Cách giải rượu đơn giản mà hiệu quả trong ngày Tết, tuyệt đối không làm 4 điều này vì rất nguy hiểm
GĐXH - Không cho người say rượu uống nước chanh vì dễ làm tổn thương dạ dày và buồn nôn do bị dư axit. Ngoài ra, không gây nôn, không lạm dụng sản phẩm bổ gan và thuốc giảm đau.
Say rượu là cách gọi theo dân gian, còn nói đúng hơn say rượu tức là bị ngộ độc rượu. Ngộ độc này nếu chỉ ở mức nhẹ sẽ nhanh chóng tỉnh táo. Tuy nhiên, khi bị ngộ độc rượu ở mức độ nặng, nếu giải độc không đúng cách có thể nguy hiểm tới tính mạng.
Cách giải rượu bia nhanh và hiệu quả
Uống nhiều nước lọc
Một trong những biện pháp giải rượu bia tại nhà dễ dàng nhất chính là uống nhiều nước. Uống nước giúp phục hồi lượng chất lỏng cần thiết và có thể giúp máu và hệ tuần hoàn vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy đến các mô, đồng thời loại bỏ chất thải và các chất độc hại sau khi tiêu thụ rượu quá mức.
Uống các loại nước ép
Uống rượu có thể làm giảm lượng đường trong máu, lúc này não bộ không đủ “nhiên liệu” để hoạt động nên xuất hiện tình trạng mệt mỏi và đau đầu. Bổ sung carbohydrate là một trong những cách để giải rượu hiệu quả. Vì vậy, sau khi uống rượu, bạn có thể uống thêm một ít nước ép hoa quả tươi để hạn chế cảm giác khó chịu.
Các loại trà thảo mộc
Các loại trà thảo mộc như trà gừng giúp cho cơ thể tỉnh táo hơn. Các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy đã giảm bớt. Trà gừng còn giúp chống co thắt, làm dịu dạ dày, giảm đầy hơi khó tiêu và chống buồn nôn, hơn nữa còn bổ sung vitamin B và hạn chế các tác dụng của rượu trên thành niêm mạc ruột. Ngoài ra, các loại thảo mộc khác như hoa cúc, nghệ tây cũng giúp giải rượu hiệu quả.
Nước đậu xanh, đậu đen
Ninh đậu đen cho mềm rồi uống, mỗi lần một chén cũng có tác dụng giải rượu. Đậu xanh cũng được biết đến với tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc nên có thể dùng để nấu cháo, pha với nước uống giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm bớt triệu chứng mệt mỏi khi say rượu hiệu quả.
Nước dừa, nước mía
Nước dừa chứa nhiều chất điện giải và nhiều dưỡng chất khác như natri, kali; vì vậy uống nước dừa giúp bổ sung nước và vượt qua cơn say dễ hơn. Thậm chí, có nghiên cứu chỉ ra rằng nước dừa có tác dụng bù nước hiệu quả như đồ uống thể thao truyền thống.
4 sai lầm cần tuyệt đối tránh khi chăm sóc người say rượu
Cho uống nước chanh
Một trong những sai lầm uống rượu phổ biến nhất mà nhiều người mắc phải là cho người say uống nước chanh hoặc đồ uống chua. Tuy nhiên, nếu trong cơ thể người say vẫn còn nhiều rượu dễ làm tổn thương dạ dày và buồn nôn do bị dư axit.
Gây nôn
Việc gây nôn cho người say nếu không được chú ý dễ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Trường hợp sau khi uống rượu vẫn tỉnh táo, có thể nói chuyện bình thường thì có thể gây nôn. Với người rơi vào trạng thái hôn mê, nếu gây nôn thì cực kỳ nguy hiểm. Làm vậy khiến người say dễ bị sặc, chất nôn nhiều sẽ tràn vào phổi gây viêm phổi.
Lạm dụng sản phẩm bổ gan, giải độc
Không nên cố tìm đến những loại thuốc có tác dụng bổ gan để giải rượu. Thuốc giải rượu chỉ có thể bù đắp phần nào một số vitamin, muối, đường… chứ không thể làm thay đổi hoàn toàn các triệu chứng như hôn mê, ức chế, suy nhược thần kinh do ngộ độc rượu. Khi có các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt,… trong nhiều giờ sau khi uống cần đến bệnh viện kiểm tra ngay.
Sử dụng thuốc giảm đau
Triệu chứng phổ biến nhất khi say rượu là đau đầu. Nhiều người có thói quen bổ sung thêm vitamin B1, B6, axit folic… và các loại thuốc đau đầu khác trong khi đang say. Thế nhưng, paracetamol, aspirin và một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt uống cùng với rượu có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, gây xuất huyết tiêu hóa và tổn thương gan nghiêm trọng.
