Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đi máy bay

Thứ tư, 09:37 01/05/2024 | Sống khỏe

Việc di chuyển bằng máy bay khiến cho bạn khó có thể thực hiện đúng chế độ ăn uống phù hợp. Lưu ý những thực phẩm nên ăn trước, trong và sau chuyến bay sẽ giúp bạn tránh khỏi cảm giác uể oải, đầy hơi hoặc kiệt sức.

1. Nên ăn gì trước khi lên máy bay?

Nội dung
  • 1. Nên ăn gì trước khi lên máy bay?
  • 2. Nên ăn gì trên máy bay?
  • 3. Ăn gì sau chuyến bay?

Ở độ cao 10.000 - 12.000m, áp suất không khí thấp hơn nhiều so với mực nước biển. Khi áp suất giảm, khí bắt đầu nở ra, đó là lý do tại sao dạ dày của bạn cảm thấy khó chịu khi đi máy bay. Ngoài ra, việc ở trong một không gian kín với nhiều người khác có thể khiến hệ thống miễn dịch của bạn dễ bị ảnh hưởng.

Chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng Nmami Agarwal được cấp phép tại Deli (Ấn Độ) cho biết: Theo Hiệp hội Y tế Hàng không Vũ trụ, khí trong cơ thể chúng ta có thể giãn nở tới 25% khi đang bay. Vì vậy, tốt hơn hết bạn nên chọn những bữa ăn nhẹ, dễ ăn trước khi lên máy bay, đặc biệt nếu phải di chuyển đường dài. Trước chuyến bay nên tránh thức ăn nhiều đường, lượng protein vừa phải và chứa nhiều carbohydrate phức hợp đốt cháy chậm.

Chuyên gia Nmami Agarwal khuyến khích việc ăn trái cây trước khi bạn đến sân bay. Một quả chuối là lựa chọn tốt nhất trước khi lên chuyến bay. Loại trái cây này chứa nhiều kali, giúp điều chỉnh huyết áp và giúp giảm bớt tình trạng chuột rút cơ bắp mà bạn có thể gặp phải trong chuyến bay.

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đi máy bay- Ảnh 1.

Trước khi đến sân bay nên ăn một khẩu phần trái cây kết hợp với protein lành mạnh.

Chuyên gia Agarwal lưu ý: Nếu chuyến bay của bạn diễn ra vào buổi chiều hoặc buổi tối, hãy ăn một bữa ăn nhỏ cân bằng giúp bạn cảm thấy đủ no. Bạn cần tiêu thụ protein lành mạnh như món trứng hoặc cá sẽ có tác dụng tốt. Món salad với chất béo tốt như bơ và các loại hạt cũng tạo nên một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng.

Tránh các loại đậu và gia vị vì chúng có thể gây kích ứng ruột. Nên giảm tiêu thụ caffeine trong cà phê hoặc đồ uống có gas vì chúng gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa và có thể khiến bạn khó ngủ trong lúc bạn cần nghỉ ngơi.

2. Nên ăn gì trên máy bay?

Điều quan trọng nhất khi đi máy bay là giữ cho cơ thể đủ nước, cả trước và sau chuyến bay. Mang theo một chai nước nhỏ là cách dễ nhất để cung cấp nước thường xuyên trong suốt hành trình.

Bạn nên pha thêm vài lát chanh, dưa chuột, táo xanh hoặc bạc hà vào nước để có loại nước của riêng mình. Điều này không chỉ đảm bảo hydrat hóa mà còn cung cấp cho bạn các chất chống oxy hóa cần thiết.

Mang theo đồ ăn và đồ ăn nhẹ trên chuyến bay là lý tưởng vì hầu hết đồ ăn trên máy bay đều có chất bảo quản và hàm lượng muối cao. Chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn không nên ăn quá nhiều trên máy bay khi đi những chuyến bay đường dài.

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đi máy bay- Ảnh 2.

Nên chọn món ăn bổ sung nước và tránh những món khiến bạn dễ mất nước khi đi máy bay.

Nếu bạn cảm thấy đói và muốn nhấm nháp món gì đó trong chuyến bay, hãy mang theo một số loại hạt rang sẵn và đã tách vỏ. Nếu muốn ăn đồ ăn phục vụ trên máy bay, bạn nên chọn thực phẩm bổ sung nước và bỏ qua bánh mì, bánh quy và bánh ngọt.

Đồ ăn nhẹ chứa nhiều muối có thể khiến cơ thể bạn mất nước, khiến bạn cảm thấy khó chịu khi bay. Chuyên gia Agarwal cảnh báo rằng nhận thức của bạn về vị mặn và ngọt giảm gần 30% trong chuyến bay nhưng nước uống có thể chống lại điều này và giúp kích hoạt lại vị giác.

3. Ăn gì sau chuyến bay?

Thiếu ngủ sau một chuyến bay dài có thể khiến bạn cảm thấy kiệt sức. Chuyên gia dinh dưỡng Agarwal gợi ý một số lựa chọn giúp cơ thể phục hồi trở lại. Sau chuyến bay, bạn cần bổ sung các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, một cốc trà xanh hay matcha giúp bạn tăng cường năng lượng có thể kéo dài đến 3-4 giờ. Chuối và socola đen cũng là những lựa chọn ăn nhẹ sau chuyến bay tuyệt vời vì chúng giúp giảm mệt mỏi và thư giãn cơ bắp.

