Hà Nội
23°C / 22-25°C

3 điều phải biết về các bệnh truyền nhiễm mới nổi trên người ở Việt Nam

Thứ tư, 09:00 01/08/2018 | Y tế

GiadinhNet - Những năm gần đây, thế giới đang phải đương đầu với nguy cơ xuất hiện và lan truyền của các bệnh truyền nhiễm mới nổi (BNTMN) hoặc tái bùng phát ở người, vật nuôi và động vật hoang dã. Sự hiểu biết về các BTNMN sẽ giúp chúng ta biết cách phòng ngừa.

Bệnh truyền nhiễm mới nổi có nguồn gốc từ đâu?

Những bệnh này xuất phát từ mối tương tác con người - động vật - hệ sinh thái và có khả năng gây hậu quả khôn lường đối với sức khỏe con người, sinh kế, sự phát triển kinh tế và nhiều vấn đề khác. Tổ chức Y tế thế giới đã có những minh chứng khoa học cho thấy có khoảng 70% bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi ở người có nguồn gốc từ động vật.

Việt Nam được xác định là một trong những “điểm nóng” toàn cầu có nguy cơ rất cao xuất hiện các tác nhân gây BNTMN bao gồm các bệnh lây truyền từ vật nuôi, động vật hoang dã hoặc hệ sinh thái. BNTMN đã ghi nhận ở Việt Nam trong thời gian gần đây bao gồm Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS, 2003), cúm gia cầm A/H5N1 năm 2003 với tỷ lệ tử vong khoảng 50%, cúm đại dịch (cúm A/H1N1, 2009).

Bên cạnh BNTMN nguy hiểm nói trên, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với các bệnh truyền nhiễm lưu hành từ lâu như bệnh dại. Ở Việt Nam, bệnh dại hiện là một trong những bệnh truyền nhiễm đáng quan tâm với số ca gây tử vong đứng hàng đầu trong các bệnh truyền nhiễm, hơn 90% ca bệnh dại trên người do lây nhiễm từ chó. Đây là bệnh có thể dự phòng hiệu quả bằng biện pháp tiêm vắc xin kịp thời, đúng và đủ liều, tuy nhiên số người tử vong do dại trung bình giai đoạn 2011-2016 vẫn xấp xỉ 100 ca/năm.

Ngoài ra, bệnh liên cầu lợn trên người với bệnh cảnh lâm sàng nặng nề, điều trị tốn kém, tỷ lệ tử vong cao và nếu khỏi cũng để lại nhiều di chứng nặng hiện đang diễn biến phức tạp với số ca mắc và tử vong hàng năm không giảm do người dân vẫn giữ thói quen ăn tiết canh. Mặc dù từ tháng 2/2014 đến nay không phát hiện thêm ca nhiễm cúm gia cầm A/H5N1 nào trên người, tuy nhiên nguy cơ lây nhiễm bệnh này từ gia cầm sang người vẫn luôn hiện hữu do dịch cúm trên gia cầm vẫn tiếp tục xảy ra ở nhiều địa phương trên cả nước và thói quen tiếp xúc gần gũi giữa con người và vật nuôi.

Quá trình toàn cầu hóa, đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ cùng với sự giao lưu của con người bằng những phương tiện giao thông hiện đại là cơ hội cho các ổ dịch BTNMN từ động vật lây sang người hiện tại hoặc có thể trong tương lai xuất hiện và bùng phát, cho dù bệnh phát sinh ở bên ngoài biên giới cũng có thể là mối đe dọa đối với các quốc gia. Gần đây, Việt Nam đứng trước nguy cơ xâm nhập của một số BNTMN có nguồn gốc từ động vật nguy hiểm như MerCoV ở Trung Đông và Hàn Quốc, Ebola ở Tây Phi, dịch hạch ở Châu Phi, cúm gia cầm A/H7N9 ở Trung Quốc…

Các cách phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm mới nổi

Phòng ngừa chủ động là tiêm vắc-xin. Thế nhưng, thời hạn bảo vệ của nhiều vắc-xin không dài, chỉ 5 tới 10 năm, vì vậy người dân cần chú ý tiêm nhắc lại. Không chỉ tiêm phòng cho trẻ nhỏ mà còn cả phụ nữ mang thai, phụ nữ ở tuổi sinh đẻ để bảo vệ trẻ không mắc các bệnh truyền nhiễm sau này, tiêm phòng cho người cao tuổi...

Phòng ngừa thụ động là cùng nhau tạo môi trường sống an toàn, trong sạch, đến mùa muỗi sinh đẻ cần diệt bọ gậy, thau các nơi chứa nước bẩn, úp các đồ dùng có chứa nước xuống để không cho muỗi sinh đẻ, nuôi cá vàng để diệt bọ gậy...; trở thành những người tiêu dùng thông thái, ăn chín, uống sôi, ăn các thực phẩm an toàn, tươi sạch. Hiện nay nhiều người đã sử dụng điện thoại thông minh có phần mềm kiểm soát xuất xứ thực phẩm giúp người nội trợ phân biệt được thực phẩm an toàn và không an toàn mà mắt thường đôi khi không phát hiện ra.

Cách nhận biết nếu không may mắc phải

Nếu không may mắc bệnh thì dấu hiệu đầu tiên của nhiễm vi sinh vật là sốt. Cần đến ngay các cơ sở y tế để được tư vấn, khám, phát hiện, chữa bệnh kịp thời, tránh chần chừ hoặc tự chữa hoặc chữa bệnh bằng các phương pháp không chính thống khiến bệnh biến chứng nặng khó lường.

Phương Nghi (t/h)

Thanh Loan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 6 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 1 ngày trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 2 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 5 ngày trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Top