Ăn hải sản sống: Quá nguy hiểm!
Do sông nước ngày càng ô nhiễm trong vài thập niên gần đây, nhiều chứng bệnh nghiêm trọng thậm chí là tử vong đã xảy ra do con người ăn sống thực phẩm
Hàng trăm năm nay, con người đã ăn sống các loại hải sản như cá, tôm, cua, nghêu, sò, ốc, hến… Những loại hải sản này nếu được ăn sống quả là có hương vị lạ thường, chất dinh dưỡng sẽ được “bảo toàn” hơn so với khi nấu chín. Chả thế mà ít ai “cầm lòng” trước món tôm sú tươi chấm washabi hay một đĩa gỏi cá Hà Ra đầy “khêu gợi”…
Coi chừng “dính” vi rút, ký sinh trùng
Trong cuộc “mưu sinh”, các loại động vật thân mềm buộc phải tiêu hóa một số lượng lớn các loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, các chất hóa học và những chất nhiễm bẩn khác trong môi trường nước, trong đó có các loại vi khuẩn gây bệnh dịch tả và virus gây bệnh viêm gan siêu vi A... Điều đáng lưu ý là những loại vi khuẩn và vi rút này không hề gây hại cho các động vật thân mềm nhưng lại tỏ ra rất nguy hiểm đối với con người.
Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy người ăn cá sống thường xuyên có tần suất rủi ro bị xơ gan trên 50%. Ảnh: Hoàng Triều
Qua nấu nướng, những loại vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng này sẽ bị tiêu diệt. Thế nhưng, nếu các loại hải sản được ăn không qua nấu nướng hoặc nấu chưa chín thì thực khách có thể sẽ bị “dính” nhiều căn bệnh vô cùng nghiêm trọng.
Tôm, cua: “Khách sạn” của giun, sán
Tôm, cua là nơi trú ẩn của vô số các loại giun, sán ký sinh. Điển hình như loại giun có tên Latin là Paragonimus westermani. Cua, tôm là vật chủ trung gian cho loại ký sinh độc hại này. Những người ăn sống chúng sẽ mắc bệnh paragonimiasis (tạm dịch là chứng ho ra máu). Đây là một dạng bệnh nhiệt đới do nhiễm sán paragonimus trong phổi, triệu chứng như viêm phế quản, khó thở, ho ra máu. Hiện có hơn 22 triệu người trên thế giới bị nhiễm loại ký sinh trùng này.
Khi xâm nhập cơ thể, chúng sẽ “tạm trú” ở tá tràng, qua thành ruột rồi vào khoang bụng. Sau đó, chúng sẽ vượt qua thành bụng và cơ hoành để vào phổi. Loại ký sinh trùng này cũng có thể “chuyển địa bàn” đến những cơ quan, bộ phận khác như não và các cơ sợi - nơi chúng có thể “định cư” trên 20 năm. Trên đường xâm nhập cơ thể, loại ký sinh trùng này luôn để lại các “hành tung” như gây tổn thương phổi, viêm ruột… Những dấu hiệu cấp thời cần lưu ý là đau bụng, ho, sốt, nổi mề đay, tăng bạch cầu eosinophilics, tiêu chảy, rối loạn hô hấp, phì đại gan, lách…
Cá sống dễ gây xơ gan
Cá thường rất dễ bị nhiễm sán lá gan. Loại ký sinh trùng này có thể “bài binh bố trận” ở các ống dẫn mật trong gan và túi mật. Một khi sán lá gan xâm nhập cơ thể con người, chúng sẽ gây viêm nhiễm các đường ống dẫn mật dẫn đến hậu quả là gây khó khăn cho việc dẫn mật từ gan về túi mật và ruột. Tiến trình gây viêm ống dẫn mật có thể gây đau, vàng da, sốt… và trong một số trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến xơ gan. Sự nhiễm sán lá gan sẽ làm ngăn cản sự lưu chuyển máu trong gan, làm cho gan mất khả năng sản xuất chất dinh dưỡng, không còn khả năng làm sạch máu và khử độc. Những nghiên cứu lâm sàng cho thấy những người ăn cá sống thường xuyên sẽ có tần suất rủi ro bị xơ gan trên 50%.
Hàu sống: Nơi tử thần tá túc
Hàu còn sống chứa rất nhiều nguyên sinh vật và vi khuẩn. Trong những tháng hè ấm áp, số lượng “nhân khẩu” ký sinh, tá túc trong thịt hàu càng gia tăng gấp bội. Những loại ký sinh trùng “khét tiếng” nhất trong hàu là Vibrio parahaemolyticus, Vibrio vulnificus… Các loại vi khuẩn này sẽ gây nên những triệu chứng như nóng lạnh, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, tổn thương da. Những người bị tiểu đường, ung thư, mắc các bệnh về gan, rối loạn miễn dịch, các bệnh về đường tiêu hóa khi nhiễm những ký sinh trùng trong hàu có thể tử vong chỉ sau 2 giờ. Vì vậy, những người mắc các bệnh nói trên tuyệt đối không ăn hàu sống.
Nhiều người tin rằng vắt chanh vào hàu và các loại hải sản khác (gọi là tái chanh) thì có thể trừ họa nhưng thực ra chanh chỉ làm… mùi vị ngon thêm, chứ không hề có tác dụng diệt khuẩn, diệt ký sinh trùng. Chỉ có nấu chín hải sản mới có thể diệt sán, trừ giun và chúng ta hãy nhớ điều đó!
Dược sĩ Nguyễn Bá Huy Cường
Theo Dân Trí
Phụ cấp ngành y 13 năm không đổi (6): Mong mỏi "hút" nhân tài về tuyến huyện
Y tế - 1 giờ trướcĐề xuất tăng phụ cấp ngành y của Bộ Y tế có ý nghĩa rất lớn đối với y bác sĩ, người lao động ở cơ sở y tế công lập, nhất là ở bệnh viện tuyến huyện, giúp người lao động yên tâm công tác.
Phụ cấp ngành y 13 năm không đổi (5): Thu nhập tương xứng là xung lực thúc đẩy nền y tế phát triển
Y tế - 1 giờ trướcTừ rất lâu, các y bác sĩ, người lao động ngành y tế mong chờ một quyết định thay đổi về phụ cấp trực, phẫu thuật, chống dịch. "Có thực mới vực được đạo', thu nhập tương xứng sẽ tạo động lực cống hiến, toàn tâm toàn ý cho việc cứu người, sáng tạo, phát minh về y học...
Hi hữu: Nam thanh niên 23 tuổi tự tay cắt cụt 'của quý' của mình
Y tế - 4 giờ trướcGĐXH – Sau khi dùng chất kích thích, bệnh nhân bị hoang tưởng ảo giác và tự tay cắt cụt dương vật của mình.
6 lý do uống viên vitamin D không có tác dụng, ngay cả khi dùng hàng ngày?
Sống khỏe - 5 giờ trướcMặc dù nhiều người dùng chất bổ sung vitamin D (uống viên vitamin D), nhưng lại không thấy bất kỳ kết quả nào ngay cả khi dùng hàng ngày. Điều này là do một số yếu tố có thể góp phần làm cho vitamin D không hiệu quả.
Người phụ nữ 37 tuổi ở Quảng Ninh phải cắt tử cung, buồng trứng thừa nhận sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ 37 tuổi này thừa nhận phát hiện mắc u xơ tử cung khoảng 10 năm nay nhưng không đi khám thường xuyên.
Người đàn ông 43 tuổi ở Phú Thọ đi cấp cứu vì uống nhầm thuốc diệt kiến con gái để trong tủ lạnh
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Sau khi nhận ra chai nước vừa uống chính là chai mình pha thuốc diệt kiến trước đó, anh T. nhanh chóng tự gây nôn, sau đó đến viện cấp cứu.
Ăn trứng tốt hay xấu cho tim mạch?
Sống khỏe - 9 giờ trướcTrứng là một trong những thực phẩm phổ biến trong chế độ ăn uống. Trứng giàu protein, chất dinh dưỡng, được coi là một trong những thực phẩm tiện lợi và bổ dưỡng…
5 vitamin thiết yếu cho xương và răng chắc khoẻ
Sống khỏe - 13 giờ trướcXương có thể yếu khi cơ thể già đi. Nếu không được cung cấp đủ dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất, xương có thể nhanh chóng trở nên giòn, dễ gãy, ảnh hưởng đến vận động...
Loại cây được ví ‘nữ hoàng thảo mộc’ dễ tìm ở chợ Việt, dùng pha trà lợi đủ đường, người bệnh tiểu đường nên dùng giúp hạ đường huyết
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Hương nhu là loài dược liệu được sử dụng rộng rãi với nhiều công dụng hữu ích. Hãy cùng tìm hiểu về cây hương nhu và tác dụng của loại thảo dược này qua bài viết dưới đây.
Cách giúp trẻ khắc phục suy dinh dưỡng
Sống khỏe - 1 ngày trướcSuy dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Trẻ suy dinh dưỡng cần chế độ dinh dưỡng và chăm sóc đặc biệt.
Người đàn ông 45 tuổi phát hiện mắc ung thư vòm họng giai đoạn 4 thừa nhận chủ quan với dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Trước đó, người đàn ông mắc ung thư vòm họng thấy giọng mình khàn đặc, kèm theo cảm giác khó chịu trong cổ họng nhưng không đi khám. Anh nghĩ mình bị cảm lạnh nên tự mua thuốc uống...