Nếu bạn cảm thấy đầy bụng khó chịu, một cốc trà gừng ấm giúp giải quyết các vấn đề về tiêu hóa. Hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên bạn nên ăn nhiều trái cây và rau quả giàu chất chống oxy hóa để tăng cường hệ thống miễn dịch như quả mọng và nho. Protein cũng rất lý tưởng, vì vậy hãy chọn bơ hạnh nhân với bánh quy giòn, phô mai, sữa chua và các loại hạt để duy trì mức năng lượng.


Thiên Châu
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ ở Phú Thọ bị suy gan cấp, nguy cơ lây cao, bác sĩ khuyến cáo có dấu hiệu này nhập viện ngay

Người phụ nữ ở Phú Thọ bị suy gan cấp, nguy cơ lây cao, bác sĩ khuyến cáo có dấu hiệu này nhập viện ngay

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ khuyến cáo khi xuất hiện triệu chứng như đau tức vùng hạ sườn phải, chán ăn, sợ mỡ, mệt mỏi... cần được thăm khám, đặc biệt là kiểm tra các bệnh lý về gan mật.

Nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới vào mùa hè

Nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới vào mùa hè

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới có thể gia tăng vào mùa hè do mất nước, nhịn tiểu lâu, vệ sinh không đúng cách và quan hệ tình dục không an toàn, cần phòng ngừa kịp thời.

Bé trai 13 tuổi nguy kịch sau 2 tháng bị chó cắn vì việc làm này của người thân

Bé trai 13 tuổi nguy kịch sau 2 tháng bị chó cắn vì việc làm này của người thân

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH - Trước đó 2 tháng, cháu bé bị chó cắn, gia đình cho uống thuốc nam. Tuy nhiên, cháu không được người thân cho tiêm phòng, không được theo dõi con chó đã cắn mình.

Bé 17 tháng tuổi ở Quảng Ninh suýt mất mạng do bất cẩn trong lúc ăn kẹo lạc

Bé 17 tháng tuổi ở Quảng Ninh suýt mất mạng do bất cẩn trong lúc ăn kẹo lạc

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Trong lúc ăn kẹo lạc, trẻ bị hóc sặc, các mảnh vỡ bao gồm các hạt lạc và kẹo lọt sâu vào cả 2 bên phế quản dẫn đến tình trạng khó thở, tím tái, suy hô hấp nặng.

Bộ Y tế thông tin mới nhất về tình hình COVID-19 trong bối cảnh dịch bệnh đang bùng phát ở một số quốc gia

Bộ Y tế thông tin mới nhất về tình hình COVID-19 trong bối cảnh dịch bệnh đang bùng phát ở một số quốc gia

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Trưa ngày 14/5, Bộ Y tế có thông tin gửi các cơ quan thông tấn báo chí về tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam và trên thế giới, trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát cao ở một vài quốc gia, đặc biệt là ở Thái Lan.

Cô gái 27 tuổi đột quỵ lúc nửa đêm: Bác sĩ cảnh báo lối sống "gây hại" của giới trẻ

Cô gái 27 tuổi đột quỵ lúc nửa đêm: Bác sĩ cảnh báo lối sống "gây hại" của giới trẻ

Sống khỏe - 15 giờ trước

Mới 27 tuổi, không bệnh nền, không tiền sử huyết áp… một cô gái trẻ suýt mất mạng chỉ sau một giấc ngủ chập chờn.

Cô gái 21 tuổi nguy kịch nhập viện vì đột quỵ, xuất huyết não, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân chính

Cô gái 21 tuổi nguy kịch nhập viện vì đột quỵ, xuất huyết não, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân chính

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Việc gia tăng tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tại các nước đang phát triển là một vấn đề đáng lo ngại, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

Biểu hiện cảnh báo khởi phát bệnh gút

Biểu hiện cảnh báo khởi phát bệnh gút

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

Bệnh gút (gout) thường xảy ra ở tuổi trung niên nhưng hiện nay xu hướng mắc bệnh đang ngày càng gia tăng và trẻ hóa, nguyên nhân có thể do lối sống.

Người già cần cảnh giác với các dịch bệnh mùa hè

Người già cần cảnh giác với các dịch bệnh mùa hè

Y tế - 19 giờ trước

Thời tiết miền Bắc bắt đầu chuyển sang nắng nóng, là điều kiện thuận lợi cho các loại virus gây bệnh lây lan… Với người cao tuổi, sức khỏe suy giảm, việc nhiễm bệnh dễ gây biến chứng nặng, nguy hiểm.

Uống nước cốt chanh nguyên chất liều cao 3- 6 quả mỗi ngày để 'thải độc, giảm cân, chữa bách bệnh', bác sĩ cảnh báo rủi ro nghiêm trọng cận kề

Uống nước cốt chanh nguyên chất liều cao 3- 6 quả mỗi ngày để 'thải độc, giảm cân, chữa bách bệnh', bác sĩ cảnh báo rủi ro nghiêm trọng cận kề

Sống khỏe - 20 giờ trước

GĐXH - Gần đây, trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok, xuất hiện nhiều hội nhóm và video cổ súy việc uống 200–500ml nước cốt chanh nguyên chất mỗi ngày (tương đương 3–6 quả chanh) để "thải độc, giảm cân, chữa bách bệnh.

Top