Ám ảnh khi trâu nhà hóa trâu rừng
Những đàn trâu nhà thả rông trong rừng đã biến thành loài thú hoang hung hãn, chiếm rẫy, tấn công người. Cư dân xã Xuân Thọ (TP Ðà Lạt) làm vườn ở khu vực sông Con luôn canh cánh nỗi lo bị trâu húc.
Rẫy cà phê thành bãi trâu đằm

Trâu bán hoang dã Lạc Dương
Hơn 30 hộ dân xã Xuân Thọ trồng cà phê, rau màu tại khu vực sông Con (xã Xuân Thọ) hàng chục năm nay với diện tích canh tác hơn 30 ha. Thời gian gần đây, đàn trâu bán hoang dã từ các cánh rừng lân cận tràn xuống phá rẫy. Khi bị rượt đuổi, chúng chạy trốn vào rừng, nhưng càng ngày chúng càng quấy phá nhiều hơn rồi ở luôn trong rẫy. Trâu mặc sức quật gãy các buồng chuối, chúng dùng sừng móc vào thân khiến cây không thể phục hồi. Chúng cà lưng vào những cây cà phê để “gãi” cho đỡ ngứa khiến cây bị gãy hàng loạt; giẫm đạp lên bộ rễ làm cây xiêu vẹo, bật gốc; đằm mình tạo thành những vũng bùn giữa vườn cà phê làm cây bị lộ rễ, úng nước chết dần.
“Bên phía rẫy của chúng tôi xuất hiện bầy trâu bán hoang dã mười mấy con, còn ở hướng khác có bầy “khủng” từ 50-70 con. Nguyên do, các hộ dân ở xã Đạ Sar (huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) thường thả những đàn trâu của mình vào rừng để chúng tự sinh tự dưỡng. Lâu ngày, chúng trở thành loài bán hoang dã hung dữ, sẵn sàng húc người”, anh Huỳnh Đại (trú xã Xuân Thọ) cho biết.
Anh kể thời gian đầu khi mới xuất hiện, trâu chỉ phá vườn chứ không đụng đến người nên anh không đề phòng. Cách đây mấy tháng, khi đang phun nước tưới cà phê, bất ngờ một con trâu lớn xông tới húc vào chân khiến anh bị văng vào gốc cây, ngất xỉu, phải điều trị ở bệnh viện hơn 2 tuần. “May lúc đó có người nhìn thấy, kịp thời băng bó rồi đưa đi cấp cứu, nếu không chắc tôi mất mạng rồi!”, anh nói.
Sở hữu vườn cà phê gần 20 năm tuổi ở sông Con, ông Ba (thôn Túy Sơn, Xuân Thọ) cho biết rẫy ngô bị đàn trâu ăn sạch, còn rau bị giẫm nát bét. Trước kia thấy bóng dáng trâu, chúng tôi xúm lại đuổi đi, còn bây giờ chúng chiếm rẫy cà phê, ai đến gần là chúng xông vào húc ngay. “Tôi và nhiều người khác làm vườn ở đây đã bị trâu rượt đuổi nhiều lần. Có người phải nhảy xuống mương hoặc xuống sông để thoát thân”, ông Ba tố khổ.
“Từ khi tôi bị trâu húc, vì quá lo sợ, một số người bỏ rẫy cà phê luôn. Những hộ khác đến mùa bón phân, thu hoạch thì rủ nhau đi thành đoàn đông người. Vừa đi vừa “gióng trống khua chiêng” để xem động tĩnh, rủi đâu trâu còn nấp trong vườn lao ra húc thì khổ. Sau khi quan sát kỹ lưỡng, tin chắc đã vắng bóng trâu mới dám vào. Cây nào còn cho thu hoạch sẽ tiếp tục chăm sóc, những cây bị trâu phá gãy đổ thì bỏ luôn bởi trồng mới cũng bị giẫm đạp chết hết”, anh Đại nói.
Hiểm họa nuôi trâu thả rông
Các hộ dân cho biết rẫy cà phê nằm trên đất Xuân Thọ nhưng những cánh rừng gần đó lại thuộc địa bàn xã Đạ Sar. “Khi bầy trâu tràn xuống phá rẫy, chúng tôi làm đơn gửi UBND xã Xuân Thọ chứng thực, sau đó mang lên xã Đạ Sar đề nghị chỉ đạo gia chủ lùa đàn trâu về. Thế nhưng, nhiều tháng trôi qua đâu vẫn hoàn đó”, anh Đại bức xúc nói.
Ông Ngô Văn Dũng, Chủ tịch UBND xã Xuân Thọ cho biết, xã đã báo vụ việc với UBND TP Đà Lạt, đề nghị có ý kiến với huyện Lạc Dương tìm phương án xử lý đàn trâu, giúp bà con yên tâm sản xuất. Phòng ban chức năng huyện Lạc Dương cùng với Phòng kinh tế TP Đà Lạt, UBND xã Xuân Thọ có buổi làm việc, sau đó vào khảo sát thực địa. Phía huyện Lạc Dương nói sẽ vận động các chủ trâu có biện quản lý đàn, thế nhưng tình hình không có gì thay đổi.
“Chúng tôi tìm gặp một số chủ đàn trâu ở Lạc Dương nhưng họ nói trâu đi hoang khó quản lắm! Khoảng 2 tháng sau khi tôi bị trâu húc, một số người đặt bẫy bắt được con trâu, lên báo với UBND xã Đạ Sar nhưng chờ mãi chẳng thấy ai đến nhận trâu”, anh Đại cho biết.
Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Hoàng Xuân Hải, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Lạc Dương nói: “Chúng tôi đã chỉ đạo kiểm tra rà soát lại đàn trâu trong dân. Không ai nhận trâu của mình phá rẫy ở Xuân Thọ và đến nay cũng chưa ai chứng minh được đó là trâu của Đạ Sar”. Cũng theo ông Hải khu vực sông Con giáp ranh với xã Đạ Sar và một vùng khác của tỉnh Ninh Thuận, nơi bà con dân tộc thiểu số cũng nuôi trâu thả rông. Không rõ trâu từ Ninh Thuận có tràn lên không?

