Người phụ nữ 67 tuổi ở Hòa Bình nhập viện sau 3 ngày ăn cơm cá kho
GĐXH - Bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị viêm tấy, phù nề hạ họng phải do hóc dị vật nghi ngờ là xương cá.

Ngày 26/1, các bác sĩ khoa Tai – Mũi – Họng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cho biết đã điều trị thành công một ca hóc xương cá phức tạp, gây viêm nhiễm nặng tại chỗ và toàn thân.
Trước đó, ngày 23/1, nữ bệnh nhân 67 tuổi (ở thành phố Hòa Bình) nhập viện trong tình trạng nuốt đau nhiều, ngày càng tăng, kèm khó khăn khi ăn uống, tăng tiết đờm dãi và thỉnh thoảng xuất hiện cơn thở rít, khó thở.

Hình ảnh dị vật trên phim chụp CLVT 64 dãy có dựng hình 3D. Ảnh: BVCC
Theo lời kể, khoảng hai tuần trước khi nhập viện, trong bữa ăn trưa (có món cá kho), người bệnh đột ngột cảm thấy đau nhiều ở vùng họng. Triệu chứng nuốt đau khiến bà không thể tiếp tục ăn uống. Dù đã tự dùng kháng sinh, tình trạng chỉ giảm nhẹ trong vài ngày đầu, nhưng sau đó cơn đau họng và khó thở tái phát và ngày càng nghiêm trọng.
Tại bệnh viện, các bác sĩ tiến hành thăm khám và chẩn đoán: Viêm tấy, phù nề hạ họng phải do hóc dị vật nghi ngờ là xương cá. Khi nội soi vùng họng, không phát hiện được dị vật.
Nhận định đây là trường hợp hóc dị vật phức tạp, nghi ngờ dị vật mắc sâu trong vùng đáy xoang lê bên phải hoặc dưới miệng thực quản, các bác sĩ chỉ định chụp Cắt lớp vi tính (CLVT) 64 dãy có dựng hình 3D. Kết quả cho thấy hình ảnh dị vật nằm ở xoang lê bên phải, cạnh thành khí quản, ngang mức đốt sống C4. Đây là vị trí cực kỳ nguy hiểm vì dị vật có thể gây viêm nhiễm nặng tại chỗ và toàn thân; tổn thương thành họng, dẫn đến áp xe; tổn thương các mạch máu lớn; chèn ép đường thở, gây ngạt thở và tử vong.
Sau khi điều trị hồi sức, nâng cao thể trạng, sử dụng kháng sinh và thuốc chống viêm, người bệnh được chỉ định gây mê nội khí quản và nội soi gắp dị vật. Kíp phẫu thuật do BSCKII Hồ Quốc An và ThS.BS Lê Công Hải thực hiện đã thành công lấy ra một đoạn xương cá sắc nhọn, dài khoảng 1cm. Quá trình thực hiện an toàn, không xảy ra tai biến hay biến chứng.
Bác sĩ khuyến cáo: Khi bị hóc xương hoặc dị vật, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được xử trí kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Để phòng tránh hóc dị vật, người dân khi ăn thực phẩm có xương, cần chú ý nhai kỹ, tránh cười đùa, nói chuyện trong lúc ăn để giảm nguy cơ hóc dị vật.
Với người già và trẻ nhỏ, nên gỡ xương cẩn thận trước khi ăn. Nếu nấu cháo, cần lọc kỹ để loại bỏ xương nhỏ.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcRospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.