Hà Nội
23°C / 22-25°C

An ninh hàng hóa SKSS tại VN giai đoạn 2011-2015: Ưu tiên đối tượng dễ tổn thương

Thứ hai, 08:09 29/11/2010 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - “Số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sẽ tiếp tục tăng lên và đạt cực đại vào năm 2020 – 2025.

Vì vậy nhu cầu về KHHGĐ, phương tiện tránh thai (PTTT) trong giai đoạn tới sẽ không ngừng tăng lên, đòi hỏi chúng ta phải chú ý đến an ninh hàng hóa sức khỏe sinh sản (ANHH SKSS)”. TS Dương Quốc Trọng – Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ nhấn mạnh đến vai trò và tầm quan trọng của ANHH SKSS tại Việt Nam trong thời gian tới.

Thách thức gay gắt

Tại Hội thảo về lập kế hoạch và điều phối ANHH SKSS tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 do Tổng cục DS-KHHGĐ phối hợp với Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam tổ chức ngày 24-25/11, các đại biểu đều cho rằng, việc đảm bảo ANHH SKSS trong thời gian tới đang đặt ra những thách thức hết sức gay gắt.
 

Mục tiêu cuối cùng của an ninh hàng hóa SKSS là nhằm đảm bảo sự tiếp cận phổ biến với các dịch vụ SKSS có chất lượng với giá cả hợp lý (trong ảnh: CTV DS đang phát bao cao su miễn phí cho ngư dân tại vùng biển Hoài Nhơn, Bình Định).  Ảnh: Dương Ngọc

Đánh giá về nhu cầu cấp bách về ANHH SKSS, TS Phạm Nguyên Bằng – cán bộ chương trình UNFPA cho hay, Việt Nam đang đứng trước số lượng lớn phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (từ 15 – 49 tuổi). Số lượng này sẽ tiếp tục tăng đến đỉnh điểm khoảng 26 triệu phụ nữ và duy trì mức này đến năm 2025. TS Bằng cho biết thêm, dân số trẻ có hoạt động tình dục sớm hơn nhưng kết hôn muộn hơn và mục tiêu quốc gia nhằm duy trì tỉ lệ nhiễm HIV dưới mức 0,3% dân số (65% ca nhiễm có số tuổi dưới 29) càng đặt Việt Nam đứng trước nhu cầu ngày càng cao về số lượng, chất lượng và chủng loại PTTT, bao gồm cả bao cao su (BCS).

Với những nhu cầu lớn và cấp bách đó, Việt Nam đang đứng trước khó khăn bởi từ năm 2010, thu nhập bình quân đầu người (GDP) của Việt Nam đạt 1.200 USD, thoát ra khỏi các nước có thu nhập thấp. Do vậy, sự tài trợ của các nước, các tổ chức quốc tế ngày càng giảm, đặc biệt trong lĩnh vực SKSS/KHHGĐ. TS Dương Quốc Trọng bày tỏ sự lo lắng: “Nguồn lực cho lĩnh vực này giảm đi, nhu cầu trong giai đoạn tới tăng lên, vì vậy chúng ta đảm bảo ANHH SKSS như thế nào là một thách thức, sức ép lớn đối với chương trình DS/SKSS trong giai đoạn tới”.
 
Bao cao su với tác động “kép” vừa tránh thai, vừa ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS hiện đang đứng trước khó khăn trong thời gian tới. Ông Chu Quốc  Ân – Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết, sau năm 2009, sẽ có sự thiếu hụt lớn về nguồn cung cấp BCS cho chương trình phòng chống HIV/AIDS (tính cho can thiệp nhóm nữ bán dâm). Theo đó, năm 2010 thiếu hụt khoảng 168 triệu BCS, năm 2011 thiếu 188 triệu BCS... Trong khi đó, từ 2011 – 2014 chỉ có nguồn hỗ trợ BCS duy nhất của Chương trình PEPFAR cho công tác phòng chống HIV/AIDS 40 triệu BCS phát miễn phí và 22 triệu BCS tiếp thị xã hội (TTXH).

“Trong thời gian tới, khi xây dựng Chiến lược DS/SKSS, chúng tôi đặt trọng tâm vào công tác nâng cao chất lượng dân số, song vẫn không thể coi nhẹ công tác KHHGĐ. Việc đảm bảo ANHH SKSS sẽ là một thách thức, sức ép lớn đối với chương trình DS/SKSS trong giai đoạn tới” - TS Dương Quốc Trọng nhấn mạnh.