Các xử lý khi có người say rượu an toàn cho sức khỏe
Theo các chuyên gia y tế, trường hợp người say rượu còn tỉnh táo, cách giải rượu nhanh và đơn giản cho người say rượu ăn uống đầy đủ. Đặc biệt là những thức ăn có chứa nhiều tinh bột, đường. Một số thức ăn dễ tiêu giúp cho người say nhanh chóng giải rượu như cháo loãng, bún, phở
Đối với trường hợp bị say rượu có rối loạn ý thức, người nhà giúp cho bệnh nhân nằm đầu cao và nằm nghiêng sang một bên. Nên cho bệnh nhân nằm nghiêng sang bên phải có tác dụng dẫn lưu đờm dãi ra ngoài, đặc biệt trong trường hợp bệnh nhân nôn.
Lưu ý, gia đình có người say rượu người nhà cần lưu ý vài tiếng phải đánh thức bệnh nhân dậy, nếu bệnh nhân tỉnh và có thể ăn uống được thì cho ăn cháo loãng... tránh hạ đường huyết.
Khi bệnh nhân tỉnh dậy nếu có biểu hiện đau đầu nhiều, chóng mặt và nhìn mờ, sợ ánh sáng, giảm hoặc mất thị lực, ảo thị, cần phải đưa tới bệnh viện khám.
Cách người bệnh tiểu đường ăn Tết thông minh, khoa học để ổn định đường huyết
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Những món ăn cổ truyền ngày Tết nếu người bệnh tiểu đường không biết lựa chọn một cách thông minh, khoa học sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
Cách xử trí cấp cứu hạ đường huyết
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcHạ đường huyết là tình trạng nguy hiểm có thể gặp phải bất kỳ ai, nhất là những người mắc bệnh đái tháo đường. Khi gặp phải tình trạng này cần xử trí ngay để ngăn ngừa các biến chứng.
3 đối tượng cần 'kiềm chế' khi ăn uống ngày Tết
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcTết là khoảng thời gian mà thói quen ăn thường nhật dễ bị đảo lộn do các bữa liên hoan tất niên, tiệc đón chào năm mới hay chén trà cái kẹo khi người ta ngồi lại hàn huyên. Tuy nhiên những đối tượng dưới đây cần đặc biệt lưu ý kẻo đổ bệnh.
Người phụ nữ 67 tuổi ở Hòa Bình nhập viện sau 3 ngày ăn cơm cá kho
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị viêm tấy, phù nề hạ họng phải do hóc dị vật nghi ngờ là xương cá.
Người đàn ông 35 tuổi suýt chết vì liên tục nôn ra máu, thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người đàn ông suýt chết vì nôn ra máu thừa nhận vào dịp cuối năm, hầu như ngày nào anh cũng tụ tập ăn uống cùng bạn bè và hầu như ngày anh cũng uống rượu.
Bệnh nhi người Úc mắc sốt rét ác tính, suy đa cơ quan nguy kịch may mắn được cứu sống
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Trước khi nhập viện 2 tuần, bệnh nhi mắc sốt xuất huyết đã cùng gia đình đi du lịch ở vùng rừng núi thuộc quần đảo Sumatra, Indonesia.
Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp may mắn được cứu sống nhờ nhanh chóng làm việc này
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân 95 tuổi bị nhồi máu cơ tim cấp được cấp cứu thành công nhờ đưa đến viện kịp thời. Bác sĩ cho biết thời gian chính là yếu tố quan trọng nhất giúp cứu sống bệnh nhân.
7 dấu hiệu cảnh báo ung thư phụ khoa, chị em tuyệt đối không bỏ qua
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcGĐXH - Ung thư cổ tử cung hoàn toàn có thể kiểm soát với tỷ lệ chữa khỏi cao nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách.
Người đàn ông 61 tuổi nhập viện gấp vì thủng tạng rỗng, thừa nhận 2 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 5 ngày trướcGĐXH - Người đàn ông bị thủng tạng rỗng cho biết bị tăng huyết áp 10 năm nay nhưng điều trị không thường xuyên và có thói quen uống rượu mỗi ngày.
Người phụ nữ 31 tuổi ở Quảng Ninh phát hiện ung thư cổ tử cung từ dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 5 ngày trướcGĐXH - Ra khí hư bất thường, người phụ nữ ở Quảng Ninh đi khám bất ngờ phát hiện ung thư cổ tử cung.
Người đàn ông 62 tuổi ở Hà Nội phát hiện ung thư thực quản thừa nhận 3 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Người đàn ông bị ung thư thực quản cho biết đã hút thuốc lá 20 năm, uống bia rượu thường xuyên và chưa nội soi dạ dày đại tràng bao giờ.