7 thói quen tưởng nhỏ nhặt, nhưng có thể khiến bạn nhập viện bất cứ lúc nào
7 thói quen nhỏ nhặt mà chúng ta thường bỏ qua trong cuộc sống hàng ngày, nhưng lại có thể khiến chúng ta nhập viện bất cứ lúc nào, cảnh báo mọi người cần chú ý.
1. Ngoáy mũi – cẩn thận nhiễm trùng nội sọ
Có rất nhiều vi khuẩn và vi rút trên ngón tay của chúng ta. Việc ngoáy mũi tương đương với việc dùng tay đưa chúng vào khoang mũi. Mặc dù hệ thống miễn dịch có thể tiêu diệt vi khuẩn, nhưng nếu hệ thống miễn dịch yếu hoặc nếu bạn vô tình khiến mũi bị chảy máu, vi khuẩn sẽ lợi dùng và xâm nhập vào cơ thể.
Trên mặt có vùng "tam giác chết" rất nguy hiểm, chỉ khu vực bao gồm cả sống mũi đến các góc của miệng, tạo thành một hình tam giác. Vùng này rất dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập theo đường tắt vào não, có thể gây nhiễm trùng xoang hang và nhiễm trùng nội sọ. Một khi vi khuẩn phá tuyến phòng thủ và xâm nhập vào cơ thể, gây suy đa tạng, hậu quả rất nguy hiểm. Mặc dù xác suất gây bệnh thấp nhưng không có nghĩa là sẽ không xảy ra, do đó mọi người nên hạn chế ngoáy mũi, nhổ lông mũi, nặn mụn ở vùng này.
2. Nhịn tiểu – cảnh báo nguy cơ ngất xỉu
Việc nhịn tiểu nhiều sẽ khiến dây thần kinh phế vị bị hưng phấn quá mức, từ đó ức chế hoạt động của tim và làm giảm nhịp tim, sau đó đi tiểu quá nhanh khiến bàng quang rỗng nhanh, áp lực ổ bụng giảm đột ngột, lượng máu về tim giảm.
Nhịn tiểu quá lâu và bài tiết thật nhanh, khiến tim không cung cấp đủ máu cho não, đầu bị choáng, mệt mỏi và thậm chí là ngất xỉu. Tuy nhiên, ngất xỉu không phải là vấn đề gì lớn, có thể tự tỉnh lại trong vòng 1 đến 2 phút và không để lại di chứng gì (trường hợp bệnh nặng nên đưa đến bệnh viện để điều trị kịp thời), nhưng nguy hiểm tiềm ẩn lớn hơn là dễ bị va đập khi ngất xỉu, có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu va vào bộ phận quan trọng.
Do đó, tốt nhất là không nên nhịn tiểu quá lâu, để tránh gây hại cho sức khỏe.
3. Dùng lực quá mạnh khi đi đại tiện – tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ
Đi đại tiện đều đặn, giúp bài tiết "chất bẩn" ra khỏi cơ thể, có lợi ích lớn đối với sức khỏe. Tuy nhiên, chú ý khi đại tiện không nên dùng lực quá mạnh. Bởi khi dùng lực để "rặn", khiến huyết áp tăng và cơ co bóp mạnh không chỉ dễ mắc bệnh trĩ mà còn tăng gánh nặng cho tim, để lâu cũng sẽ làm tăng tình trạng sa trực tràng, tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Do đó, khi đi đại tiện cố gắng đi trong vòng 3 phút, hàng ngày nên uống đủ nước để tránh tình trạng bị táo bón.
4. Ăn quá nhanh – hóc dị vật
Mùa đông đến, đậu phộng, hạt dưa rang trở thành món ăn vặt của nhiều người. Tuy nhiên ăn những loại hạt này không cẩn thận có thể bị hóc. Ăn quá nhanh có thể gây hóc "dị vật đường thở", khiến bạn ho dữ dội.
Đối với trẻ em, các mảnh nhỏ của thức ăn cũng có thể làm tắc nghẽn đường thở và gây ra các triệu chứng cấp tính, chẳng hạn như ngạt thở, khó thở, ho… Hiện nay, phương pháp sơ cứu dị vật trong đường thở là Heimlich đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới.