Ðàn trâu bán hoang dã phải thay đổi tập quán
Anh K’Truik (trú tại huyện Lạc Dương) cho hay: “Người K’Ho chúng tôi có tập quán thả trâu vào rừng để chúng tự sinh tự dưỡng. Tăng hay giảm đàn có khi chủ cũng không biết. Vài tháng mới vào rừng kiểm tra xem đàn trâu đang ở đâu, rải muối cho trâu ăn và cùng “trò chuyện” để chúng không quên hơi chủ. Lúc nào cần tiền, chủ trâu vào rừng lùa đàn trâu về, bắt để bán. Trâu càng thả lâu trong rừng càng hung dữ, nhiều khi phải bẫy mới bắt được”.
“Trâu thường không húc chủ nhưng với người lạ chúng sẵn sàng lao vào tấn công, nhất là những con trâu cái vừa đẻ con. Một lần, mình tiến tới bụi dâu rừng để hái quả không nhìn thấy con trâu cái núp sau bụi để đẻ con. Nó lao ra, rượt đuổi khiến mình chạy trối chết. Đến khi mình phóng qua cái mương lớn, trâu mới dừng lại. Nếu không có cái mương cứu mạng đó nó húc mình chết rồi!”, K’Truik kể.
Theo ông Hải, tổng đàn trâu của huyện Lạc Dương khoảng 1.900 con, trong đó xã Đạ Sar hơn 600 con, còn lại là ở thị trấn Lạc Dương, xã Lát và xã Đa Nhim. Hầu hết trâu đều nuôi thả rông. Nguy cơ lớn nhất của tập quán nuôi thả rông là trâu dễ mắc bệnh tụ huyết trùng, chết hàng loạt. Trước đây có năm, dịch tụ huyết trùng khiến trâu chết la liệt, giảm đến 1/3 tổng đàn của huyện. Kế đến là nạn trâu phá vườn, húc người.
Lãnh đạo huyện Lạc Dương cho biết đang chỉ đạo ngành nông nghiệp xây dựng quy trình quản lý đàn trâu; vận động người dân chăn nuôi theo kiểu bán thâm canh: Ban ngày thả trâu vào rừng, ban đêm lùa về chuồng ở rìa làng. Có như vậy mới quản lý được đàn trâu, không để xâm nhập, phá hoại vườn của người khác; mặt khác, thuận lợi cho việc tiêm vaccin phòng bệnh, kiểm soát số lượng và nâng cao chất lượng thịt.
Theo Tiền phong

Thông tin chi tiết lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội
Thời sự - 6 phút trướcGĐXH - Hà Nội vừa công bố kế hoạch tổ chức lễ diễu binh, diễu hành mừng 80 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2025).

