Hà Nội
23°C / 22-25°C

An Giang: Đẩy mạnh tiếp thị xã hội và xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai

Thứ tư, 15:16 16/11/2022 | Dân số và phát triển

GiadinhNet – Thời gian tới, tỉnh An Giang sẽ mở rộng, đẩy mạnh công tác xã hội hóa nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng cho mọi người dân, đạt chỉ tiêu đề ra; tiếp tục xây dựng mạng lưới phân phối theo cơ chế xã hội hóa…

Theo ông Văn Kim An, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh An Giang, Đề án tiếp thị xã hội và xã hội hóa cung cấp các phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ)/sức khỏe sinh sản (SKSS) tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2021 được triển khai toàn tỉnh. 

Thời gian qua, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh An Giang đã triển khai nhiều hoạt động cụ thể như: Hướng dẫn huyện, thị xã, thành phố thực hiện; thành lập Ban Quản lý Đề án xã hội hóa phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ/SKSS. 

Xây dựng kế hoạch phương tiện tránh thai, đảm bảo an ninh phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ/SKSS theo phân khúc thị trường. Thí điểm mô hình mua sắm và đảm bảo hậu cần phương tiện tránh thai có chất lượng theo kế hoạch được duyệt.

An Giang: Đẩy mạnh tiếp thị xã hội và xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai - Ảnh 1.

Tư vấn, truyền thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người dân tại An Giang

Bên cạnh đó, tổ chức đánh giá khả năng tiếp cận, sự chấp nhận sản phẩm phương tiện tránh thai của người dân. Tổ chức truyền thông, tư vấn trực tiếp tại cộng đồng, cung cấp thông tin, kiến thức; truyền thông sự kiện về tiếp thị xã hội và xã hội hóa phương tiện tránh thai đến các nhóm đối tượng.

Truyền thông về một số chủng loại phương tiện tránh thai mới tại địa phương. Triển khai văn bản về công bố quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ/SKSS.

Đồng thời, triển khai mô hình xã hội hóa cung cấp các phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ/SKSS tại cơ sở y tế công lập. Thu thập thông tin về nhu cầu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tư vấn, kỹ thuật dịch vụ KHHGĐ/SKSS tại cơ sở y tế ngoài công lập. Phối hợp tổ chức 6 lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý và phân phối sản phẩm cho cán bộ tuyến tỉnh, huyện, xã…

Ngoài ra, hàng năm Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh An Giang còn tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý, phân phối sản phẩm, kỹ năng tư vấn cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS cho cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dân số mới tuyến cơ sở.

Sau 5 năm, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh An Giang đã tiếp nhận, phân phối cho huyện, thị xã, thành phố các phương tiện tránh thai, hàng hóa SKSS/KHHGĐ do Tổng cục Dân số - KHHGĐ cung cấp, gồm: 116.660 sản phẩm xã hội hóa, trị giá gần 650 triệu đồng (thuốc tránh thai, bao cao su, viên sắt, dung dịch vệ sinh); 415.461 sản phẩm tiếp thị xã hội (thuốc tránh thai, bao cao su, vòng tránh thai) trị giá hơn 1 tỷ đồng.

Đề án đã đáp ứng một phần nhu cầu phương tiện tránh thai của người dân theo phương thức xã hội, tạo sự chuyển đổi nhận thức từ bao cấp đến xu hướng xã hội hóa về công tác dân số - KHHGĐ.

Bên cạnh những kết quả nhất định đã đạt được, ông Văn Kim An cho biết, Đề án vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Chẳng hạn, việc lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện ở một số địa phương chưa thường xuyên. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân gặp khó khăn, đặc biệt là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; chưa xây dựng tốt mạng lưới phân phối theo cơ chế xã hội hóa...

Để tiếp tục thực hiện Đề án đến năm 2030, theo lãnh đạo ngành Dân số An Giang, thời gian tới, cần tăng cường theo dõi tiến độ thực hiện chỉ tiêu các phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ/SKSS tiếp thị xã hội và xã hội hóa của trung tâm y tế cấp huyện; chủ động điều chuyển các phương tiện tránh thai tiếp thị xã hội và sản phẩm xã hội hóa cho trung tâm y tế có điều kiện thực hiện tốt chỉ tiêu.

Tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát việc tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển, phân phối phương tiện tránh thai, các sản phẩm tiếp thị xã hội và xã hội hóa tại tuyến huyện, xã. Trung tâm Y tế huyện hàng năm xây dựng kế hoạch thực hiện chỉ tiêu tiếp thị xã hội và xã hội hóa các phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ/SKSS; mở rộng, đẩy mạnh công tác này đáp ứng nhu cầu sử dụng cho mọi người dân, đạt chỉ tiêu đề ra; xây dựng mạng lưới phân phối theo cơ chế xã hội hóa.


