Hà Nội
23°C / 22-25°C

1 món làm tăng đường huyết cực mạnh nhưng ai cũng nghĩ là tốt, tiết lộ 5 món tốt ngang insulin giúp ổn định đường huyết và ngừa bệnh tiểu đường

Chủ nhật, 08:00 20/02/2022 | Sống khỏe

Việc lạm dụng loại thực phẩm này thay cơm sẽ khiến đường huyết tăng cao, nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến người bệnh phải đối diện với các biến chứng nguy hiểm.

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh mãn tính vô cùng phổ biến trong xã hội hiện đại. Để kiểm soát bệnh, chúng ta không chỉ cần dùng thuốc điều trị kịp thời mà còn cần phải chú ý đến chế độ ăn uống. Nếu không, tiểu đường sẽ gây ra nhiều biến chứng, chẳng hạn như bệnh thận, bệnh tim do tiểu đường.

1 món làm tăng đường huyết cực mạnh nhưng ai cũng nghĩ là tốt

Đó chính là món miến dong.

Theo chia sẻ của ThS. BSNT Vũ Ngọc Hà (Khoa Dinh dưỡng, BV Đại học Y Hà Nội), đã có rất nhiều bệnh nhân tiểu đường đến khám tại bệnh viện nói rằng mình thường ăn miến thay cơm để tránh tăng cân, giảm đường huyết. Tuy nhiên theo bác sĩ đây là một quyết định sai lầm, bởi miến dong thực tế có chỉ số đường huyết cao (GI). Nó có chỉ số GI là 95, trong khi đó thực phẩm có GI ở mức 70 đã được coi là cao rồi.

Cùng quan điểm, chuyên gia dinh dưỡng Doãn Thị Tường Vi (Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198) cho biết miến thậm chí là loại thực phẩm có chỉ số đường huyết còn cao hơn gạo tẻ. Nếu như của miến GI=95 thì của gạo tẻ chỉ là 83. Nếu ăn cùng 1 khối lượng thì lượng tinh bột lẫn đường huyết mà cơ thể sẽ hấp thu từ miến cũng nhiều hơn cơm.

Việc lạm dụng miến thay cơm sẽ khiến đường huyết tăng cao, nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến người bệnh phải đối diện với các biến chứng nguy hiểm như mù lòa, suy thận, hoại tử chi, thậm chí tử vong.

Cách-nấu-miến-gà-tại-nhà-vô-cùng-thơm-ngon.jpeg

Dù vậy, điều này không có nghĩa là người bị tiểu đường cần cắt bỏ hoàn toàn miến hay bất cứ thực phẩm nào khác ra khỏi thực đơn hàng ngày. ThS. BSNT Vũ Ngọc Hà cho rằng bệnh nhân tiểu đường nên ăn miến theo số lượng bác sĩ chỉ định (tùy thuộc vào thể trạng từng bệnh nhân), hơn nữa khi ăn miến nên kết hợp cùng nhiều loại rau xanh.

5 món là insulin tự nhiên, giúp hạ đường huyết tốt nhất

1. Cá chạch

Đây là thực phẩm bổ sung dinh dưỡng hàm lượng cao, ít chất béo, rất giàu canxi, phốt pho, kẽm, selen và các thành phần khác, không chỉ giúp hạ đường huyết mà còn ngăn ngừa bệnh tiểu đường và loãng xương. 

Trong chất béo của cá chạch có các axit béo không bão hòa như axit eicosapentaenoic (EPA), có tác dụng chống oxy hóa mạnh và có thể bảo vệ tế bào khỏi tác hại của các gốc tự do. Ngoài ra, chạch có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, cải thiện các triệu chứng như đái dắt, lở ngứa.

ca-chach-kho-voi-nghe-tuoi-don-gian-dan-da-mang-dam-huong-vi-mien-que-67a-6004411.jpeg

2. Rau bắp cải

Bắp cải được chứng minh có chứa nhiều chất chống oxy hóa, có đặc tính hạ đường huyết. Trong một nghiên cứu năm 2008 trên chuột, các nhà khoa học nhận thấy dùng chiết xuất bắp cải trong vòng 60 ngày có thể giúp hạ đường huyết nhanh cho chuột. Không những vậy, còn giúp ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường.