5. Không đun lại thức ăn thừa – dễ nhiễm vi khuẩn gây bệnh
Thức ăn thừa không được hâm nóng kỹ trước khi ăn có thể bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh, trường hợp nặng có thể gây viêm màng não, ảnh hưởng đến tính mạng. Có một loại vi khuẩn gây bệnh chủ yếu, ẩn nấp trong tủ lạnh gây nhiễm trùng não là vi khuẩn Listeria. Loại vi khuẩn này có thể sinh sôi trong thực phẩm dưới nhiệt độ lạnh và tồn tại ở nhiệt độ đông lạnh, và được gọi là "sát thủ tủ lạnh".
Nhiễm khuẩn Listeria tương đối phổ biến, với các triệu chứng chính là viêm màng não và nhiễm trùng huyết. Mức độ bệnh tùy thuộc vào thể trạng của người mắc bệnh, nguy hại hơn là đối với những người có chức năng miễn dịch kém như trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai, người già.
Tuy nhiên, đun ở nhiệt độ cao có thể làm chết vi khuẩn, vì vậy chúng ta cần chú ý tách riêng thức ăn sống và chính, hâm nóng thức ăn thừa để diệt vi khuẩn, đảm bảo vệ sinh cá nhân để tránh bệnh xâm nhập vào miệng.
6. Không đeo găng tay khi làm hải sản – cẩn thận nhiễm trùng huyết
Bị trầy xước do hải sản, nếu không xử lý vết thương đúng cách, có thể bị nhiễm mầm bệnh thường gặp ở hải sản: Vibrio vulnificus.
Vibrio vulnificus ở biển thường ký sinh trong các loại hải sản như hàu, tôm, cua, sò, ốc… Trong nước biển được một số người bán hàng sử dụng để giữ hải sản tươi sống nên khả năng lưu giữ vi khuẩn cũng tương đối cao.
Sau khi bị nhiễm vi khuẩn Vibrio vulnificus, có thể xuất hiện các triệu chứng viêm dạ dày ruột, trường hợp nặng có thể nhiễm trùng huyết, viêm cân hoại tử, suy đa phủ tạng, thậm chí có thể bị cắt cụt chi và tử vong.
Do đó, khi da đang bị tổn thương nên tránh tiếp xúc với nước biển và hải sản, đeo găng tay khi làm sạch hải sản và ăn sau khi nấu chín hải sản hoàn toàn. Nếu chẳng may bị thương, hãy nặn máu ra càng sớm càng tốt, sát trùng đầy đủ.
7. Không đeo khẩu trang khi làm việc nhà – dễ bị nhiễm nấm
Khẩu trang vốn đã là vật dụng thiết yếu hàng ngày giúp bảo vệ chúng ta khỏi khói bụi, vi rút ở ngoài trời, tuy nhiên bạn cần nhớ khi dọn vệ sinh ở nhà cũng phải đeo khẩu trang. Một người phụ nữ không đeo khẩu trang khi về quê thu hoạch ngô, sau đó, bà ho nhiều hơn và phát hiện mình đang bị bệnh "aspergillosis phổi xâm lấn" và phổi bị nhiễm nấm Aspergillus flavus.
Mặc dù trường hợp hiếm gặp này có liên quan đến các yếu tố như hít phải quá nhiều bào tử nấm mốc và không đủ khả năng miễn dịch, tỷ lệ mắc bệnh rất thấp đối với những người có miễn dịch bình thường, nhưng chúng ta vẫn phải chú ý: đeo khẩu trang khi làm việc nhà. Điều này không chỉ ngăn chặn việc hít phải quá nhiều bào tử nấm mốc mà còn ngăn ngừa dị ứng với bụi và bọ ve.
Ngoài ra, mặc dù Aspergillus flavus không độc nhưng nó có thể tạo ra một độc tố gây ung thư rất độc – aflatoxin, rất khó bị loại bỏ dưới nhiệt độ cao. Do đó, hãy hết sức cẩn thận với những thực phẩm có thể bị nhiễm nấm Aspergillus flavus, đặc biệt là đậu phộng bị mốc, ngũ cốc, quả hạch và dầu đậu phộng.
