Hà Nội
23°C / 22-25°C

6 mẹo ăn uống trước và sau khi tiêm vaccine COVID-19

Thứ hai, 07:58 08/05/2023 | Sống khỏe

SKĐS - Với một số người chưa tiêm vaccine COVID -19 hoặc tiêm mũi nhắc lại có thể thắc mắc về cách chuẩn bị, kể cả những gì nên và không nên ăn hoặc uống trước hoặc sau khi tiêm.

Thực tế tiêm vaccine COVID – 19 đã được chứng minh là có hiệu quả cao trong phòng bệnh mà không cần bất kỳ chế phẩm dinh dưỡng đặc biệt nào nhưng có một số cách ăn uống đơn giản và những quy tắc nên áp dụng để hỗ trợ tốt nhất cho nhu cầu của cơ thể cả trước và sau khi bạn tiêm.

1. Tránh uống rượu trước và sau khi tiêm vaccine COVID -19

Có một số lý do chính để không uống bia, rượu ít nhất vài ngày trước và sau khi tiêm phòng hoặc tiêm nhắc lại. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), mặc dù một số người có ít hoặc không gặp tác dụng phụ nhưng nhiều người có thể bị mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, ớn lạnh, sốt và buồn nôn. Do đó, ngay cả việc uống một vài lon bia hay chút rượu nhẹ cũng có thể gây ra tình trạng mất nước, điều này làm trầm trọng thêm các tác dụng phụ sau tiêm. Ngoài ra, nếu bạn bị mất nước hoặc hơi say, có thể khó phân biệt giữa phản ứng của cơ thể với rượu so với phản ứng của vaccine.

Uống rượu cũng đã được chứng minh là gây căng thẳng cho hệ thống miễn dịch. Trong một bài báo xuất bản năm 2015 trên tạp chí Alcohol Research, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng đã có mối liên quan giữa việc uống quá nhiều rượu và phản ứng miễn dịch suy yếu. Nhiều người nghĩ rượu có thể giúp đi vào giấc ngủ nhanh hơn, nhưng thực tế nó lại gây ra nhiều rối loạn giấc ngủ hơn và cản trở chất lượng cũng như thời lượng giấc ngủ tổng thể, một yếu tố khác gây rối loạn chức năng miễn dịch tối ưu.

6 mẹo ăn, uống trước và sau khi tiêm vaccine COVID-19 - Ảnh 3.

Uống bia rượu có thể gây ra tình trạng mất nước, điều này làm trầm trọng thêm các tác dụng phụ sau tiêm vaccine COVID-19.

2. Mối liên quan giữa bữa ăn với giấc ngủ trước khi tiêm

Nghỉ ngơi đầy đủ sẽ giúp hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả. Để cải thiện chất lượng giấc ngủ trước khi tiêm vaccine ngày hôm sau, hãy lên thực đơn về những gì bạn ăn, đặc biệt là cho bữa tối.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học về Giấc ngủ Lâm sàng năm 2016 cho thấy rằng ăn quá ít chất xơ từ trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, quả hạch, hạt và ăn quá nhiều chất béo bão hòa, đường (thịt mỡ, các sản phẩm từ sữa, đồ ngọt) có thể dẫn đến giấc ngủ ít được phục hồi hơn, bị xáo trộn nhiều hơn.

6 mẹo ăn, uống trước và sau khi tiêm vaccine COVID-19 - Ảnh 4.

Trái cây tươi là một lựa chọn tốt.

Ngược lại, lượng chất xơ hấp thụ cao hơn giúp bạn có nhiều thời gian hơn trong giấc ngủ sâu, chất lượng cao. Trong một nghiên cứu cho thấy, các tình nguyện viên cũng ngủ nhanh hơn sau khi ăn bữa ăn nhiều chất xơ do chuyên gia dinh dưỡng cung cấp so với những người tự chọn bữa ăn ít chất xơ.

Nếu cần một bữa ăn nhẹ giữa bữa tối và trước khi đi ngủ, hãy ăn trái cây tươi hoặc các loại hạt. Nhưng để thức ăn được tiêu hóa đúng cách, hãy ăn cách xa giấc ngủ khoảng ba giờ, ví dụ ăn nhẹ lúc 19h thì đợi đến 22h hãy đi ngủ. Lưu ý cắt bỏ caffein ít nhất sáu giờ trước khi đi ngủ và hạn chế tiêu thụ chất lỏng vào buổi tối để bạn không phải thức dậy vào nửa đêm để đi vệ sinh.

3. Uống đủ nước trước và sau tiêm vaccine COVID-19

Cung cấp đủ nước cho cơ thể là một trong những cách quan trọng nhất giúp bạn cảm thấy tốt nhất, cả trước và sau khi tiêm vaccine COVID -19. Theo Viện Y học (IOM), phụ nữ cần 2,7 lít chất lỏng mỗi ngày (trên 11 cốc) và nam giới cần 3,7 lít (trên 15 cốc). Mặc dù khoảng 20% chất lỏng của chúng ta đến từ thức ăn, nhưng vẫn cần bổ sung từ 8-12 cốc, dựa trên hướng dẫn của IOM từ năm 2005, nếu tập thể dục cường độ cao thì nhu cầu bổ sung tăng lên.

6 mẹo ăn, uống trước và sau khi tiêm vaccine COVID-19 - Ảnh 5.

Uống đủ nước giúp cơ thể hoạt động hiệu quả.

Bốn thời điểm nên uống nhiều nước:

  • Từ lúc thức dậy đến giữa buổi sáng.
  • Giữa buổi sáng đến giờ ăn trưa.
  • Giờ ăn trưa đến giữa buổi chiều.
  • Giữa buổi chiều đến giờ ăn tối.

Đặt mục tiêu uống 2 cốc nước trong mỗi thời điểm này. Ngoài ra có thể bổ sung nước uống có lợi cho sức khỏe như chanh, chanh tây, bạc hà tươi, dưa chuột thái lát, gừng tươi hoặc một ít trái cây theo mùa nghiền nhỏ.

4. Nhận dinh dưỡng từ thực phẩm toàn phần

Nhiều nghiên cứu được thực hiện trong suốt năm 2020 đã chỉ ra rằng, trong thời gian bùng phát đại dịch COVID -19, nhiều người đã tăng cường tiêu thụ thực phẩm giàu natri, đường bổ sung, chất béo. Thậm chí còn tăng lượng thức ăn thoải mái và trong một thời gian dài, thực phẩm chế biến sẵn có thể gây viêm nhiễm mạn tính, làm suy giảm chức năng miễn dịch bình thường.

Trong một bài báo năm 2020 đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh, các nhà khoa học kết luận rằng thói quen ăn uống lành mạnh rất quan trọng để phòng ngừa COVID-19. Mặc dù các nghiên cứu về tác động của dinh dưỡng đối với vaccine hoặc vaccine tăng cường chưa được công bố, nhưng đúng là cách tốt nhất để hỗ trợ hệ thống miễn dịch của bạn sau khi tiêm vaccine là ưu tiên thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chống viêm.

Một trong những cách đơn giản mà hiệu quả là ăn nhiều rau và trái cây, hãy bổ sung rau vào cả bữa trưa và bữa tối, đồng thời kết hợp trái cây vào bữa sáng và bữa ăn nhẹ hàng ngày.

6 mẹo ăn, uống trước và sau khi tiêm vaccine COVID-19 - Ảnh 6.

Một bữa ăn giúp điều chỉnh lượng đường trong máu trước khi tiêm vaccine là điều nên làm.

5. Ăn một bữa ăn cân bằng trước khi tiêm

Mặc dù ngất xỉu không được liệt kê là tác dụng phụ phổ biến của vaccine COVID-19, nhưng CDC đã nhận được báo cáo về những người bị ngất trong hoặc sau khi tiêm vaccine do lo lắng gây ra. Theo CDC, ngoài việc yên tâm về quy trình tiêm phòng thì việc uống nước và ăn nhẹ trước khi tiêm vaccine cũng có tác dụng ngăn ngừa ngất xỉu do lo lắng.

Hơn nữa khi lượng đường trong máu thấp cũng có thể gây ngất xỉu, vì vậy, ăn một bữa ăn giúp điều chỉnh lượng đường trong máu trước khi tiêm vaccine là điều nên làm, đặc biệt nếu bạn đã có tiền sử bị ngất trong quá trình tiêm chủng. Cách tốt nhất để điều chỉnh lượng đường trong máu là kết hợp nhiều loại rau, kết hợp với protein nạc, carbs giàu chất dinh dưỡng và chất xơ cũng như chất béo lành mạnh.

6. Một vài lưu ý khác để giảm cơn buồn nôn sau tiêm

Một số người bị buồn nôn sau khi tiêm phòng vì vậy hãy dự trữ một số thức ăn nhạt và dễ tiêu hóa như súp rau, cháo. Hãy cố gắng ăn nhiều bữa nhỏ hoặc đồ ăn nhẹ cứ sau vài giờ với nhiều loại thực phẩm. Giữ đủ nước và khi cơn buồn nôn giảm bớt, hãy tiếp tục bổ sung thực phẩm tươi, nguyên chất.

Theo ThS.BS Lê Trịnh Thủy Tiên - Hội Dinh dưỡng Lâm sàng Việt Nam, sau khi tiêm vaccine COVID-19, thường xuất hiện phản ứng mệt mỏi, chán ăn, sốt, sưng đau... do đó, không nên ăn những thức ăn cứng khó tiêu hoá, nặng mùi như phô mai, nước sốt kem, thịt và thức ăn chiên rán, nướng hay đồ ăn có đường vì sẽ rất khó hấp thụ. Sau tiêm vaccine phòng COVID-19 về tốt nhất nên dùng thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như súp gà, cháo thịt băm với đậu xanh, súp rau... và nên ăn nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày.