3. Khoai mỡ

Khoai mỡ chứa diosgenin, dopamine, glycoside hydrochloride cùng các axit amin quý giá... có tác dụng trong việc điều trị và ngăn ngừa tăng đường huyết, đồng thời có thể chống lại sự gia tăng lượng đường trong máu do adrenaline và glucose gây ra. Vì vậy, bạn nên tăng cường tiêu thụ khoai mỡ trong cuộc sống hàng ngày.

khoai-mo-thit.png

4. Cá hồi

Cá hồi là nguồn cung cấp dồi dào các chất dinh dưỡng quan trọng, bao gồm protein, niacin và vitamin D. Và việc bổ sung một lượng vitamin D lành mạnh là rất quan trọng, vì lượng vitamin này thấp sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Cá hồi cũng là một nguồn cung cấp axit béo omega-3 dồi dào, có thể giúp giảm viêm do kháng insulin. Và theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, axit béo omega-3 trong cá béo, như cá hồi, có thể cải thiện sức khỏe tim mạch, điều này đặc biệt quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường vì tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

5. Quả cam

Cam là một nguồn tuyệt vời của pectin, một chất xơ hòa tan đã được chứng minh là làm giảm mức cholesterol LDL. Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA), mặc dù có vị ngọt nhưng thực tế cam lại có chỉ số đường huyết (GI) thấp, rất ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và lượng insulin trong cơ thể.


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
6 người cùng nhà có biểu hiện lạ sau bữa cơm tối, 3 ca phải đi cấp cứu

6 người cùng nhà có biểu hiện lạ sau bữa cơm tối, 3 ca phải đi cấp cứu

Sống khỏe - 6 giờ trước

Sau bữa cơm tối có món canh nấm đất, 6 người trong một gia đình có dấu hiệu lạ, trong đó 3 người biểu hiện nặng hơn, phải vào viện cấp cứu.

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

Bấm huyệt là phương pháp dùng bàn tay để tác động trực tiếp vào những huyệt đã được xác định ở trên cơ thể. Vậy bấm huyệt có tác dụng gì?

Bí quyết ăn yến mạch giúp giảm cân nhanh nhất

Bí quyết ăn yến mạch giúp giảm cân nhanh nhất

Sống khỏe - 11 giờ trước

Yến mạch là một trong những thực phẩm lành mạnh hàng đầu tốt cho sức khỏe và giúp giảm cân. Nhưng ăn không đúng lại có tác dụng ngược. Vậy nên ăn yến mạch thế nào là tốt nhất để giảm cân?

Loại quả có vị ngọt nhưng giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên hơn

Loại quả có vị ngọt nhưng giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên hơn

Sống khỏe - 13 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường khi tiêu thụ lê, lượng đường được hấp thu chậm, không làm tăng đường huyết đột ngột. Do đó lê là loại quả thân thiện với người bệnh tiểu đường.

60 tuổi là thời điểm quyết định tuổi thọ: Nếu không có 6 biểu hiện này khi ăn sáng thì bạn sẽ sống lâu

60 tuổi là thời điểm quyết định tuổi thọ: Nếu không có 6 biểu hiện này khi ăn sáng thì bạn sẽ sống lâu

Sống khỏe - 14 giờ trước

Dấu hiệu sống thọ sẽ thể hiện rất rõ qua việc ăn sáng của bạn.

5 món ăn nhẹ tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường

5 món ăn nhẹ tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường

Sống khỏe - 15 giờ trước

Những món ăn nhẹ sau đây được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng để hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu cho người mắc bệnh đái tháo đường.

Chăm sóc sức khỏe chủ động để giảm rủi ro, tăng chất lượng sống

Chăm sóc sức khỏe chủ động để giảm rủi ro, tăng chất lượng sống

Sống khỏe - 15 giờ trước

Chủ động tầm soát bệnh và chăm sóc sức khỏe ngay từ khi còn khỏe mạnh hiện đang là thói quen được khuyến khích để giảm rủi ro bệnh tật, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng cường tuổi thọ.

Sửng sốt với những viên sỏi to như viên đá trứng được lấy ra từ bàng quang người đàn ông ở Sơn La

Sửng sốt với những viên sỏi to như viên đá trứng được lấy ra từ bàng quang người đàn ông ở Sơn La

Sống khỏe - 15 giờ trước

4 viên sỏi to như viên đá trứng được các bác sĩ lấy ra từ bàng quang bệnh nhân nam ở Sơn La.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Việt Nam hướng tới trở thành trung tâm khoa học, đổi mới sáng tạo y tế mới trong khu vực

Bộ trưởng Bộ Y tế: Việt Nam hướng tới trở thành trung tâm khoa học, đổi mới sáng tạo y tế mới trong khu vực

Sống khỏe - 17 giờ trước

GĐXH – Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã nhấn mạnh như vậy tại Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 do Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức tối 17/5 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

Suy tim là một trong những vấn đề tim mạch nguy hiểm nhất hiện nay. Người bệnh suy tim cần có chương trình tập luyện thể dục và nghỉ ngơi phù hợp...

Top