Xem triển lãm tranh của họa sĩ được coi là “Van Gogh của Việt Nam”
GiadinhNet - Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA) đang có cuộc triển lãm thu hút những người yêu tranh: Bút lực. Đây là những tác phẩm do TS Nguyễn Sĩ Dũng - nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội sưu tập được trong suốt thời gian hơn 10 năm. Với TS Nguyễn Sĩ Dũng và những người yêu hội họa, họa sĩ Phạm Lực được ví như “Van Gogh của Việt Nam”...

TS Nguyễn Sĩ Dũng tại triển lãm tranh “Bút lực”. Ảnh: TL
Thiên tài hội họa Việt Nam
TS Nguyễn Sĩ Dũng bắt đầu yêu thích tranh Phạm Lực từ những năm 1996 theo cách đầy duyên nợ. TS Nguyễn Sĩ Dũng kể: “Hôm đó tôi đi trên đê Nghi Tàm, thấy rất nhiều tranh đang được phơi. Với kiến thức cơ bản từng học về hội họa ở Nga, cũng từng đi nhiều bảo tàng lớn trên thế giới nên tôi cảm nhận được tranh của người này khá lạ. Kể từ đó tôi bắt đầu mua tranh của họa sĩ Phạm Lực và cứ thế theo thời gian, tôi sở hữu số lượng tranh kha khá. Mà lúc đó mua rất rẻ, có những khi Phạm Lực còn nói với tôi: Chú cứ lấy đi rồi đưa bao nhiêu thì đưa. Chú chơi cho là tốt rồi”.
Bây giờ thì những bức tranh của họa sĩ Phạm Lực có bức lên đến vài chục nghìn USD, rẻ nhất cũng 300-400 USD. Họa sĩ Phạm Lực vẽ nhiều và vẽ rất khỏe, đến mức chính ông cũng không nhớ mình có bao nhiêu bức tranh. Nhưng những người yêu tranh của ông lại biết rất rõ. Cũng có nhiều người hỏi TS Nguyễn Sĩ Dũng mua tranh của họa sĩ Phạm Lực, nhưng một điều đặc biệt là nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội không bao giờ bán. Ông kể: “Tranh của Phạm Lực được đa phần là người nước ngoài tìm mua. Có nhà sưu tập tranh nói với tôi rằng, đây là thiên tài hội họa của Việt Nam mà các bạn chưa đánh giá hết được. Nếu được thì nên giữ lại những bức tranh đó để gìn giữ như là một phần của di sản hội họa Việt. Tôi không bán một phần là nhờ lời khuyên ấy, một phần vì mình mua vì trân trọng tài năng của Phạm Lực chứ không phải với nhu cầu kinh doanh. Trong khi đó, một nhà sưu tầm người Australia đã từng mua 100 bức của họa sĩ Phạm Lực. Năm 2009, nhà sưu tầm tranh này mở cuộc triển lãm tranh Phạm Lực, không ngờ trong 1 tuần đã bán hết toàn bộ số tranh. Rồi sau đó chính ông đã phải đi mua lại 4 bức tranh để làm kỷ niệm”.
Theo TS Nguyễn Sĩ Dũng, tranh của họa sĩ Phạm Lực “là sự kết hợp kỳ tài giữa kỹ thuật của hội họa Pháp và của hội họa truyền thống Việt Nam”. Ông cũng thích nét vẽ khỏe khoắn, bạo liệt, đẩy sự hài hòa của đường nét và màu sắc đến điểm tận cùng của chúng. Chính vì vậy mà từ khi chơi tranh Phạm Lực, TS Nguyễn Sĩ Dũng nhận thấy rằng, những bức tranh của họa sĩ khác khi treo bên cạnh bỗng trở nên “nhạt nhẽo”.
Phải triển lãm 100 năm mới hết số tranh Phạm Lực
Trước khi có cuộc triển lãm này, TS Nguyễn Sĩ Dũng từng giới thiệu đến những người yêu tranh Phạm Lực trong một cuộc triển lãm hồi năm 2013 mang tên “Nối hai thế kỷ” tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam. Đã có lúc, TS Nguyễn Sĩ Dũng mong muốn tìm một mảnh đất để xây dựng bảo tàng mini, chuyên trưng bày các tác phẩm tranh của Phạm Lực. Nhưng vì “giá đất bây giờ cao quá nên thôi cứ lâu lâu mang đi triển lãm thế này cũng quý rồi”, TS Nguyễn Sĩ Dũng chia sẻ.
60 tác phẩm được trưng bày tại triển lãm “Bút lực” lần này chỉ là một phần nhỏ những bức tranh của họa sĩ Phạm Lực mà TS Nguyễn Sĩ Dũng sưu tầm được. Ước tính, số tranh mà ông đang sở hữu phải lên đến 800 bức. Và ông cũng chỉ là một trong số rất nhiều những người có đam mê sưu tầm tranh Phạm Lực, đưa họa sĩ này trở thành người duy nhất có một CLB chuyên sưu tầm tranh của mình, ở cả trong nước và quốc tế. Theo tổng kết, khoảng 100 thành viên CLB này đã giữ trong tay họ tới 6.000 tác phẩm của ông. Chủ nhiệm CLB chuyên sưu tầm tranh của Phạm Lực nói rằng, nếu họ tổ chức triển lãm tranh Phạm Lực hàng năm, mỗi cuộc trưng bày 60 tranh thì phải tới 100 năm sau mới hết số tranh mà họ có trong bộ sưu tầm trong suốt mấy chục năm qua.
