Người bệnh cao huyết áp ăn Tết cần biết điều này để bảo vệ sức khỏe
GĐXH - Trong mâm cỗ ngày Tết, "kẻ thù" đầu tiên của người bệnh cao huyết áp là chất béo đến từ thịt và da các loại gia cầm. Ngoài ra, các món ăn ngọt, bánh chưng, đồ ăn nhiều muối cũng là nguyên nhân nguy hiểm cho người bệnh cao huyết áp.
Tết là thời gian mà các gia đình thường xuyên quây quần, tụ họp ăn uống cùng nhau với thực đơn gồm những món chứa nhiều chất béo, nhiều muối, nhiều đường như: Bánh chưng, bánh tét, dưa hành, thịt đông, canh măng, giò thủ…. và các thức uống chứa chất kích thích: bia, rượu, nước ngọt….
Với người bình thường, việc ăn uống ngày Tết khiến họ tăng cân có thể chưa ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Nhưng với người bệnh cao huyết áp, những món ăn, thức uống đó nếu không được định lượng phù hợp sẽ ảnh hưởng lớn đến việc kiểm soát huyết áp và làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Ảnh minh họa
Người bệnh cao huyết áp ăn Tết cần chú ý những điều sau đây:
Duy trì ăn uống lành mạnh
Người cao huyết áp nên hạn chế ăn những món giàu chất béo bão hòa và cholesterol, chế biến với nhiều muối. Tổng lượng muối khuyến nghị với người bị cao huyết áp là dưới 1.500 mg mỗi ngày (khoảng 3/4 thìa cà phê muối).
Những món đặc trứng ngày Tết như bánh chưng, bánh tét, giò chả, mứt, dưa hành, bánh kẹo ngọt... có thể khiến huyết áp tăng cao. Vì vậy, nên ưu tiên rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, các loại cá béo, trái cây, sữa ít béo. Bổ sung thêm kali từ chuối, bơ, dưa hấu, khoai lang, bí đỏ giúp giảm tác động của natri lên huyết áp và hạ chỉ số huyết áp.
Hạn chế rượu bia
Uống nhiều rượu bia khiến huyết áp tăng cao hơn. Người cao huyết áp không nên uống rượu bia, nếu uống chỉ nên dùng lượng vừa phải, tương đương 360 ml bia hoặc 150 ml rượu vang, 30 ml rượu mạnh.
Nên uống nước lọc, trà xanh, nước ép ít đường, sữa ít béo. Người có nguy cơ tăng huyết áp hạn chế sử dụng cà phê, các loại nước ngọt có ga...
Kiểm soát căng thẳng
Khi căng thẳng, cơ thể tiết ra các hormone khiến huyết áp tăng lên. Giữ tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái cũng có tác dụng phòng tránh tăng huyết áp. Những khi stress, bạn nên ngồi nghỉ ngơi, hít thở sâu để ổn định lại.

Ảnh minh họa
Theo dõi huyết áp
Người có các yếu tố nguy cơ tăng huyết áp hoặc tiền sử mắc bệnh nên có thiết bị đo huyết áp tại nhà để tiện theo dõi sức khỏe.
Uống thuốc điều độ
Người bệnh huyết áp nên tuân theo liệu trình điều trị được chỉ định của bác sĩ, không tự ý bỏ thuốc khi huyết áp ổn định, đặc biệt là khi bác sĩ chưa chỉ định dừng. Tự ý dừng thuốc có thể làm tăng nguy cơ bị tai biến.
Tăng cường hoạt động thể chất
Duy trì hoạt động thể dục tốt cho sức khỏe, giúp kết nối mọi người trong những ngày đầu năm mới. Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến nghị nên tập thể dục vừa phải ít nhất 150 phút mỗi tuần hoặc 30 phút mỗi ngày.
Người mắc tăng huyết áp nên tập môn thể thao phù hợp trong đó ưu tiên là đi bộ nhẹ nhàng, chạy chậm, đạp xe, bơi lội, khiêu vũ, tập thiền, yoga... Vận động cơ thể thường xuyên, đều đặn sẽ giúp khí huyết lưu thông, huyết áp ổn định.

Hiếm gặp: Phát hiện ký sinh trùng dài gần 10cm trong mắt của bệnh nhân nữ
Y tế - 9 phút trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nếu bệnh nhân không được phát hiện và xử trí kịp thời, ký sinh trùng có thể gây viêm nhiễm kéo dài, tổn thương giác mạc, suy giảm thị lực, thậm chí dẫn đến mù lòa.

Mỡ lợn chữa bệnh gì, các bài thuốc từ mỡ lợn
Sống khỏe - 3 giờ trướcMỡ lợn từ xa xưa được con người xem là một thực phẩm rất phổ biến trong cách chế biến món ăn của đại đa số dân tộc trên thế giới, nhưng đây cũng là một vị thuốc quý được dùng chữa một số bệnh trong Đông y.

Thời điểm ăn giúp ổn định đường huyết, tốt cho người bệnh tiểu đường
Sống khỏe - 3 giờ trướcGĐXH - Ăn đúng thời điểm có thể mang lại lợi ích đáng kể cho người bệnh tiểu đường trong việc ngăn ngừa tình trạng tăng đường huyết sau bữa ăn.

Dấu hiệu đột quỵ sớm: Cảnh báo từ cơn thiếu máu não thoáng qua
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Một số người có thể trải qua cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), nếu được xử lý kịp thời có thể giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ - nguy cơ tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong.

6 loại thực phẩm nên thận trọng khi dùng chung với dứa
Sống khỏe - 8 giờ trướcDứa là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thơm ngon được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đôi khi việc tiêu thụ dứa với một số loại thực phẩm lại không có lợi cho sức khỏe.

Lòng lợn có thể gây nguy hiểm nếu chế biến và ăn theo cách này
Sống khỏe - 19 giờ trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, nếu vô tình ăn phải nội tạng của lợn bệnh, nhất là lòng chưa được nấu chín, nguy cơ nhiễm liên cầu lợn, ký sinh trùng hoàn toàn có thể xảy ra, gây hại cho người dùng.

Dấu hiệu đường huyết tăng cao vào ban đêm, người bệnh tiểu đường có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường nên nắm rõ dấu hiệu tăng đường huyết vào ban đêm để có biện pháp kịp thời phòng tránh biến chứng.

Trầm cảm ở tuổi vị thành niên: 'Ngòi nổ' âm thầm hủy hoại tâm hồn trẻ
Sống khỏe - 21 giờ trướcGĐXH - Trầm cảm ở tuổi vị thành niên luôn để lại những hệ lụy đau lòng. Câu chuyện từ 2 ca lâm sàng tại bệnh viện được các chuyên gia phân tích, cảnh báo thực sự đáng suy ngẫm.

Đi khám zona thần kinh, người phụ nữ ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện khối u tim khổng lồ
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Bị zona thần kinh vùng thành ngực và đau nhiều ở khu vực bị zona, người bệnh đi khám thì phát hiện khối u nhầy khổng lồ, nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Men gan thấp nguy hiểm không? Người có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Bác sĩ cho biết men gan cao hay men gan thấp đều có thể cảnh báo bệnh gan tiến triển nặng và chức năng gan suy giảm.

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh tiêu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên... Đây là những điều cần thiết, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.