6 thói quen ăn uống sai lầm khiến ung thư ngày càng trẻ hoá: Không muốn nửa đời sau bị hủy hoại bất thình lình thì nên thay đổi ngay lập tức
Nhiều người nghĩ rằng chỉ khi về già thể trạng suy giảm mới mắc bệnh ung thư, thực tế đây là một suy nghĩ sai lầm.
Theo thống kê hiện nay, tỷ lệ người trẻ mắc bệnh ung thư liên tục gia tăng. Điều này có mối liên hệ nhất định với những thói quen xấu trong sinh hoạt. Vì người trẻ thường có xu hướng không quan tâm nhiều đến việc giữ gìn cơ thể nên bỏ bê những thói quen ăn uống không tốt dẫn đến đến ung thư.
Vậy, những thói quen ăn uống nào có thể gây ung thư?
1. Ăn không đúng giờ

Ăn không đúng giờ hoặc bỏ bữa sẽ khiến dạ dày tăng tiết dịch vị. Lâu dài, thói quen này sẽ khiến dạ dày bị tổn thương gây ra các tình trạng như viêm, loét, thâm chí ung thư. Ảnh: Toutiao
Ăn đúng giờ là yêu cầu cơ bản nhất để đảm bảo sức khỏe đường tiêu hóa, nhưng nhiều người không làm được. Bởi vì người hiện đại thường không quan tâm nhiều đến vấn đề sức khỏe, chế độ ăn uống, họ có xu hướng trì hoãn giờ ăn hoặc đơn giản là bỏ ăn khi bận công việc. Thậm chí có người còn duy trì chế độ ăn đều đặn mỗi ngày một bữa.
Những thói quen xấu này rất có hại cho sức khỏe của niêm mạc dạ dày. Nếu không được cải thiện kịp thời, theo thời gian, những thói quen này sẽ gây viêm loét dạ dày, bào mòn dạ dày và các bệnh khác. Khi tình trạng nặng hơn có thể chuyển thành ung thư dạ dày.
2. Dùng chung bộ đồ ăn
Nói đến vấn đề vệ sinh thực phẩm, nhiều người lại không mấy để ý nhưng thực tế thì điều này lại gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày tương đối lớn.
Theo quan niệm truyền thống của người Việt, ăn chung bát nước chấm, gắp thức ăn cho nhau trong bữa ăn là thể hiện tình cảm ấm cúng, thân thiện và hiếu khách. Tuy nhiên, đây cũng chính là con đường lây lan vi khuẩn HP - vi khuẩn gây viêm loét ở dạ dày, dẫn tới ung thư.
Do đó, nếu bạn thường xuyên dùng chung thìa, đũa và các bộ đồ ăn khác với người khác sẽ làm tăng khả năng lây nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori. Nếu không điều trị tiệt trừ càng sớm càng tốt sẽ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư ở một mức độ nhất định. Bạn nên chọn đũa chuyên dụng và tránh dùng chung thìa.

Dùng chung bát đũa có thể gây hại cho dạ dày vì đây là con đường lây lan vi khuẩn HP - vi khuẩn gây viêm loét ở dạ dày, dẫn tới ung thư. Ảnh: Aboluowang
3. Ưu tiên thức ăn có mùi vị nặng
Đối với những nhân viên văn phòng bận rộn, thường xuyên phải chịu áp lực quá lớn gây ra tình trạng kém ăn. Khi đó nhiều người sẽ chọn những đồ ăn nặng, cay, mặn để kích thích cảm giác thèm ăn và cải thiện tâm trạng. Tuy nhiên, cách làm này sẽ gây kích ứng ruột và dạ dày nhiều hơn. Nhìn chung loại thức ăn này không dễ tiêu hóa, ăn lâu dài sẽ dẫn đến suy giảm chức năng tiêu hóa đáng kể, dễ gây ung thư.
4. Ăn kiêng quá mức
Nhiều người có nhu cầu giảm cân sẽ chọn phương pháp ăn kiêng "cực đoan" vì nghĩ rằng làm như vậy không chỉ đỡ lo lắng, tiết kiệm chi phí mà còn có thể đạt được hiệu quả giảm cân rõ rệt. Tuy nhiên, từ quan điểm sức khỏe thể chất, phương pháp giảm cân này cực kỳ không tốt.
Ăn kiêng quá mức có thể dẫn đến không cung cấp đủ dinh dưỡng. Nhịn ăn kéo dài làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây ra các vấn đề như suy dinh dưỡng, chức năng tiêu hóa không bình thường tỷ lệ mắc bệnh ung thư cũng tăng cao.
5. Ăn quá nhanh