Các tác phẩm đang được trưng bày tại Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom thuộc nhiều loại hình của hội họa cổ truyền: Sơn dầu trên canvas, sơn dầu trên giấy và cả bằng chất liệu là thương hiệu của riêng họa sĩ: sơn dầu trên bao bố; bột màu và màu nước, cũng như bằng kỹ thuật vẽ tranh sơn mài truyền thống Việt Nam. Trong đó, có khá nhiều tranh khỏa thân được trưng bày.
Điểm khác biệt của tranh khỏa thân Phạm Lực, theo đánh giá của TS Nguyễn Sĩ Dũng là gợi cảm nhưng không gợi dục. Nét vẽ của họa sĩ Phạm Lực thường đi liền một đường, không có nhấn nhá. Đa phần các bức vẽ không hề có phác họa trước mà đặt bút xuống là vẽ. Vì thế, vẻ đẹp của người thiếu nữ trong tranh khoả thân Phạm Lực bao giờ cũng chân thật, sống động và căng tràn sức sống. Phạm Lực vẽ về phụ nữ rất nhiều vì ông là một người khá đào hoa, yêu phụ nữ. Nhưng những người phụ nữ trong tranh ông thường mang vẻ đẹp khoẻ khắn, mộc mạc và hiền thảo… chứ không đài các. Nhưng chính cái đó nó lại rất Việt Nam và có sức phổ cập sâu rộng trong cộng đồng. TS Nguyễn Sĩ Dũng kể: “Bức “Cô Lán” là một bức tranh vô cùng quý giá của Phạm Lực. Quý giá không chỉ vì rất đẹp mà còn vì câu chuyện chứa đựng. Đây là câu chuyện về tình yêu, về sự gắn bó, về thân phận của con người trong những biến động của lịch sử. Cô Lán là bạn gái của Phạm Lực. Trong thời gian làm việc ở Bảo tàng của Quân khu 9 - Cần Thơ, khoảng những năm đầu của thập niên 80 của thế kỷ trước, họa sĩ thường ra uống cà phê ở quán đối diện. Bán cà phê là một thiếu nữ rất xinh đẹp tên Lán. Chàng họa sĩ quân đội (gia đình riêng đang đổ vỡ) và cô gái miền Tây xinh đẹp nhanh chóng phải lòng nhau. Tuy nhiên, thời gian họ gắn bó với nhau không được dài. Một hôm, cô Lán đòi họa sĩ phải đưa đi chụp ảnh. Sau khi lấy được bức ảnh chụp chung với họa sĩ thì cô gái này biến mất. Họa sĩ Phạm Lực đã đi khắp nơi tìm cô nhưng tìm đâu cũng không thấy. Từ đó đến nay đã ba mươi mấy năm trôi qua nhưng nỗi nhớ thương trong lòng người họa sĩ chưa bao giờ nguôi ngoai”.
Nói về bộ sưu tập tranh của TS Nguyễn Sĩ Dũng, họa sĩ Phạm Lực cho biết: “Dũng là người có sự hiểu biết rất sâu sắc với nghệ thuật, là một tay chơi nghệ thuật đúng nghĩa. Điều đặc biệt nữa ở Dũng là anh không giữ sự hiểu biết đó cho riêng mình mà luôn biết cách “gây nghiện” đến mọi người xung quanh. Trong phòng làm việc, anh treo rất nhiều tranh và luôn khuyến khích mọi người phải biết tìm hiểu và yêu một môn nghệ thuật nào đó để làm phong phú và giàu có đời sống tinh thần của mình. Tranh của tôi được các đại sứ, chính khách ở nước ngoài biết đến nhiều cũng một phần nhờ sự đam mê của Dũng…”.
Họa sĩ Phạm Lực sinh năm 1943 tại Huế, nhưng sống toàn bộ tuổi thơ ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh - quê ngoại của ông. Mẹ ông, bà Nguyễn Thị Chương là chắt của đại thi hào Nguyễn Du. Có thể, đây là nguồn gốc sâu xa của tài năng mà ông có được. Điểm khác nhau giữa ông và cụ tổ đàng ngoại là: Nguyễn Du mô tả cuộc sống bằng ngôn từ và vần điệu; Phạm Lực mô tả cuộc sống bằng đường nét và màu sắc. “Sự nghiệp sáng tạo của ông chính là cầu nối giữa hai thế kỷ, giữa chúng ta với quá khứ, và có lẽ, cả với tương lai của chính mình. Tranh của họa sĩ Phạm Lực mô tả những góc khuất của chiến tranh, những cảnh làm ăn tần tảo, những trạng thái tâm lý đa dạng, đa chiều của những người dân đất Việt. Tất cả đều sinh động, đều chân thực đến nao lòng. Có đôi khi, ông vẽ như thể phóng bút. Cả bức tranh chỉ là một đường nét duy nhất như làm xiếc trên giấy. Nhấn thêm một chút hoặc bớt đi một chút sẽ không còn là đỉnh cao, là sự khôn cùng. Và đây chính là điều làm nên sự đặc biệt, sự mê hồn của tranh Phạm Lực”, TS Nguyễn Sĩ Dũng nói.
Thanh Hà

