Hà Nội
23°C / 22-25°C

4 độ tuổi của vùng kín và 3 điều làm vùng kín nhanh lão hóa

Thứ tư, 08:52 13/04/2022 | Dân số và phát triển

Độ tuổi đôi mươi là lúc vùng kín trẻ trung nhất, và có những điều bạn nên tránh để "cô bé" không bị lão hóa sớm.

Vùng kín cũng có độ tuổi của riêng nó. Tuy nhiên, tuổi của vùng kín không nhất thiết phải trùng với tuổi thật của bạn. Điều đó có nghĩa là bạn có thể bị lão hóa vùng kín sớm hoặc may mắn có được cơ quan sinh dục “trẻ mãi không già”.

4 độ tuổi của vùng kín

Để dễ dàng hơn cho việc đánh giá, các chuyên gia chia độ tuổi của vùng kín ra làm 4 khoảng. Hãy tự kiểm tra xem “cô bé” của mình đang ở độ tuổi nào nhé:

Độ tuổi 20:

Âm đạo được bao bọc bởi môi âm hộ bên trong và bên ngoài. Với độ tuổi 20, môi ngoài chứa một lớp mô mỡ, khá nhỏ và mỏng. Vì hormone sinh dục ổn định nên “cô bé” của bạn sẽ luôn duy trì độ trơn, bóng, độ ẩm, tính đàn hồi và màu sắc 2 môi gần như đều nhau.

 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Đồng thời, bạn sẽ dễ bị kích thích, dễ “cháy” lên ham muốn tình dục ngay khi động chạm nhẹ. Trong lúc giao hợp, âm đạo luôn ẩm ướt, không đau rát hay sưng tấy bất thường cũng như nhanh trở về trạng thái ban đầu sau 1 - 2 tiếng.

Độ tuổi 30:

Vùng kín bị xếp vào độ tuổi 30 khi mà ham muốn tình dục vẫn ở mức cao, có độ ẩm tốt, không khô hạn khi quan hệ. Tuy nhiên, môi âm hộ bên trong sẽ sậm màu hơn do sự thay đổi nội tiết tố. Độ bóng, ẩm và đàn hồi khi chạm vào chỉ ở mức tương đối. Môi bên ngoài bắt đầu xuất hiện các gạch mờ, nếp nhăn và có vẻ teo nhỏ lại 1 chút.

Về dịch tiết, huyết trắng sinh lý bắt đầu tiết ra nhiều hơn trước, có thể xuất hiện dịch tiết bệnh lý màu vàng hoặc xanh. Khi quan hệ tình dục có thể mất nhiều thời gian dạo đầu hơn để kích thích cho đủ ẩm ướt. Khi hành kinh sẽ có mùi kim loại nặng hơn hoặc gây đau, ngứa.

Độ tuổi 40:

Thời kỳ tiền mãn kinh, âm đạo có một vài thay đổi đáng kể. Lượng hormone estrogen giảm mạnh, làm thành âm đạo khô và mỏng hơn. Đây được gọi là teo âm đạo.

 - Ảnh 2.

Teo âm đạo có khả năng gây ra khô rát âm đạo, đau khi sex, “cô bé” sưng đỏ, huyết trắng nhiều, ngứa vùng kín, đau buốt khi tiểu tiện và tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm. Ngoài ra, lông mọc ở vùng kín hay rụng, mọc chậm, bạc màu và mỏng hơn.

Độ tuổi 50:

Đây là độ tuổi vùng kín tương đương với giai đoạn mãn kinh. Nội tiết tố estrogen suy giảm xuống mức thấp, làm thay đổi nồng độ axit bên trong âm đạo. Từ đó dẫn đến teo âm đạo, bề ngoài nhăn nheo, tối màu, khô, xấu xí. Lông vùng kín cũng xoăn và mỏng hơn, rụng nhiều và rất lâu mọc lại.

 - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Rất hay xảy ra tình trạng khô hạn, lãnh cảm trong sinh hoạt tình dục. Nếu giao hợp mạnh hoặc nhiều lần trong thời gian ngắn gây ra đau buốt, sưng tấy rất lâu phục hồi. Các viêm nhiễm và bệnh về phụ khoa cũng xảy ra thường xuyên hơn.

3 hành động đẩy nhanh lão hóa vùng kín

Trong xã hội hiện đại, không chỉ các bệnh phụ khoa trẻ hóa nhanh mà tốc độ lão hóa vùng kín ở người trẻ cũng tăng lên “thần tốc”. Có 5 biểu hiện phổ biến nhất cho thấy vùng kín của bạn bị lão hóa sớm, bao gồm:

- Độ co thắt, đàn hồi bị suy giảm.

- Giảm ham muốn tình dục.

- Bị teo âm đạo, thu hẹp tử cung.

- Tiểu tiện mất kiểm soát.

- Vùng kín dễ bị viêm nhiễm, đau rát.

Ngoài ra, có 3 hành động khiến vùng kín nhanh lão hóa hơn nhưng rất nhiều chị em trẻ thường làm. Đầu tiên là thường xuyên mặc quần bó, để vùng kín trong môi trường oi bức, bí bách. Nếu bạn hay làm việc này, chắc chắn “cô bé” của bạn sẽ “già” hơn người đồng trang lứa ít nhất 3 tuổi.

 - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Thứ hai là nghiện đồ ngọt, thích đồ ăn nhiều calo, nhiều đường. Nếu bạn mắc phải lỗi này, cộng tiếp 3 tuổi cho vùng kín. Cuối cùng là thức khuya trong thời gian dài, nhiều áp lực tình thần, làm việc quá sức thì cộng thêm 6 tuổi cho vùng kín. Thật đáng buồn nếu bạn có cả 3 thói xấu trên, vì chúng khiến vùng kín của bạn “già” hơn tuổi thật ít nhất 12 tuổi.


Khuê Lăng Nguồn và ảnh: Woman.tvbs, Top Beauty, ETtoday
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Dân số và phát triển - 2 giờ trước

Mang thai khiến hệ miễn dịch mẹ bầu suy giảm, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Tăng cường đề kháng và chăm sóc sức khỏe đúng cách giúp mẹ và thai nhi luôn an toàn.

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Ung thư vú có di truyền không?

Ung thư vú có di truyền không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Sau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Viêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Ung thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Top