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn nhanh không chỉ làm tăng cân mà nó còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như đái tháo đường, các bệnh tim mạch và các bệnh về dạ dày. ẢNh: Internet
Để duy trì dạ dày và ruột khỏe mạnh, việc kiểm soát tốc độ ăn uống cũng rất quan trọng. Tuy nhiên, trong cuộc sống, nhiều bạn trẻ thường "ngấu nghiến" đồ ăn để tiết kiệm thời gian, thậm chí nhiều người còn có thói quen xấu là vừa đi vừa ăn.
Thói quen ăn uống này có thể dẫn đến việc nhai không kỹ thức ăn, tạo điều kiện cho lượng lớn không khí đi vào ruột và dạ dày, gây khó tiêu, đau bụng, đầy hơi cùng các phản ứng khó chịu khác. Nếu cứ tiếp tục như vậy, đường tiêu hóa có thể bị suy yếu, tạo điều kiện cho tế bào ung thư lợi dụng cơ hội xâm nhập.
6. Thích ăn thức ăn nóng
Trong rất nhiều trường hợp, các bác sĩ đã phát hiện ra rằng bệnh nhân bị ung thư hệ tiêu hóa, đặc biệt là ung thư thực quản và ung thư dạ dày, có một đặc điểm chung: Thích ăn thức ăn rất nóng, đặc biệt là rất thích ăn đồ ăn vừa lấy ra từ trong nồi. Vì vậy, nếu chúng ta ăn uống các món ăn nóng hơn có thể sẽ gây nguy hiểm, tổn thương, viêm loét và các vấn đề khác cho thực quản.
Tóm lại, sự xuất hiện của bệnh ung thư có liên quan mật thiết đến thói quen ăn uống của con người. Nếu mắc phải 6 kiểu hành vi xấu trên thì bạn phải cảnh giác và chắc chắn rằng sức khỏe đường tiêu hóa của bạn đã bị tổn hại.
Nếu thường xuyên có những biểu hiện bất thường như kém ăn, chướng bụng sau bữa ăn, buồn nôn và nôn, buồn nôn và đau bụng thì nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để khám sức khỏe chi tiết nhằm xác định xem có mắc bệnh đường tiêu hóa nguy hiểm hay không để không bỏ lỡ thời gian thăm khám và điều trị tốt nhất.

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để giảm và ổn định đường huyết?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để ổn định và kiểm soát đường huyết, làm chậm các nguy cơ biến chứng.

Can thiệp hẹp cầu nối AVF 'cứu cánh' cho người bệnh suy thận
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Kỹ thuật can thiệp tái thông tổn thương hẹp, tắc cầu nối động tĩnh mạch ít xâm lấn này giúp duy trì chức năng cầu nối AVF, đảm bảo hiệu quả lọc máu và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

8 món ngon, giàu dinh dưỡng nhưng người bệnh tiểu đường cần kiểm soát khi ăn để bảo vệ đường huyết
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Việc hiểu biết và nắm được những thực phẩm có chỉ số GI cao sẽ giúp những người bị bệnh tiểu đường kiểm soát khẩu phần ăn hằng ngày, ổn định đường huyết.

Chế độ ăn có ích nhất ở tuổi 40 giúp tuổi 70 lão hóa khỏe mạnh
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcMột nghiên cứu mới phát hiện chế độ ăn uống lành mạnh ở độ tuổi 40 và 50 có thể giúp não minh mẫn hơn khi lão hóa. Chế độ ăn uống có ích nhất là Chỉ số ăn uống lành mạnh thay thế (AHEI), chủ yếu bao gồm chế độ ăn giàu rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và chất béo lành mạnh.

Nguyên nhân khiến người phụ nữ 53 tuổi tử vong khi tham gia giải chạy ở Huế
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, trước khi tham gia giải chạy, bệnh nhân P. có bệnh lý nền, bị phình mạch não.

3 thay đổi nhỏ thu lợi lớn khi ăn cá
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcChỉ ăn cá 2-3 lần mỗi tuần, bỏ phần da… sẽ giúp bạn tận dụng tối đa lợi ích của cá, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm độc.

Loại quả thơm nức mũi nhưng người mắc gan nhiễm mỡ nên tránh xa
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcMít là một loại trái cây phổ biến ở Việt Nam, nhưng ăn mít có thể gây ra những nguy hiểm cho sức khỏe ở một số người.

Đi bộ mà có 5 dấu hiệu này chứng tỏ cholesterol đang 'chạm đỉnh nóc', muốn tuổi thọ cao hay trẻ lâu cũng khó
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcKhi cholesterol đang cao bất thường, cơ thể sẽ phản ứng thông qua 5 dấu hiệu này khi đi bộ mà ít người biết.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh suy thận, người trẻ cũng cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Những biến chứng của bệnh suy thận vô cùng nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Chính vì vậy, việc phòng ngừa bệnh là điều vô cùng cần thiết.

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.