Hà Nội
23°C / 22-25°C

Xôn xao bình giữ nhiệt chứa chất "kịch độc" gây ung thư, dân văn phòng cần lưu ý gì khi sử dụng

Thứ sáu, 11:00 04/10/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet - Thông tin bình giữ nhiệt Trung Quốc có 2 chất kịch độc là amiăng, kim loại nặng khiến người tiêu dùng lo lắng. Nhiều người đặt câu hỏi: Dùng bình giữ nhiệt như thế nào? Khi nào nên thay mới?

Những ngày qua, thông tin loại bình giữ nhiệt Trung Quốc có chứa chất kịch độc gây ung thư được chia sẻ trên các trang mạng xã hội. TS Nguyễn Hồng Vũ, Viện Nghiên cứu ung thư quốc gia City of Hope (California, Mỹ) trấn an, người tiêu dùng trong nước không nên quá lo lắng.

Bản thân gia đình vị chuyên gia này cũng đang sử dụng bình giữ nhiệt “made in China”, tuy nhiên kiểm tra rất kỹ thì không thấy thông tin từ các nước.

Xôn xao bình giữ nhiệt chứa chất kịch độc gây ung thư, dân văn phòng cần lưu ý gì khi sử dụng - Ảnh 1.

Bình giữ nhiệt nếu đựng nước chè theo các chuyên gia sẽ làm giảm phẩm chất nước trà, chè.

Các chuyên gia nhấn mạnh điều lưu ý đầu tiên khi lựa chọn bình giữ nhiệt là nguồn gốc xuất xứ, tuyệt đối không mua đồ trôi nổi.

Bình giữ nhiệt, nên đựng gì?

Bình giữ nhiệt thường được người Việt, đặc biệt là giới văn phòng, dùng trong nhiều hoàn cảnh, thậm chí nhiều hơn chức năng cho phép của bình: Đem đựng nước hoa quả, trà, nước đun sôi, cháo, cơm, canh... Nhiều loại bình giữ nhiệt được quảng cáo làm hoàn toàn bằng inox (hợp kim của các kim loại nặng như crom, sắt, niken...)

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - chuyên gia về công nghệ thực phẩm, cho rằng đựng trà trong bình giữ nhiệt sẽ làm giảm phẩm chất của nước trà, sẽ không ngon.

Các chuyên gia về công nghệ thực phẩm, hoá học cho rằng: Người tiêu dùng hạn chế hoặc không đựng trong bình giữ nhiệt các loại nước quả có vị chua như: Nước cà chua, nước cam, nước chanh, nước bưởi, nước ngâm mơ, sấu...; đồ ăn có tính axit cao như dưa chua, canh chua...

Lý do là bởi: Axit trong các loại nước này sẽ làm tan nhanh và mạnh các kim loại nặng còn tồn dư trong bình, đặc biệt là asen, đồng, chì, thủy ngân đều là các chất có hại cho cơ thể.

Nếu sử dụng bình kém chất lượng, được tạo ra từ inox mà trong thành phần có chứa nhiều kim loại, khi đựng các loại nước trên, tính axit trong món ăn thức uống này sẽ kích thích quá trình giải phóng kim loại nặng trong inox và gây ảnh hưởng không tốt.

Các chuyên gia cho rằng nước quả nên đựng trong bình nhựa, bình giữ nhiệt chỉ nên dùng giữ nhiệt nước đun sôi hoặc bảo quản đá lạnh trong thời gian không dài (đi học, đi dã ngoại).

Với nước đun sôi hay đá lạnh trong bình, cũng không nên thay đổi nhiệt độ đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại. Đó là bởi điều này sẽ khiến cho bình bị co giãn, tuổi thọ bình cũng sẽ giảm theo. Muốn chuyển đổi, hãy để cho bình được trong trạng thái "tĩnh" 10-15 phút rồi mới đổ nước nóng/đá lạnh vào.

Khi nào nên thay bình mới?

Với bình giữ nhiệt, nếu nắp, gioăng cao su bị hỏng, việc giữ kín hơi, giữ nhiệt sẽ không thể đảm bảo. Thậm chí nước nóng có thể chảy ra ngoài. Nếu phát hiện bình không giữ được nóng hay lạnh lâu như bình thường (có thể do dùng quá lâu), hãy thay mới.

Bình bị rơi, va đập, móp méo có thể khiến bên trong bị nứt, vỡ mà bạn không biết. Bạn nên thay mới để đảm bảo chất lượng, an toàn. Nếu phát hiện lớp kính trong ruột bình bị vỡ, đừng chần chừ, nếu không thay được ruột bình, hãy thay bình mới.

Đặc biệt, nếu bình bị rỉ sét thì tuyệt đối không dùng. Việc cần làm lúc này nên thay bình mới để đảm bảo cho an toàn sức khoẻ.

Quỳnh An

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 7 giờ trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 7 giờ trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Nhận thức đúng, can thiệp kịp thời giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập cộng đồng

Nhận thức đúng, can thiệp kịp thời giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập cộng đồng

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH - Theo các chuyên gia, dù không thể "chữa khỏi" nhưng tự kỷ hoàn toàn có thể được hỗ trợ hiệu quả nếu có nhận thức đúng và hành động đúng từ gia đình, nhà trường và xã hội.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

Rospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Ngày nào cũng ăn chuối có được không?

Ngày nào cũng ăn chuối có được không?

Sống khỏe - 15 giờ trước

Nhiều người thích ăn chuối hàng ngày nhưng lo lắng hàm lượng đường trong loại quả này ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo những thông tin dinh dưỡng của chuối để có thêm lựa chọn cho chế độ ăn.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 18 giờ trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Top