điều trị rối loạn xuất tinh

Các thuốc điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Rối loạn xuất tinh là tình trạng rối loạn bất thường về phản xạ xuất tinh ở nam giới, bao gồm xuất tinh sớm, xuất tinh muộn, không xuất tinh, xuất tinh ngược dòng...

Các giai đoạn ung thư vú

Các giai đoạn ung thư vú

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Giai đoạn ung thư dựa trên kích thước của khối u và liệu nó đã di căn sang các khu vực khác hay chưa. Giai đoạn ung thư cũng dựa trên loại tế bào khối u (gene và dấu ấn sinh học).

Các phương pháp điều trị chậm nói

Các phương pháp điều trị chậm nói

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chậm nói (hay còn gọi là chậm phát triển ngôn ngữ) là tình trạng khi trẻ không phát triển khả năng nói và giao tiếp ngôn ngữ một cách bình thường so với độ tuổi. Chậm nói có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm các yếu tố sinh lý, tâm lý, môi trường và di truyền.

Top