Hà Nội
23°C / 22-25°C

4 cách kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt theo ý muốn

Thứ ba, 14:49 26/03/2019 | Dân số và phát triển

Bạn đã từng đang đi du lịch biển thì mất hứng vì “đèn đỏ” ghé thăm? Vậy có cách nào để kiểm soát được kỳ kinh nguyệt hàng tháng không? Câu trả lời là có.

Chu kỳ kinh nguyện kèm theo những triệu chứng như chuột rút, đau nửa đầu, tâm tính khó chịu không chỉ khiến phụ nữ chúng ta “khổ sở” hàng tháng mà còn biến các kỳ nghỉ trở thành ác mộng. Taraneh Shirazian, một bác sĩ sản phụ khoa thuộc trung tâm y tế NYU Langone chia sẻ: "Bạn hoàn toàn không cần phải có chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng và nếu đang dùng thuốc thì nó hoàn toàn an toàn”.

Thực tế, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Oregon khảo sát 1.324 phụ nữ đang sử dụng biện pháp tránh thai hormone như miếng vá, thuốc viên và vòng tránh thai được khảo sát thì phát hiện có đến 17% số họ dùng nó với mục đích làm thay đổi chu kỳ hành kinh.

Vậy với phụ nữ đang sử dụng biện pháp ngừa thai bằng hormone thì kỳ hành kinh là do tác dụng của thuốc? Thật vậy, khi dùng thuốc tránh thai hormone thì kinh nguyệt tới do hormone của thuộc tác động chứ không phải do cơ chế rụng trứng gây ra nên phụ nữ thực sự có thể thoải mái để bỏ qua nó hàng tháng bằng cách tác động vào biện pháp tránh thai.

Dưới đây là cách sử dụng các biện pháp :

1. Thuốc tránh thai Hormone hàng tháng

Loại thuốc uống tránh thai (viết tắt OCP) thường đóng thành vỉ dùng trong 4 tuần: 3 tuần đầu tiên của thuốc có chứa hormones và tuần cuối cùng thường là thuốc giả dược (hoặc đường). Cơ thể thu hồi các hormone trong suốt tuần giả dược đó, và bạn bị chảy máu. Trường hợp bạn muốn trì hoãn kinh nguyệt thì chỉ cần bỏ qua thuốc giả dược tuần sau cùng và uống tiếp thuốc có chứa hormones. Tuy nhiên việc liên tục dùng viên uống tránh thai (OCP) cũng có thể phát sinh tác dụng phụ. Theo Shirazian, nó phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm của mỗi người với thuốc, "một số phụ nữ bị ra ít máu, một số người lại có các triệu chứng khác", như đau ngực, có người lại chẳng thấy phản ứng phụ nào ngoài việc chậm chu kỳ kinh.

Điều cần thiết là nên nói với bác sĩ kế hoạch tránh thai bạn mong muốn để họ kê đơn đúng cách bởi nếu theo cách trên, bạn sẽ cần nhiều gói thuốc hơn bình thường trong một năm.

2. Tránh thai bằng cách kéo dài chu kỳ

Nếu thấy phương pháp uống thuốc tránh thai 3 tuần một lần như trên quá rắc rối, bạn có thể nói chuyện với bác sĩ chuyển sang biện pháp tránh thai kéo dài chu kỳ. Thuốc uống như Seasonale hoặc Seasonique có gói 90 ngày, mặc dù kỳ kinh nguyệt không hoàn toàn biến mất nhưng có tác dụng làm giảm kinh nguyệt xuống 4 lần/năm. Lybrel là một loại thuốc kéo dài chu kỳ giúp loại bỏ hoàn toàn kỳ hành kinh của bạn. Lưu ý, Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ FDA cảnh báo tác dụng phụ không mong muốn là phụ nữ có thể bị chảy máu đột xuất.

3. Vòng tránh thai hoặc miếng dán tránh thai
Cách sử dụng phương pháp này để bỏ qua giai đoạn hành kinh tương tự như uống thuốc viên hàng tháng. Sau ba tuần dùng miếng dán hoặc vòng tránh thai, bạn chỉ cần hoán đổi miếng dán cũ cho một miếng dán mới thay vì tiếp tục dùng nó thêm một tuần. Giống như thuốc viên, bạn có thể chảy máu đột ngột, nhưng tất cả phụ thuộc vào cơ thể của bạn. Lưu ý, khi bạn dùng vòng tránh thai hoặc miếng dán tránh thai mới, hãy bàn với bác sĩ của mình.

Theo Women Health/SK&ĐS

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Dân số và phát triển - 22 giờ trước

Mang thai khiến hệ miễn dịch mẹ bầu suy giảm, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Tăng cường đề kháng và chăm sóc sức khỏe đúng cách giúp mẹ và thai nhi luôn an toàn.

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Ung thư vú có di truyền không?

Ung thư vú có di truyền không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Sau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Viêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Ung thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Top