Từ 1/7/2025, làm sổ đỏ diễn ra nhanh gọn, tiết kiệm thời gian khi thực hiện các bước này
Đời sống - 58 phút trướcGĐXH - Dưới đây là các thông tin liên quan đến thủ tục cấp đổi sổ đỏ theo quy định mới từ 1/7/2025, bạn đọc có thể tham khảo.

Xác định nguyên nhân khiến hai thiếu niên bị chủ quán game đánh dã man vào lúc 2h30 sáng ở TP.HCM
Pháp luật - 1 giờ trướcLiên quan đến đoạn clip ghi lại cảnh hai thiếu niên bị một người đàn ông hành hung tại một tiệm Internet ở TP.HCM lan truyền trên mạng xã hội những ngày qua, chính quyền địa phương đã có báo cáo chính thức làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Miền Bắc sắp đón đợt mưa lớn sau ít ngày nắng nóng
Thời sự - 2 giờ trướcGĐXH - Từ đêm 9/7, miền Bắc có thể đón mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to đến rất to.

8 trường hợp cần đổi sổ đỏ từ 1/7/2025
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Nghị định 151/2025/NĐ-CP quy định rõ nhiều trường hợp cần đổi sổ đỏ từ ngày 1/7/2025. Những trường hợp nào thuộc diện phải đi đổi sổ đỏ?

Tin sáng 6/7: Sổ BHXH sắp thay đổi thế nào; Dự báo tình hình nắng nóng ở miền Bắc
Thời sự - 3 giờ trướcGĐXH - Sổ BHXH bản điện tử sẽ được cấp chậm nhất từ ngày 1/1/2026, có giá trị pháp lý như bản giấy; Cơ quan khí tượng cảnh báo mưa sau những giờ nắng mạnh tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan ở Bắc Bộ...

Choáng với tỷ lệ 1 ‘chọi’ hơn 80 vào một trường công an
Giáo dục - 3 giờ trướcNăm nay, Học viện Chính trị Công an Nhân dân tuyển 100 chỉ tiêu nhưng có tới 8.000 thí sinh đăng ký thi đánh giá của Bộ Công an xét tuyển vào Học viện.

Phẫn nộ hình ảnh bé trai bị bố xích chân kéo lê trên đường phố Hải Phòng
Đời sống - 14 giờ trướcHình ảnh một bé trai bị xích chân, kéo lê bằng xe máy trên đường, tay chân bầm tím, chảy máu khiến dư luận phẫn nộ.

Từ tháng 7/2025, người dân coi chừng bị loại khỏi khấu trừ thuế chỉ vì thanh toán sai cách
Đời sống - 15 giờ trướcNghị định 181/2025/NĐ-CP sẽ ảnh hưởng đến việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng từ 1/7/2025. Hóa đơn từ 5 triệu đồng yêu cầu thanh toán không dùng tiền mặt. Doanh nghiệp hãy cập nhật quy định này để tránh bị loại chi phí. Đảm bảo bạn không gặp rắc rối trong quyết toán thuế!

Cận cảnh sân vận động quy mô 'khủng' ở Thái Nguyên sắp hoàn thiện
Thời sự - 15 giờ trướcGĐXH - Sau 3 năm thi công, dự án sân vận động Thái Nguyên có tổng mức đầu tư hơn 535 tỷ đồng, với diện tích lên tới trên 15ha, sức chứa 22.000 chỗ ngồi đã hiện hình hài và được trồng cỏ nhìn đẹp mắt.

4 điểm mới về làm sổ đỏ từ ngày 1/7/2025, người dân cần nắm rõ
Đời sốngGĐXH - Từ ngày 1/7/2025, nhiều quy định mới liên quan đến việc cấp sổ đỏ chính thức có hiệu lực. Dưới đây là các thông tin cụ thể người dân có thể tham khảo.