Đa dạng hóa nguồn cung ứng
 

Tổng nhu cầu BCS phục vụ nhu cầu KHHGĐ giai đoạn 2011 – 2020 cần khoảng 2.147 triệu BCS, trong đó có 256 triệu BCS cấp miễn phí, 140 triệu BCS TTXH và khoảng 1.751 triệu BCS được cung cấp từ thị trường. Trong đó, ngân sách nhà nước bao gồm viện trợ ODA chi trả cho nhu cầu BCS tránh thai bao gồm cấp miễn phí và TTXH chỉ chiếm 18,5% (khoảng 238 tỉ đồng), phần còn lại do thị trường cung cấp.

Trước những thách thức và sức ép của việc đảm bảo nhu cầu về PTTT trong công tác DS-KHHGĐ, bên cạnh việc xây dựng kế hoạch ANHH SKSS trong giai đoạn 2011 – 2015, Tổng cục DS-KHHGĐ đã có dự báo dân số và nhu cầu PTTT giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn 2030.
 
Trong phần dự báo này, PGS.TS Trần Văn Chiến - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ cho biết: Số người đang sử dụng các biện pháp tránh thai (BPTT) sẽ thay đổi theo cơ cấu sử dụng. Số người sử dụng dụng cụ tử cung sẽ giảm, số người sử dụng BCS và thuốc viên tránh thai tăng mạnh. “Giai đoạn sau 2020, dự kiến xóa bỏ TTXH BCS chỉ cấp miễn phí cho hộ nghèo, khu vực khó khăn, phần còn lại do thị trường tự do cung cấp” – PGS Trần Văn Chiến nói.
 
Tuy nhiên, để tiến tới lộ trình như trên, hiện nay chúng ta đang phải làm sao để đảm bảo các PTTT được cung ứng đủ tới người dân. Ông Bruce Campbell – Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam nhấn mạnh: “Chúng ta cần lưu ý rằng, mục tiêu cuối cùng của ANHH SKSS là nhằm đảm bảo sự tiếp cận phổ biến với các dịch vụ SKSS có chất lượng với giá cả hợp lý, luôn đặt ưu tiên vào các đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong xã hội”.
 
Trong bối cảnh không còn viện trợ quốc tế về PTTT, ngân sách nhà nước có hạn chỉ có thể lo được cho người nghèo, để nâng cao sự công bằng và tính bền vững trong công tác DS-KHHGĐ rất cần sự tham gia của người dân. Từng bước, việc TTXH các PTTT (nhà nước trợ giá) thời gian qua đã giúp người dân hiểu và có nhu cầu sử dụng BPTT nói chung và BCS nói riêng như là một trong những PTTT tiện dụng và phổ biến.
 
Ông Huỳnh Cao Hải – Phó Giám đốc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Đồng Nai nhấn mạnh: “Ta đã tạo được thói quen cho người dân chấp nhận sử dụng các PTTT. Đây là một điều rất khó nhưng ta đã làm được. Kể cả khi không còn phân phối miễn phí các BPTT nhưng người dân sẽ vẫn chấp nhận mua ngoài để thực hiện KHHGĐ”.
Theo TS Dương Quốc Trọng, Tổng cục DS-KHHGĐ đã phối hợp với UNFPA đưa ra những vấn đề ưu tiên đặc biệt là ANHH SKSS; Vấn đề chi trả, miễn phí, TTXH về PTTT đã được hội thảo bàn một cách thấu đáo; sự tham gia của hệ thống y tế tư nhân vào công tác chăm sóc SKSS sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ. Ông cho hay: “Những kết quả của hội thảo này sẽ được đặt lên bàn những người hoạch định chính sách một bức tranh tổng thể về an ninh, lập kế hoạch điều phối SKSS trong thời gian tới”.
 
Về phía UNFPA, ông Bruce đánh giá cao vai trò của Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế trong việc kết nối với các cơ quan liên quan về vấn đề ANHH SKSS tại Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2015. “Sự cố gắng này sẽ cần một sự cam kết chính trị mạnh mẽ trong suốt 5 năm tới. Dưới sự lãnh đạo của Bộ Y tế, tôi chắc chắn rằng sự cam kết này sẽ được duy trì để đạt tới ANHH SKSS trong những năm tới”- ông Bruce Campbell khẳng định.
 

“Theo thống kê toàn cầu của UNFPA, cứ thiếu 1 triệu USD đầu tư cho các PTTT sẽ dẫn đến 360.000 ca mang thai ngoài ý muốn, 150.000 ca nạo phá thai, 800 ca chết mẹ, 11.000 ca chết sơ sinh và 14.000 ca chết trẻ dưới 5 tuổi. Vì vậy, các tổ chức Liên Hợp Quốc đang cố gắng hỗ trợ các quốc gia đưa ra các chiến lược hành động cần thiết để đảm bảo tính sẵn có của các dịch vụ SKSS và lựa chọn các sản phẩm SKSS, đặc biệt các PTTT và BCS”.

Ông Bruce CampbellTrưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam
Hà Thư
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nhóm phụ nữ nào dễ mắc ung thư buồng trứng?

Nhóm phụ nữ nào dễ mắc ung thư buồng trứng?

Dân số và phát triển - 13 phút trước

Dấu hiệu ung thư buồng trứng thường không rõ ràng, mơ hồ nên nhiều trường hợp chẩn đoán muộn. Hiểu rõ các đối tượng nguy cơ cao giúp nâng cao nhận thức và phòng ngừa sớm.

6 món ăn ngon bổ sung collagen tốt cho da và khớp

6 món ăn ngon bổ sung collagen tốt cho da và khớp

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Collagen là yếu tố quan trọng giúp da săn chắc, đàn hồi và khớp linh hoạt. Bổ sung collagen qua thực phẩm là cách hiệu quả để hỗ trợ sức khỏe da và khớp từ bên trong.

Người phụ nữ 56 tuổi nhập viện vì u buồng trứng xoắn khủng, chị em cảnh giác khi có dấu hiệu này

Người phụ nữ 56 tuổi nhập viện vì u buồng trứng xoắn khủng, chị em cảnh giác khi có dấu hiệu này

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Đau bụng nhiều vùng hạ vị kèm theo nôn ói, người phụ nữ đi khám phát hiện khối u buồng trứng xoắn kích thước khủng.

Vì sao hạt bí ngô tốt cho nam giới?

Vì sao hạt bí ngô tốt cho nam giới?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Hạt bí ngô giàu chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất rất tốt cho tim mạch và hệ miễn dịch, đồng thời giảm viêm. Lợi ích của hạt bí ngô với nam giới có thể giúp giảm nguy cơ ung thư, cải thiện sức khỏe tuyến tiền liệt, sức mạnh tinh trùng.

4 biện pháp lối sống giúp giảm triệu chứng tiền mãn kinh

4 biện pháp lối sống giúp giảm triệu chứng tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Khi bước vào tuổi 40, cơ thể phụ nữ trải qua những biến đổi đáng kể ở thời kỳ chuyển tiếp trước khi mãn kinh. Giai đoạn tiền mãn kinh mang đến nhiều thách thức như thay đổi tâm trạng, tăng cân, kinh nguyệt không đều và giảm khối lượng cơ.

Các chất dinh dưỡng cha mẹ cần bổ sung cho con khi dậy thì

Các chất dinh dưỡng cha mẹ cần bổ sung cho con khi dậy thì

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Chăm sóc dinh dưỡng đúng cách trong tuổi dậy thì không chỉ giúp trẻ phát triển tối ưu về thể chất mà còn đặt nền móng cho sức khỏe tâm lý và tinh thần. Do đó, việc định hướng thói quen ăn uống khoa học, lựa chọn thực phẩm lành mạnh là vô cùng quan trọng.

Phường Hà Đông (Hà Nội) đẩy mạnh công tác truyền thông hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7

Phường Hà Đông (Hà Nội) đẩy mạnh công tác truyền thông hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Sáng nay (11/7), Trạm Y tế phường Hà Đông đã tổ chức truyền thông lưu động hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7.

Thanh Hóa: Nâng tầm chất lượng dân số vì một tương lai bền vững

Thanh Hóa: Nâng tầm chất lượng dân số vì một tương lai bền vững

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Thanh Hóa đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số toàn diện, từ chăm sóc sức khỏe, truyền thông, đến hoàn thiện pháp luật, góp phần kiến tạo tương lai bền vững.

Hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025 với chủ đề: 'Quyền tự quyết sinh sản trong bối cảnh toàn cầu thay đổi'

Hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025 với chủ đề: 'Quyền tự quyết sinh sản trong bối cảnh toàn cầu thay đổi'

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Ngày Dân số Thế giới (11/7) là sáng kiến của Liên Hợp quốc, được tổ chức hằng năm vào ngày 11/7, nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về các vấn đề liên quan đến Dân số như tăng trưởng dân số, sức khỏe sinh sản, bình đẳng giới và phát triển bền vững.

Trao quyền tự quyết về sinh sản cho các cặp vợ chồng hướng đến sự phát triển bền vững của đất nước

Trao quyền tự quyết về sinh sản cho các cặp vợ chồng hướng đến sự phát triển bền vững của đất nước

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH – Các chuyên gia nhận định, không thể có phát triển bền vững nếu thiếu đi quyền tự quyết về sinh sản. Khi đảm bảo quyền được lựa chọn của mỗi người, chúng ta đang trao quyền cho các gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới và mở ra tiềm năng của thay đổi dân số.

Top