Nghiên cứu mới cho thấy vitamin D có thể làm giảm huyết áp
Sống khỏe - 5 giờ trướcVitamin D là một chất dinh dưỡng phổ biến, được biết đến với vai trò quan trọng đối với sức khỏe xương và quá trình chuyển hóa canxi… Không chỉ vậy, chất dinh dưỡng này còn có tác động đến huyết áp.
Xu hướng bữa ăn ngày Tết và những nguy cơ đối với sức khỏe
Sống khỏe - 7 giờ trướcXu hướng bữa ăn ngày Tết ở Việt Nam trong những năm gần đây đã có nhiều thay đổi, phản ánh sự phát triển kinh tế, lối sống hiện đại, và ý thức về sức khỏe của người dân. Tuy nhiên, bữa ăn ngày Tết vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe.
Cách giải rượu đơn giản mà hiệu quả trong ngày Tết, tuyệt đối không làm 4 điều này vì rất nguy hiểm
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Không cho người say rượu uống nước chanh vì dễ làm tổn thương dạ dày và buồn nôn do bị dư axit. Ngoài ra, không gây nôn, không lạm dụng sản phẩm bổ gan và thuốc giảm đau.
3 loại quả bán đầy chợ, 'đại bổ' với gan: Đi sắm Tết chớ nên bỏ qua
Sống khỏe - 19 giờ trướcĐây là 3 loại quả quen thuộc với người Việt nhưng lại chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho gan.
Người phụ nữ 67 tuổi ở Hòa Bình nhập viện sau 3 ngày ăn cơm cá kho
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị viêm tấy, phù nề hạ họng phải do hóc dị vật nghi ngờ là xương cá.
Điều gì xảy ra khi bạn ăn chuối lúc bụng đói?
Sống khỏe - 23 giờ trướcĂn chuối khi bụng đói sẽ cung cấp năng lượng nhanh chóng và các chất dinh dưỡng như kali và chất xơ. Tuy nhiên, nó có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến, dinh dưỡng mất cân bằng và gây khó chịu cho dạ dày.
3 món ăn sáng tưởng tốt cho sức khỏe lại khiến đường huyết tăng vọt nếu ăn kiểu này
Sống khỏe - 1 ngày trướcĂn sáng đúng cách giúp đẩy mạnh quá trình trao đổi chất, duy trì năng lượng trong cả ngày cũng như hỗ trợ các chức năng của cơ thể được trơn tru. Tuy nhiên, ăn sáng với những thực phẩm này sai cách có thể khiến đường huyết tăng vọt, theo thời gian sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực với sức khỏe.
Người đàn ông 35 tuổi suýt chết vì liên tục nôn ra máu, thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người đàn ông suýt chết vì nôn ra máu thừa nhận vào dịp cuối năm, hầu như ngày nào anh cũng tụ tập ăn uống cùng bạn bè và hầu như ngày anh cũng uống rượu.
Làm gì để tránh nguy cơ đau lưng khi dọn nhà ngày Tết?
Sống khỏe - 1 ngày trướcViệc vệ sinh nhà cửa cuối năm để đón Tết có thể gây nguy cơ đau lưng, nặng hơn là chấn thương cột sống.
Người bệnh cao huyết áp ăn Tết cần biết điều này để bảo vệ sức khỏe
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Trong mâm cỗ ngày Tết, "kẻ thù" đầu tiên của người bệnh cao huyết áp là chất béo đến từ thịt và da các loại gia cầm. Ngoài ra, các món ăn ngọt, bánh chưng, đồ ăn nhiều muối cũng là nguyên nhân nguy hiểm cho người bệnh cao huyết áp.
7 dấu hiệu cảnh báo ung thư phụ khoa, chị em tuyệt đối không bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Ung thư cổ tử cung hoàn toàn có thể kiểm soát với tỷ lệ chữa khỏi cao nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách.