Hà Nội
23°C / 22-25°C

3 món ăn sáng tưởng tốt cho sức khỏe lại khiến đường huyết tăng vọt nếu ăn kiểu này

Chủ nhật, 11:05 26/01/2025 | Sống khỏe

Ăn sáng đúng cách giúp đẩy mạnh quá trình trao đổi chất, duy trì năng lượng trong cả ngày cũng như hỗ trợ các chức năng của cơ thể được trơn tru. Tuy nhiên, ăn sáng với những thực phẩm này sai cách có thể khiến đường huyết tăng vọt, theo thời gian sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực với sức khỏe.

Ăn quá nhiều, ăn các món có chỉ số đường huyết thực phẩm (GI) cao - nhất là khi đang mắc các bệnh liên quan tới đường huyết cao như tiểu đường có thể dẫn tới nhiều nguy hại cho sức khỏe.

1. Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt từ lâu đã được biết đến là một lựa chọn nên được ưu tiên cho chế độ ăn uống khoa học và bổ dưỡng. Điều này là nhờ ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ cùng vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác. Ăn ngũ cốc nguyên hạt giúp kiểm soát mức cholesterol, cân nặng và huyết áp. Những thực phẩm này cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim và các tình trạng khác do stress oxy hóa gây ra.

3 món ăn sáng tưởng tốt cho sức khỏe lại khiến đường huyết tăng vọt nếu ăn kiểu này - Ảnh 1.

Ảnh: Nut Brown Rose

Tuy nhiên, ăn quá nhiều ngũ cốc nguyên hạt lại gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe. Do giàu chất xơ mà ăn quá nhiều ngũ cốc nguyên hạt dễ gây khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng.

Hơn nữa, một số loại ngũ cốc nguyên hạt đã qua chế biến bằng cách thêm đường hay muối, bơ... khi ăn quá nhiều dễ gây ra tình trạng lượng đường trong máu tăng đột biến, có thể làm tăng cảm giác đói, dẫn đến ăn quá nhiều và tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tình trạng kháng insulin, như tiểu đường và bệnh tim.

Tương tự, gạo lứt vốn là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe được đánh giá cao trong những năm gần đây, đã trở thành “ngôi sao” trong khẩu phần ăn hàng ngày, đặc biệt là của nhiều người cao tuổi.

Mặc dù gạo lứt giữ được nhiều chất dinh dưỡng hơn nhưng khi ăn với lượng lớn thì hàm lượng tinh bột bên trong gạo lứt không được tiêu hóa hoàn toàn sau khi vào ruột vẫn sẽ chuyển hóa thành glucose khiến lượng đường trong máu tăng cao. Đặc biệt đối với người lớn tuổi có độ nhạy insulin kém thì tác dụng hạ đường huyết của gạo lứt sẽ rõ rệt hơn.

2. Khoai lang

Là "biểu tượng" của thực phẩm giàu chất xơ và chất chống oxy hóa, khoai lang thường xuất hiện trong nhiều chế độ ăn như chế độ ăn giảm cân. Nhưng với người cao tuổi, khoai lang không phải là món ăn nên ưu tiên vào bữa sáng hoặc ăn khi đói, nhất là với người có bệnh tiểu đường hoặc có lượng đường huyết dao động lớn.

Bởi tác dụng lên đường huyết của khoai lang có thể "mạnh" hơn bạn nghĩ. Nhất là với các loại khoai ngọt với lượng đường cao như khoai lang mật.

3 món ăn sáng tưởng tốt cho sức khỏe lại khiến đường huyết tăng vọt nếu ăn kiểu này - Ảnh 2.

Ảnh: Food.com

Nói cách khác, mặc dù khoai lang rất giàu chất dinh dưỡng như chất xơ và beta-carotene nhưng hàm lượng đường trong khoai lang không thấp. Đặc biệt, khoai lang chứa nhiều carbohydrate phức hợp, dễ dàng chuyển hóa thành glucose sau khi vào cơ thể, khiến lượng đường trong máu tăng cao và tăng nhanh nếu ăn quá nhiều.

Với người nhạy cảm hơn, ăn khoai lang vào bữa sáng khi bụng đói đôi khi khiến insulin không kịp phản ứng, lượng đường huyết tăng mạnh như "đi tàu siêu tốc" tương tự như khi ăn các loại bánh mì trắng ngọt.

Người bị tiểu đường nên ăn khoai lang không? Có, nhưng chỉ nên ăn 1⁄2 củ khoai lang có kích cỡ trung bình mỗi ngày (tương đương với bổ sung khoảng 15g tinh bột) và nên kết hợp đầy đủ cùng các nhóm chất dinh dưỡng khác như chất đạm, vitamin chất béo lành mạnh khi ăn. Ưu tiên ăn khoai lang luộc, hấp với các giống khoai ít ngọt; tránh ăn khoai chiên, khoai rán khiến chỉ số GI tăng lên.

3. Ngô

Mặc dù ngô luộc có chỉ số GI thực phẩm thấp (52) nhưng ăn quá nhiều ngô, nhất là các loại ngô ngọt, ngô nướng thêm bơ đường hay muối,... có thể làm tăng lượng đường trong máu ở một mức độ nất định. Hơn nữa, ngô vẫn là một món ăn giàu tinh bột. Đặc biệt đối với một số người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường hoặc lượng đường trong máu dao động thì việc ăn ngô phải đặc biệt thận trọng.

3 món ăn sáng tưởng tốt cho sức khỏe lại khiến đường huyết tăng vọt nếu ăn kiểu này - Ảnh 3.

Ảnh: The Pioneer Woman

Một bắp ngô chứa khoảng 15 gam carbohydrate. Điều quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường là phải lưu ý đến lượng carbohydrate mà cơ thể họ cần và tính đến lượng carbohydrate trong ngô khi lập kế hoạch cho các bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ.


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
6 đồ uống tốt nhất khi cần tăng năng lượng trong dịp Tết

6 đồ uống tốt nhất khi cần tăng năng lượng trong dịp Tết

Sống khỏe - 4 giờ trước

Trong dịp Tết, do nhiều yếu tố tác động đến cơ thể và lối sống nên rất cần tăng năng lượng. Dưới đây là 6 đồ uống tốt nhất tăng năng lượng khi cơ thể mệt mỏi.

Nghiên cứu mới cho thấy vitamin D có thể làm giảm huyết áp

Nghiên cứu mới cho thấy vitamin D có thể làm giảm huyết áp

Sống khỏe - 10 giờ trước

Vitamin D là một chất dinh dưỡng phổ biến, được biết đến với vai trò quan trọng đối với sức khỏe xương và quá trình chuyển hóa canxi… Không chỉ vậy, chất dinh dưỡng này còn có tác động đến huyết áp.

Xu hướng bữa ăn ngày Tết và những nguy cơ đối với sức khỏe

Xu hướng bữa ăn ngày Tết và những nguy cơ đối với sức khỏe

Sống khỏe - 12 giờ trước

Xu hướng bữa ăn ngày Tết ở Việt Nam trong những năm gần đây đã có nhiều thay đổi, phản ánh sự phát triển kinh tế, lối sống hiện đại, và ý thức về sức khỏe của người dân. Tuy nhiên, bữa ăn ngày Tết vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe.

Cách giải rượu đơn giản mà hiệu quả trong ngày Tết, tuyệt đối không làm 4 điều này vì rất nguy hiểm

Cách giải rượu đơn giản mà hiệu quả trong ngày Tết, tuyệt đối không làm 4 điều này vì rất nguy hiểm

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Không cho người say rượu uống nước chanh vì dễ làm tổn thương dạ dày và buồn nôn do bị dư axit. Ngoài ra, không gây nôn, không lạm dụng sản phẩm bổ gan và thuốc giảm đau.

3 loại quả bán đầy chợ, 'đại bổ' với gan: Đi sắm Tết chớ nên bỏ qua

3 loại quả bán đầy chợ, 'đại bổ' với gan: Đi sắm Tết chớ nên bỏ qua

Sống khỏe - 1 ngày trước

Đây là 3 loại quả quen thuộc với người Việt nhưng lại chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho gan.

Người phụ nữ 67 tuổi ở Hòa Bình nhập viện sau 3 ngày ăn cơm cá kho

Người phụ nữ 67 tuổi ở Hòa Bình nhập viện sau 3 ngày ăn cơm cá kho

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị viêm tấy, phù nề hạ họng phải do hóc dị vật nghi ngờ là xương cá.

Điều gì xảy ra khi bạn ăn chuối lúc bụng đói?

Điều gì xảy ra khi bạn ăn chuối lúc bụng đói?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Ăn chuối khi bụng đói sẽ cung cấp năng lượng nhanh chóng và các chất dinh dưỡng như kali và chất xơ. Tuy nhiên, nó có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến, dinh dưỡng mất cân bằng và gây khó chịu cho dạ dày.

Người đàn ông 35 tuổi suýt chết vì liên tục nôn ra máu, thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông 35 tuổi suýt chết vì liên tục nôn ra máu, thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người đàn ông suýt chết vì nôn ra máu thừa nhận vào dịp cuối năm, hầu như ngày nào anh cũng tụ tập ăn uống cùng bạn bè và hầu như ngày anh cũng uống rượu.

Làm gì để tránh nguy cơ đau lưng khi dọn nhà ngày Tết?

Làm gì để tránh nguy cơ đau lưng khi dọn nhà ngày Tết?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Việc vệ sinh nhà cửa cuối năm để đón Tết có thể gây nguy cơ đau lưng, nặng hơn là chấn thương cột sống.

Người bệnh cao huyết áp ăn Tết cần biết điều này để bảo vệ sức khỏe

Người bệnh cao huyết áp ăn Tết cần biết điều này để bảo vệ sức khỏe

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Trong mâm cỗ ngày Tết, "kẻ thù" đầu tiên của người bệnh cao huyết áp là chất béo đến từ thịt và da các loại gia cầm. Ngoài ra, các món ăn ngọt, bánh chưng, đồ ăn nhiều muối cũng là nguyên nhân nguy hiểm cho người bệnh cao huyết áp.

Top