Hà Nội
23°C / 22-25°C

7 lưu ý quan trọng trước khi uống thuốc

Thứ năm, 09:37 14/01/2010 | Sống khỏe

Nếu bạn đang phải uống thuốc vì một lý do nào đó, hãy khoan uống vội, và hãy đọc những dòng sau đây. Biết đâu, bạn tránh được cho mình một sai lầm.

Bạn đã hỏi kỹ bác sĩ chưa?

Thời điểm "đối địch" đầu tiên với thuốc là thời điểm cực kỳ quan trọng. Hãy tranh thủ có thông tin và không nên thụ động đặt ra tất cả các câu hỏi với bác sĩ kê đơn. Cũng tương tự với người dược sĩ bán thuốc vì đó là khâu trung gian thứ hai hỗ trợ cho điều trị.

Bạn đã đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc?

Tuy những thông tin trong bảng này thường rất khó đọc và khó hiểu, nhưng người sử dụng thuốc vẫn cần đọc kỹ những điểm chính: Cách dùng, chống chỉ định, tác dụng phụ, thận trọng khi dùng thuốc. Nếu thấy không phù hợp với đơn kê của thầy thuốc nên hỏi lại bác sĩ.
 
Đọc kỹ hướng dẫn trong đơn thuốc

Muốn cho thuốc phát huy tác dụng hiệu quả, người bệnh cần theo đúng chỉ dẫn ghi trong đơn thuốc và những lời dặn của thầy thuốc. Không một lý do gì ngừng thuốc nếu cảm thấy có sự cải thiện, cũng không tự ý tăng liều lượng dùng hoặc thay đổi giờ giấc dùng thuốc. Tôn trọng chỉ dẫn về thận trọng khi dùng thuốc.

Bạn có chú ý đến tính tương tác thuốc?

Một loại thuốc có thể làm giảm, thậm chí khử hiệu lực của một loại thuốc khác, nhưng cũng có thể làm tăng hiệu quả. Để tránh các phản ứng tương tác thuốc, quan trọng nhất là hỏi để có thông tin từ thầy thuốc qua việc khai đã và đang sử dụng các loại thuốc gì. Không quên kể ra các loại thuốc thông thường nhất (ví dụ: aspirin tương tác với khá nhiều loại thuốc khác).

Không đột ngột ngừng sử dụng thuốc

Thuốc là một loại hóa chất có công dụng nhất định và có cả các tác dụng phụ gây trở ngại nhiều hay ít, thường đã được biết đến và đánh giá trước khi đưa ra thị trường. Do đó, ngừng thuốc đột ngột có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Đọc kỹ về tác dụng phụ của thuốc và hỏi ý kiến thầy thuốc điều trị.

Bạn có tự ý mua thuốc điều trị?

Việc này có thể làm được, nhưng... tự kê đơn điều trị dựa theo một đơn thuốc đã có từ trước có thể gây nguy hiểm. Phương pháp tự kê đơn chữa bệnh chấp nhận được là khi dùng cho các bệnh lành tính điều trị với thuốc không cần đơn thuốc bác sĩ.

Hãy sắp xếp trật tự ngăn nắp tủ thuốc gia đình

Kiểm tra hạn sử dụng thuốc và không nên tồn trữ thuốc dạng siro và thuốc tra mắt đã mở nắp. Và bây giờ, bạn có thể uống thuốc nếu thấy mình đã kiểm tra qua các bước này.
 
Theo BSGĐ
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Sống khỏe - 31 phút trước

GĐXH - Nóng gan là bệnh lý rất dễ tái phát, nhất là sau kỳ nghỉ lễ nắng nóng, uống nhiều rượu bia, đồ ăn nhiều đạm, dầu mỡ. Nếu không được điều trị sớm sẽ giảm chức năng gan mãn tính, gây bệnh viêm gan, thậm chí là ung thư gan.

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Sống khỏe - 35 phút trước

Thông thường, bệnh nghẹt mũi có thể tự khỏi trong khoảng vài ngày đến vài tuần (2, 3 tuần). Nhưng nếu bạn bị nghẹt mũi kéo dài trên 3 tuần, thêm vào đó là các chứng đau tai, ù tai, đau họng… chứng tỏ rằng bạn đã bị viêm mũi họng và bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

Sống khỏe - 2 giờ trước

Vitamin rất cần thiết để cho cơ thể khỏe mạnh. Mặc dù không có gì thay thế cho việc ăn uống lành mạnh, nhưng thực phẩm bổ sung có thể giúp bù đắp lượng vitamin thiếu hụt qua thực phẩm…

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Sống khỏe - 14 giờ trước

Khi phải di chuyển trên tàu, xe, máy bay quãng đường xa, chúng ta phải ngồi cố định một chỗ lâu, sẽ làm cho các khớp bị cứng, máu sẽ kém lưu thông giữa các phần của cơ thể. Các tư thế cố định như ngồi gây ứ máu chi dưới làm phù vùng bắp chân, bàn chân… gây đau.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 15 giờ trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

9 cách giúp thận khỏe mạnh

9 cách giúp thận khỏe mạnh

Sống khỏe - 17 giờ trước

Bệnh thận là bệnh không lây nhiễm, thường được gọi là "căn bệnh thầm lặng" vì các dấu hiệu và triệu chứng thường không rõ ràng cho đến khi thận đã bị tổn thương. Dưới đây là chín cách để giữ cho thận của bạn khỏe mạnh và làm chậm sự tiến triển của bệnh.

7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng 'trái tim ngày lễ'

7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng 'trái tim ngày lễ'

Sống khỏe - 20 giờ trước

Kỳ nghỉ lễ với nhiều hoạt động sôi nổi, du lịch, dã ngoại, tụ tập bạn bè và những bữa ăn thịnh soạn cùng với rượu bia, đồ ăn giàu chất béo sẽ khiến sức khỏe tim bị ảnh hưởng. Dưới đây là 7 lời khuyên để giữ cho trái tim khỏe mạnh trong kỳ nghỉ lễ.

5 'thủ phạm' gây hoa mắt chóng mặt, tuyệt đối không chủ quan nhất là trong những ngày nắng nóng

5 'thủ phạm' gây hoa mắt chóng mặt, tuyệt đối không chủ quan nhất là trong những ngày nắng nóng

Sống khỏe - 21 giờ trước

GĐXH - Người bị hoa mắt chóng mặt kèm theo các dấu hiệu nghiêm trọng như: đau đầu dữ dội, chóng mặt đột ngột, nôn liên tục, tê liệt cánh tay hoặc tê cả mặt... thì cần được khám sớm, tuyệt đối không được chủ quan.

Bí quyết sống thọ của 4 anh em ruột đều gần trăm tuổi

Bí quyết sống thọ của 4 anh em ruột đều gần trăm tuổi

Sống khỏe - 23 giờ trước

4 anh em nhà cụ Quỳnh người vừa 100 tuổi người hơn 90, vẫn rất minh mẩn, da dẻ hồng hào, tự làm nhiều việc không cần con cháu giúp đỡ.

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đi máy bay

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đi máy bay

Sống khỏe - 1 ngày trước

Việc di chuyển bằng máy bay khiến cho bạn khó có thể thực hiện đúng chế độ ăn uống phù hợp. Lưu ý những thực phẩm nên ăn trước, trong và sau chuyến bay sẽ giúp bạn tránh khỏi cảm giác uể oải, đầy hơi hoặc kiệt sức.

Top