Các tác dụng phụ của vaccine hoặc liều nhắc lại sẽ biến mất trong vòng vài ngày và việc tiêm phòng hoặc tiêm nhắc lại như một cơ hội để bắt đầu một thói quen lành mạnh và bền vững trong phòng chống dịch COVID-19. Duy trì những thói quen lành mạnh, như uống nhiều nước hơn và ăn những bữa ăn giàu chất dinh dưỡng giúp mang lại những lợi ích sức khỏe lâu dài.


Hoàng Nam
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bác sĩ 'thần đồng', tốt nghiệp đại học năm 13 tuổi

Bác sĩ 'thần đồng', tốt nghiệp đại học năm 13 tuổi

Sống khỏe - 6 giờ trước

Theo sách Kỷ lục Guinness, Ambati từng được công nhận là bác sĩ trẻ nhất thế giới. Hiện tại, ông là chuyên gia nhãn khoa hàng đầu đang làm việc tại Mỹ.

Phát hiện sớm ung thư nhờ xem livestream của bác sĩ

Phát hiện sớm ung thư nhờ xem livestream của bác sĩ

Sống khỏe - 6 giờ trước

Đang xem livestream của bác sĩ da liễu về ung thư da, chị H. “chột dạ” khi nốt ruồi trên gò má dù đã đốt nhưng vẫn rỉ dịch nhiều tuần nên quyết tâm đi khám.

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Y tế - 7 giờ trước

Do mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.

Gia vị được ví như kháng sinh tự nhiên, giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Gia vị được ví như kháng sinh tự nhiên, giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Sống khỏe - 8 giờ trước

GĐXH - Tỏi có chỉ số đường huyết trong khoảng 10-20, không có bất kỳ loại carbohydrate phức tạp nào. Điều đó có nghĩa là tiêu thụ tỏi là một lựa chọn an toàn cho những người mắc bệnh tiểu đường vì không làm tăng lượng đường trong máu.

Top 5 loại cỏ dại được đưa vào sách thuốc uy tín

Top 5 loại cỏ dại được đưa vào sách thuốc uy tín

Sống khỏe - 12 giờ trước

Cỏ may, cỏ chỉ, cỏ hôi… sống dai, mọc dại khắp các vùng bờ bụi có thể sử dụng trong các bài thuốc Đông y.

Lần đầu ở Việt Nam: Ra mắt công nghệ CT 2560 lát cắt tại BV Hồng Ngọc

Lần đầu ở Việt Nam: Ra mắt công nghệ CT 2560 lát cắt tại BV Hồng Ngọc

Sống khỏe - 12 giờ trước

GE HealthCare và Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc hợp tác triển khai hệ thống CT cao cấp Revolution Apex Elite 3.0 với công nghệ 2560 lát cắt tái tạo đầu tiên tại Việt Nam.

Thanh niên 16 tuổi ở Phú Thọ nhập viện mặt sưng phù do sai lầm khi chăm sóc da nhiều bạn trẻ Việt mắc phải

Thanh niên 16 tuổi ở Phú Thọ nhập viện mặt sưng phù do sai lầm khi chăm sóc da nhiều bạn trẻ Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Thanh niên cho biết có bôi kem trị mụn tại nhà. Lúc đầu thấy mụn khỏi rất nhanh, da mịn đẹp, nhưng sau đó bôi thuốc không bớt nữa, ngược lại sưng lên, sau đó mặt thâm sạm...

Loại vi khuẩn chết người có thể thành thuốc ung thư đột phá

Loại vi khuẩn chết người có thể thành thuốc ung thư đột phá

Sống khỏe - 14 giờ trước

Các nhà khoa học Anh đã tìm ra cách làm cho vi khuẩn salmonella thay vì tấn công cơ thể thì sẽ hợp sức với tế bào T để loại trừ khối u ung thư.

Điều trị thành công ca thuỷ tinh thể đục chín, thị lực chỉ còn 1/10

Điều trị thành công ca thuỷ tinh thể đục chín, thị lực chỉ còn 1/10

Sống khỏe - 14 giờ trước

Với hơn 30 năm kinh nghiệm giảng dạy và điều trị bệnh đục thủy tinh thể, thực hiện thành công hơn 50,000 ca phẫu thuật thay thuỷ tinh thể, TS.BS Vũ Anh Tuấn - Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Mắt quốc tế Nhật Bản đã giúp bệnh nhân có thuỷ tinh thể đục chín tìm lại được ánh sáng.

Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương

Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương

Sống khỏe - 1 ngày trước

Xẹp đốt sống đến từ rất nhiều nguyên nhân, nhưng thường gặp nhất là do thoái hóa. Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng chủ yếu là người lớn tuổi. Xẹp đốt sống cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh gây đau đớn, biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.

Top