Hạnh Châu
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Những dấu hiệu nào cần nghĩ đến nguy cơ mắc bệnh lậu?

Những dấu hiệu nào cần nghĩ đến nguy cơ mắc bệnh lậu?

Dân số và phát triển - 23 giờ trước

Bệnh lậu là một nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục phổ biến do vi khuẩn lậu cầu Neisseria gây ra. Bệnh có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe lâu dài và gây vô sinh.

Nữ sinh lớp 12 mắc bệnh phụ khoa vì quan hệ không an toàn

Nữ sinh lớp 12 mắc bệnh phụ khoa vì quan hệ không an toàn

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Mới học lớp 12 nhưng nữ sinh này đã bắt đầu yêu từ 4 năm trước và các lần quan hệ với bạn trai đều không sử dụng bao cao su.

Phụ nữ mang thai đừng tiếc vài phút đọc bài để con phát triển tốt

Phụ nữ mang thai đừng tiếc vài phút đọc bài để con phát triển tốt

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Cơ thể chúng ta cần canxi để duy trì xương chắc khỏe và thực hiện nhiều chức năng quan trọng khác. Đặc biệt, phụ nữ mang thai càng cần canxi, vì nếu thiếu loại khoáng chất này sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ với sức khỏe bà mẹ và sự phát triển của em bé.

6 cách kiểm soát cơn đau vú tiền kinh nguyệt

6 cách kiểm soát cơn đau vú tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Đau vú theo chu kỳ liên quan đến kinh nguyệt của phụ nữ có thể rất nghiêm trọng và đáng lo ngại. Sử dụng thuốc có thể giúp giảm triệu chứng nhưng cũng có một số cách tự nhiên để giảm đau...

Khả năng di chuyển của tinh trùng ảnh hưởng đến khả năng thụ thai như thế nào?

Khả năng di chuyển của tinh trùng ảnh hưởng đến khả năng thụ thai như thế nào?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Khả năng vận động của tinh trùng rất quan trọng đối với khả năng sinh sản vì tinh trùng cần di chuyển qua đường sinh sản của người phụ nữ để tiếp cận và thụ tinh với trứng của. Khả năng vận động của tinh trùng kém có thể là nguyên nhân gây vô sinh nam.

Ăn cua, cá và hải sản có an toàn khi mang thai?

Ăn cua, cá và hải sản có an toàn khi mang thai?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Hải sản là nguồn cung cấp protein, vitamin A và D và các axit béo omega-3 thiết yếu, rất tốt cho tim, giúp cho sự phát triển trí não, mắt của thai nhi và giúp người mẹ ngừa nguy cơ trầm cảm khi mang thai và sau khi sinh.

Khô âm đạo, nguyên nhân và cách hạn chế

Khô âm đạo, nguyên nhân và cách hạn chế

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Âm đạo bị khô là khi không bài tiết đủ chất nhờn để có độ trơn ướt mỗi khi quan hệ tình dục. Bệnh không gây nguy hiểm cho phụ nữ nhưng nó lại gây nhiều khó chịu. Hạn chế khô âm đạo bằng cách nào?

Mách chị em cách đơn giản cải thiện ‘chuyện gối chăn’ thời kỳ mãn kinh

Mách chị em cách đơn giản cải thiện ‘chuyện gối chăn’ thời kỳ mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

SKĐS - Bạn có thể đã nghe nói về thời kỳ mãn kinh ảnh hưởng đến ham muốn tình dục của phụ nữ. Nhưng làm thế nào để mãn kinh tác động tới sức khỏe tình dục và cách tốt nhất để bạn cải thiện ham muốn khi bước vào giai đoạn mãn kinh.

Số lượng tinh trùng có quyết định đến khả năng sinh con của cặp đôi?

Số lượng tinh trùng có quyết định đến khả năng sinh con của cặp đôi?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Tinh trùng là tế bào sinh sản của nam giới có trong tinh dịch. Để biết số lượng tinh trùng của mỗi nam giới cần phải xét nghiệm để phân tích tinh dịch kiểm tra các nguyên nhân cơ bản có thể gây vô sinh.

Giữa tháng 4 năm nay, Việt Nam sẽ đón công dân thứ 100 triệu chào đời

Giữa tháng 4 năm nay, Việt Nam sẽ đón công dân thứ 100 triệu chào đời

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Với tốc độ tăng dân số trung bình những năm gần đây, dự báo trung tuần tháng 4 năm may, Việt Nam sẽ đón công dân thứ 100 triệu chào đời.

Top