3 bí quyết giúp giảm đau bụng kinh
Đau bụng kinh rất hay gặp ở những thiếu nữ vị thành niên hoặc ở phụ nữ đã lập gia đình. Đau bụng kinh không nguy hiểm vì ai cũng có thể chịu đựng được nhưng cũng có thể là triệu chứng của một bệnh nào đó.
Đau bụng kinh có nhiều mức độ, ở một số người chỉ cảm thấy đau âm ỉ ở bụng dưới hay sau lưng, nhiều người khác lại có những cơn đau quặn dữ dội. Đau nhiều nhất vào lúc bắt đầu hành kinh. Cũng có thể kèm theo cảm giác buồn nôn và nôn.
Theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây bệnh là do khí huyết không thông, khí bị cản trở, làm huyết ứ tắc lại mà gây đau. Đông y còn gọi là thống kinh là tình trạng đau bụng vùng hạ vị, thường xuất hiện trước, trong hoặc sau khi hành kinh. Sau đây là một số vị thuốc và bài thuốc giúp điều trị bệnh này:
1. Cây ích mẫu
![]() |
Cây ích mẫu. |
Theo tài liệu Ích mẫu có chứa tinh dầu, cholin, flavonoit (Rutin), glycosit có nhân sterol, saponin và 15 loại axit amin cần thiết cho cơ thể. Hoạt chất của Ích mẫu có tác dụng trên tử cung, giúp chống máu ứ tích tụ sau khi sinh, (tên ích mẫu có nghĩa là có ích cho người mẹ), huyết áp, tim mạch, hệ thần kinh, rutin trong Ích mẫu còn có tác dụng làm bền thành mạch máu.
Theo y học cổ truyền Ích mẫu có vị đắng, tính mát, tác dụng hoạt huyết khử ứ, sinh tân, điều kinh, lợi thủy, được dùng chữa kinh nguyệt bế tắc, đau bụng kinh, kinh ra quá nhiều, hạ huyết áp. Đối với phụ nữ có thai, Ích mẫu có tác dụng an thai, giảm đau, giúp sinh dễ, tuy nhiên do tác dụng hoạt huyết và kích thích tử cung nên chú ý không được dùng liều cao khi mang thai vì có thể gây sảy thai.
Hạt Ích mẫu có vị cay, tính hơi ấm, tác dụng bổ can thận, ích tinh sáng mắt, bổ huyết, hoạt huyết và điều kinh. Mỗi ngày dùng 6-12g thân lá hoặc hạt sắc uống. Dùng ngoài giã đắp hoặc sắc lấy nước rửa chữa bệnh sưng vú, chốc đầu, lở ngứa.
Cây ngải cứu.
2. Cây ngải cứu
Còn được gọi là cây thuốc cứu, tên khoa học Artemisia vulgaris L. họ Asteraceae. Dùng toàn cây trên mặt đất và lá dạng tươi hay phơi khô. Lá phơi khô đem tán nhỏ quấn thành điếu ngải được dùng để làm mồi cứu.
Trong Ngải cứu có chứa nhiều tinh dầu (xineol, alpha-thuyen) và ít tanin, tác dụng kích thích và hưng phấn thần kinh.
Theo Y học cổ truyền, Ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng điều hòa khí huyết, trừ hàn thấp, ôn kinh, an thai, cầm máu, được dùng để trị chứng kinh nguyệt không đều, kinh kéo dài, người mệt mỏi, bụng lạnh đau, đi lỵ, thổ huyết, chảy máu cam, thai động không yên.
Sắc uống 6-12g mỗi ngày khoảng 1 tuần trước khi có kinh, chia 2-3 lần uống trong ngày. Ngải cứu không gây sảy thai vì không có tác dụng kích thích tử cung có thai. Để an thai, dùng lá Ngải cứu 16g, tía tô 16g, sắc trong 600ml nước cô đặc còn 100ml, thêm ít đường cho dễ uống, chia 3-4 lần, uống trong ngày.
![]() |
Cây hương phụ. |
Hương phụ chứa nhiều tinh dầu cyperol, cyperen có tác dụng ức chế sự co bóp của tử cung làm dịu cơn co tử cung, làm giảm đau trên động vật thí nghiệm.
Theo tài liệu cổ, Hương phụ có vị cay, đắng hơi ngọt, tác dụng giải uất, điều kinh, chỉ thống, chữa ngực bụng trướng đau, ung thủng, khí uất kết không thông, phụ nữ có kinh đau bụng, viêm tử cung mạn tính, đau dạ dày, ăn không tiêu, nôn mửa, đau bụng tiêu chảy. Dùng mỗi ngày 6-12g dạng thuốc sắc, thuốc bột.
Bài thuốc hay dùng chữa đau bụng kinh, kinh không đều, khí hư bạch đới gồm có Hương phụ, Ích mẫu, Ngải cứu, lá Bạch đồng nữ (đồng lượng 6gram) thêm 300ml nước, đun sôi nửa giờ, có thể thêm tí đường cho dễ uống, chia 2-3 lần uống trong ngày. Có thể uống trước ngày kinh dự đoán khoảng 10 ngày, sau đó có thể uống liền từ 2-3 tháng, giúp cho khí huyết lưu thông. Nếu rong kinh thì có thể gia thêm vị Cỏ mực (đồng lượng) sắc uống.
Ngoài cách sử dụng các thảo dược như trên, gần đây một số nghiên cứu còn cho thấy việc sử dụng các thực phẩm ít chất béo và nhiều xơ như rau, đậu cũng có thể giúp giảm đau bụng kinh, nên sử dụng thêm vitamin E (có nhiều trong mầm ngũ cốc, giá, rau xanh, dầu hướng dương), uống thêm sữa đậu nành, hạn chế ăn những loại thức ăn gây khó tiêu, nặng bụng, trướng bụng sẽ khiến các cơn đau bụng kinh nhiều hơn.

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn thuốc, sữa, TPCN
Y tế - 1 giờ trướcNgày 20/4, Bộ Y tế ban hành văn bản yêu cầu các bệnh viện trực thuộc Bộ, Sở Y tế các tỉnh, thanhf phố trực thuộc Trung ương tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện quy định về kê đơn thuốc, sữa, TPCN trong khám, chữa bệnh.

Loại quả quen thuộc trong bữa ăn của người Việt nhưng lại ẩn chứa nguy cơ gây sỏi thận
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcMột loại quả rất phổ biến, gần gũi với mọi gia đình Việt lại đang ẩn chứa mối lo ngại về sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ hình thành sỏi thận.

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Thường xuyên đau tức vùng hạ vị, đau nhiều trong kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ ở Bắc Ninh đi khám phát hiện bị lạc nội mạc tử cung, đa u xơ tử cung và polyp cổ tử cung.

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 người ăn bơ thì 9 người vứt bỏ thứ này mà không hay là 'báu vật' dưỡng tim, làm đẹp, tốt cho tiêu hóa
Sống khỏe - 12 giờ trướcNhiều người sẽ phải “tiếc hùi hụi” khi nhận ra từ trước tới giờ toàn vứt bỏ phần này trong quả bơ trong khi nó cực kỳ hữu ích.

5 vật dụng thiết yếu hàng ngày có vẻ bền này thực chất có 'hạn sử dụng' ngắn, cần thay sớm kẻo thành 'ổ vi khuẩn'
Sống khỏe - 23 giờ trướcNhiều người có xu hướng chỉ chú ý đến ngày hết hạn in trên sản phẩm. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng của một số vật dụng sẽ giảm đi rất nhiều sau khi chúng ta bắt đầu sử dụng.

Chuyên gia chỉ ra cách phân biệt sữa giả - sữa thật đáng chú ý
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Vụ việc 'sữa giả' đang khiến hàng triệu phụ huynh hoang mang, bởi hình thức sữa giả ngày càng khó nhận biết.

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!
Sống khỏe - 1 ngày trướcRất nhiều người sẽ phải bất ngờ khi nhận ra mình đang uống những loại nước là “đồng phạm” của nhiều bệnh ung thư từ ngày này qua ngày khác.

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều
Sống khỏe - 1 ngày trướcGiảm thiểu tiêu thụ đường là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe và duy trì làn da khỏe mạnh.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặpGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.