Á hậu tuổi Ngọ sau 12 năm đăng quang: 4h30 dạy học tiếng Anh, tự nhận được gia đình nuôi ăn ngày 3 bữa
Giải trí - 6 giờ trướcGĐXH - Á hậu Nguyễn Thị Loan là người đẹp tuổi Ngọ có nhiều thành tích trong các cuộc thi nhan sắc nhưng dường như hào quang vương miện không đủ sức níu chân người đẹp trong làng giải trí.

Hoa hậu Việt Nam quê Đắk Lắk gây chú ý khi tiết lộ chuyện bạn trai
Giải trí - 7 giờ trướcGĐXH - Hoa hậu Việt Nam 2024 Hà Trúc Linh cho biết từng bị bố mẹ cấm yêu nhưng đến giờ lại giục "sao mãi không có bạn trai".

'Dịu dàng màu nắng' tập mới nhất: Lan Anh về thăm con, Nghĩa hụt hẫng thấy Xuân chăm sóc sếp Phong
Xem - nghe - đọc - 10 giờ trướcGĐXH - Trong tập 23 "Dịu dàng màu nắng", Xuân chăm sóc sếp Phong bị đau bụng khiến Nghĩa cảm thấy hụt hẫng lo lắng cho chuyện tình cảm của mình.

'Lộ' hình ảnh bất ngờ của Phương Oanh, khán giả háo hức chờ đợi điều đặc biệt sắp tới
Giải trí - 10 giờ trướcGĐHXH - Diễn viên Phương Oanh sắp tái xuất trong một dự án phim truyền hình, điều này khiến khán giả tò mò, háo hức chờ đợi.

Ca sĩ nổi đình đám thập niên 90 bỏ hát làm thầy giáo dạy toán, U60 vẫn độc thân
Câu chuyện văn hóa - 11 giờ trướcCuộc sống hiện tại của "ngôi sao Mưa bụi" - ca sĩ Mai Tuấn từng nổi đình nổi đám thập niên 90 vẫn khiến nhiều người hâm mộ tò mò.

Hoa khôi Hải Phòng - vợ Long Nhật gây sốc với diện mạo trẻ đẹp ở tuổi trung niên
Giải trí - 12 giờ trướcGĐXH - Long Nhật mới đây đã tiết lộ rõ thân thế lẫn tên thật của vợ với khán giả. Chị là hoa khôi có đôi mắt đẹp nhất trong cuộc thi Hoa khôi Hải Phòng năm 1998. Sau 27 năm, chị vẫn giữ được sắc vóc 'hack tuổi'.

Nữ diễn viên quê Hải Phòng lấy chồng đại gia trong phim 'Dịu dàng màu nắng', khán giả tiếc nuối một điều
Giải trí - 16 giờ trướcGĐXH - Diễn viên Mai Huê góp mặt và để lại ấn tượng trong bộ phim truyền hình "Dịu dàng màu nắng", tuy nhiên nhân vật về quê lấy chồng khiến khán giả tiếc nuối.

Cặp đôi đẹp nhất 'Em và Trịnh' tái hợp sau 3 năm
Xem - nghe - đọc - 17 giờ trước3 năm sau thành công của "Em và Trịnh", cặp đôi Avin Lu và Hoàng Hà tiếp tục kết hợp trong phim điện ảnh mang tên "Điều ước cuối cùng".

Ánh mắt 'phán xét' siêu đáng yêu của con gái Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh dành cho bố mẹ
Giải trí - 18 giờ trướcGĐXH - Bé Tuệ An - con gái Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh lại khiến khán giả mê mẩn với loạt ảnh chào mừng tuổi lên 2 vô cùng đáng yêu. Trong đó, có một bức ảnh ghi lại khoảnh khắc bố mẹ với ánh mắt 'phán xét'.

Chuyện tình ngọt ngào bên bạn gái kém 36 tuổi của nam NSND nổi tiếng
Câu chuyện văn hóa - 19 giờ trướcỞ tuổi U70, NSND Việt Anh đang có cuộc tình hạnh phúc bên bạn gái kém 36 tuổi, cũng là trợ lý của nam diễn viên.

Cuộc sống viên mãn tuổi 40 của Hoa hậu Jennifer Phạm
Giải tríGĐXH - Hoa hậu Jennifer Phạm mới đây đã chia sẻ cảm xúc khi đón tuổi 40. Cô thừa nhận đã không còn ở độ tuổi "trẻ mãi không già".